Theo bác sĩ chuyên khoa Ung bướu, các quảng cáo “ tinh dầu dừa, tinh bột nghệ giúp t.iêu d.iệt 90% tế bào ung thư” đều thổi phồng, vô căn cứ.
Dùng quá nhiều tinh bột nghệ còn có thể gây ngộ độc
Theo chia sẻ của BS. Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, BV Quận Thủ Đức, hiện nay, trên các phương tiện truyền thông nhất là mạng xã hội, có rất nhiều thông tin về các thực phẩm “kỳ diệu” như dầu dừa t.iêu d.iệt 90% tế bào ung thư, hoặc một loại rau có tác dụng diệt ung thư gấp 1.000 lần thuốc đặc trị… và thường bên dưới mỗi bài viết là giới thiệu công ty bán sản phẩm đó. Điều nguy hiểm các bài viết như vậy thường kèm theo “ý kiến chuyên gia” hoặc dẫn nguồn mập mờ khiến người đọc nếu không phải là nhân viên y tế dễ bị cuốn theo.
Thực tế có một số hoạt chất điều trị ung thư được bào chế từ thực vật như paclitaxel từ cây thông đỏ, tuy nhiên quá trình bào chế rất công phu, cần nhiều nguyên liệu và các chất phụ trợ đặc biệt mới trở thành thuốc, chứ không đơn thuần uống cây thông đỏ mà hết ung thư được.
Theo BS. Vũ, có 3 loại thực phẩm được quảng cáo thổi phồng, không có bằng chứng khoa học, dễ gây nhầm lẫn cho người dùng, đặc biệt là với người bệnh. Cụ thể:
Tảo biển: Thực tế đã có những nhãn hàng đã khoa trương quá mức công dụng của loại thực phẩm chức năng này, cho rằng nó có thể điều trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, ung thư cho tới HIV (?)…Tuy nhiên theo Viện sức khỏe Mỹ, hoàn toàn không có cơ sở khoa học cho các công dụng trên.
Trong tảo biển chứa một số chất như mange, calci, sắt và một số aminoacid… do đó nó chỉ có tác dụng bổ sung các loại chất này cũng giống như nhiều loại thực phẩm khác, do đó bạn cần là chế độ ăn điều độ, đủ chất hơn là quá dựa dẫm trên sản phẩm này. Mặt khác trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, trong đó nhiều loại được cung cấp bởi các công ty bán hàng đa cấp với giá không hề rẻ và chất lượng bỏ ngỏ.
Tinh bột nghệ (curcumin): Loại này được quảng cáo từ sử dụng để làm đẹp cho đến điều trị viêm gan, ung thư… Tuy nhiên cũng giống như tảo biển đây chỉ là thông tin quảng cáo đơn thuần mà không có nghiên cứu chắc chắn, chỉ có vài nghiên cứu tác dụng của tinh chất nghệ trên động vật thí nghiệm và kết quả không khả quan.
Thậm chí gần đây trên Tạp chí Ung thư quốc tế, có bác sĩ đã nêu quan ngại khi dùng quá nhiều tinh bột nghệ sẽ gây thiếu m.áu, gây rối loại hấp thu các thuốc khác và ngộ độc.
Tinh dầu dừa: chứa acid lauric cùng một số chất béo bão hòa, được cho là điều trị được viêm khớp, tiểu đường cho đến ung thư. Một lần nữa đây chỉ là quảng cáo khoa trương không khoa học.
Mặt khác các chất béo bão hòa trong dầu dừa nếu dùng nhiều có thể làm tăng cholesterol m.áu, ảnh hưởng xấu đến bệnh tim.
BS. Vũ cho hay, để cơ thể khỏe mạnh bạn cần chế độ ăn và vận động hài hòa, đầy đủ, hơn là trông đợi vào một loại thực phẩm kỳ diệu nào đó. Tuân thủ chế độ điều trị, trao đổi với bác sĩ là cách tốt nhất để trị bệnh.
Theo baogiaothong
Bác sĩ ung bướu chỉ rõ sự thật về các thực phẩm được tung hô là ‘kỳ diệu’
3 loại thực phẩm rất thường bị nhầm lẫn là có công dụng “kỳ diệu” hiện nay gồm: Tảo biển, tinh bột nghệ và tinh dầu dừa.
