Tỏi đen có thể coi là một trong những ‘thần dược’ cho sức khỏe. Thế nhưng không phải ai cũng có thể ăn được tỏi đen và nếu ăn không đúng cách, có thể khiến loại thực phẩm này trở thành… ‘thuốc độc’.
Ảnh minh họa: Internet
Một số lợi ích sức khỏe nổi bật của tỏi đen
Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Tỏi đen là một đồng minh tuyệt vời của tim và hệ tuần hoàn vì là chất chống oxy hóa và cân bằng huyết áp nhờ chứa chất allicin. Các bài thuốc từ tỏi đen có tác dụng làm loãng m.áu, làm giảm tập hợp tiểu cầu, giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ và duy trì huyết áp khỏe mạnh.
Tác dụng lợi tiểu tự nhiên: Các bài thuốc từ tỏi đen cung cấp một lượng kali tốt. Đó là lý do tại sao tỏi này rất tốt cho những người bị bí tiểu, edemas hoặc vấn đề về thận.
Làm tăng collagen cho da: Những người có vấn đề về da, từ viêm da đến mụn, bao gồm bệnh vẩy nến và rosacea, cũng như một số vấn đề khớp thì nên ăn tỏi sống.
Tỏi đen cung cấp các hợp chất lưu huỳnh, tạo thuận lợi cho việc hình thành collagen. Ngoài ra, tỏi này cũng được khuyên dùng cho những người bị viêm khớp và đau cơ bắp.
Tỏi đen là một đồng minh tuyệt vời của tim và hệ tuần hoàn vì là chất chống oxy hóa và cân bằng huyết áp nhờ chứa chất allicin. Các bài thuốc từ tỏi đen có tác dụng làm loãng m.áu, làm giảm tập hợp tiểu cầu, giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ và duy trì huyết áp khỏe mạnh. Ảnh minh họa: Internet
Tăng cường hệ miễn dịch: Nếu bạn bị ốm vì hệ thống miễn dịch của bạn không khỏe mạnh thì bạn nên ăn tỏi đen. Đó là một bài thuốc từ tỏi đen giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn, giúp chống lại virus và vi khuẩn.
Cải thiện sức khỏe cơ bắp: Tỏi đen được khuyên dùng cho các vận động viên hoặc những người muốn cải thiện sức khỏe cơ bắp. Ngoài ra, tỏi đen cũng tốt cho việc chống lại mệt mỏi mãn tính hoặc kiệt sức do làm việc quá mức hoặc thiếu ngủ thường xuyên.
Ngăn ngừa lão hóa sớm: Tỏi đen là thực phẩm tốt có khả năng giúp bạn ngăn ngừa lão hóa sớm của tế bào. Thêm vào đó, tỏi đen giúp loại bỏ các gốc tự do mà nếu các gốc tự do này vượt quá thì có thể gây ra nhiều bệnh tật.
Điều trị các vấn đề hô hấp: Tỏi đen rất tốt để giảm các triệu chứng hen và dị ứng. Ngoài ra, tỏi đen giúp làm chữa cảm lạnh, viêm họng, viêm thanh quản và các vấn đề hô hấp thông thường khác.
Tác dụng giảm căng thẳng: Bài thuốc từ tỏi đen là một phương thuốc thiên nhiên giúp bạn giảm căng thẳng quá mức. Tỏi đen giúp trấn an sự lo lắng, chữa mất ngủ và giảm kích thích và tâm trạng ưu lo.
Ngoài các lợi ích nổi bật trên, tỏi đen còn có nhiều tác dụng khác cho sức khỏe như chống lại táo bón, làm giảm cholesterol và có tính chất chống ung thư do hàm lượng cysteine.
Phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt, nóng sốt,…thì không nên dùng nhiều tỏi. Ảnh minh họa: Internet
Tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng vẫn có một số trường hợp không nên dùng tỏi đen như:
Phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt, nóng sốt,…thì không nên dùng nhiều tỏi.