Hiện nay, trên phương tiện truyền thông nhất là mạng xã hội, có rất nhiều thông tin về các thực phẩm “kỳ diệu” như dầu dừa t.iêu d.iệt 90% tế bào ung thư, hoặc một loại rau có tác dụng diệt ung thư gấp 1.000 lần thuốc đặc trị… Thường bên dưới mỗi bài viết là giới thiệu công ty bán sản phẩm đó. Điều nguy hiểm các bài viết như vậy thường kèm theo “ý kiến chuyên gia” hoặc dẫn nguồn mập mờ khiến người đọc nếu không phải là nhân viên y tế dễ bị cuốn theo.
Vấn đề không chỉ ở Việt Nam, mà ngay tại Châu Âu hoặc Mỹ, những bài viết dạng này rất nhiều và làm người đọc bối rối. Thậm chí ở trên báo, chẳng hạn như sử dụng cà phê và sô cô la, có báo viết là tốt cho sức khỏe, nhưng có báo lại cho rằng nguy hiểm và không nên dùng.
Chăm sóc bệnh nhân tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện quận Thủ Đức, TP HCM
Thực tế có một số hoạt chất điều trị ung thư được bào chế từ thực vật như paclitaxel từ cây thông đỏ, tuy nhiên quá trình bào chế rất công phu, cần nhiều nguyên liệu và các chất phụ trợ đặc biệt mới trở thành thuốc, chứ không phải uống cây thông đỏ mà hết ung thư được.
3 loại thực phẩm rất thường hay bị nhầm lẫn là có công dụng “kỳ diệu” hiện nay gồm: Tảo biển, tinh bột nghệ và tinh dầu dừa.
Tảo biển: một số nhãn hàng đã khoa trương quá mức công dụng của loại thực phẩm chức năng này, cho rằng nó có thể điều trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, ung thư cho tới HIV (?)… Tuy nhiên theo Viện Sức khỏe Mỹ, hoàn toàn không có cơ sở khoa học cho các công dụng trên. Trong tảo biển chứa một số chất như mange, calci, sắt và một số aminoacid… Do đó nó chỉ có tác dụng bổ sung các loại chất này cũng giống như nhiều loại thực phẩm khác. Bạn cần chế độ ăn điều độ, đủ chất hơn là quá dựa dẫm trên sản phẩm này.
Mặt khác trên thị trường có rất loại sản phẩm khác nhau, trong đó nhiều loại được cung cấp bởi các công ty bán hàng đa cấp với giá không hề rẻ và chất lượng bỏ ngỏ.
Tinh bột nghệ (curcumin): được quảng cáo từ sử dụng để làm đẹp cho đến điều trị viêm gan, ung thư… Tuy nhiên cũng giống như tảo biển, đây chỉ là thông tin quảng cáo đơn thuần mà không có nghiên cứu chắc chắn, chỉ có vài nghiên cứu tác dụng của tinh chất nghệ trên động vật thí nghiệm và kết quả không khả quan. Thậm chí gần đây trên Tạp chí Ung thư quốc tế, có bác sĩ đã nêu quan ngại khi dùng quá nhiều tinh bột nghệ sẽ gây thiếu m.áu, gây rối loại hấp thu các thuốc khác và ngộ độc.
Tinh dầu dừa: chứa acid lauric cùng một số chất béo bão hòa, được cho là điều trị được viêm khớp, tiểu đường cho đến ung thư. Một lần nữa đây chỉ là quảng cáo khoa trương không khoa học. Mặt khác các chất béo bão hòa trong dầu dừa nếu dùng nhiều có thể làm tăng cholesterol m.áu, ảnh hưởng xấu đến bệnh tim.
Trên đây chỉ là 3 trong số rất nhiều thông tin trên mạng hiện nay. Các thông tin dạng này đều không có cơ sở khoa học, chủ yếu do người viết và các công ty thổi phồng quá mức.
Tóm lại, để cơ thể khỏe mạnh bạn cần chế độ ăn và vận động hài hòa, đầy đủ, hơn là trông đợi vào một loại thực phẩm kỳ diệu nào đó. Tuân thủ chế độ điều trị, trao đổi với bác sĩ là cách tốt nhất để trị bệnh.
Ngoài ra, trong khi khám bệnh hàng ngày, bác sĩ thường được bệnh nhân hỏi về kiêng thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu…), tuy nhiên trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam chủ yếu dùng thịt trắng (thịt heo, gà, cá ….) kèm nhiều rau xanh nên việc hạn chế thịt đỏ cũng không cần thiết lắm.
BS Nguyễn Triệu Vũ – tác giả bài viết, là Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện quận Thủ Đức, TP HCM. Ông cũng là thành viên Hội Ung bướu Nội khoa Châu Âu, thành viên Hội Phẫu thuật Ung bướu Mỹ.
BS Nguyễn Triệu Vũ
Theo giadinh.net