Người dị ứng với tỏi nếu cố tình sử dụng có thể gây ngứa ngáy, thậm chí tăng huyết áp.
Người dùng thuốc chống đông m.áu không nên sử dụng nhiều.
Người mắc bệnh tiêu chảy.
Người bị huyết áp thấp.
Người mắc bệnh về mắt: Một số người, hay với cả những người phụ nữ sau khi đẻ, có nhiều chứng bệnh về mắt, tai, ù tai, chóng mặt, và việc sử dụng tỏi đen trong trường hợp này sẽ gây cho thị lực và tổn thương mắt nặng hơn.
Người mắc bệnh về thận: Tỏi đen vẫn còn những vị hăng cay, chính vì thế mà điều trị về bệnh về thận không nên ăn, do sẽ gây những phản ứng với thuốc điều trị tạo ra những tác dụng không mong muốn.
Người bị bệnh về gan.
Người bị bệnh đau dạ dày không nên sử dụng.
Người dùng rượu ngâm tỏi đen, thuốc tỏi,… dài ngày cũng cần thận trọng, tránh những tác động xấu cho sức khoẻ.
Tỏi đen được khuyên dùng cho các vận động viên hoặc những người muốn cải thiện sức khỏe cơ bắp. Ngoài ra, tỏi đen cũng tốt cho việc chống lại mệt mỏi mãn tính hoặc kiệt sức do làm việc quá mức hoặc thiếu ngủ thường xuyên. Ảnh minh họa: Internet
Ăn tỏi đen như nào cho đúng?
Theo các bác sĩ, mỗi ngày có thể ăn một đến ba củ tỏi đen cô đơn, tương đương 3 – 5 gram; khi ăn nên nhai kỹ để các thành phần phát huy công dụng; không nên dùng quá liều lượng vì có thể gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ.
Ăn trực tiếp: Ăn trực từ hai đến ba tỏi đen mỗi ngày, người già thì nên sử dụng từ 1 đến 2 củ tỏi để tỏi phát huy được tối đa khả năng , công dụng của tỏi. Khi sử dụng tỏi đen, nên ăn riêng, sẽ tốt hơn rất nhiều khi ăn chúng với gia vị, bởi có thể phản ứng với gia vị , tạo ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Tỏi đen ngâm rượu: Tốt nhất là nếp nguyên chất không có cồn, uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml.
Ngâm với mật ong: Tỏi đen khi kết hợp được với mật ong, tác dụng rất mạnh trong các điều trị chứng bệnh, đặc biệt là ở t.rẻ e.m có những bệnh khi được thay đổi bởi thời tiết.
Ép lấy nước.
Nấu ăn.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo T.iền phong
7 loại thực phẩm gây lão hóa sớm
Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể thúc đẩy quá trình lão hóa, gây ảnh hưởng xấu đến làn da và sức khỏe.
Đồ ngọt:Lượng đường quá mức khi đi vào cơ thể sẽ làm giảm lượng collagen, khiến độ đàn hồi của da trở nên kém hơn, xuất hiện nếp nhăn và tàn nhang.
Các loại rượu: Gan khi cố gắng xử lý độc tố trong rượu sẽ tạo ra nhiều gốc tự do hơn lượng chất chống oxy hóa của cơ thể, gây ra stress oxy hóa, dẫn đến lão hóa.
Thực phẩm quá mặn: Ăn nhiều muối, cơ thể sẽ có nhiều ion natri, khiến da mặt dễ bị mất nước và lão hóa, tăng nếp nhăn, thậm chí xuất hiện tàn nhang và hiện tượng sạm da mặt.
Thực phẩm nhiều dầu: Ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ rất dễ khiến da mọc mụn, gây béo phì, rụng tóc…
Các loại thịt chế biến sẵn: thường chứa hàm lượng muối cao hơn, do đó khi ăn quá nhiều loại thực phẩm này sẽ làm tăng tốc độ lão hóa của cơ thể.
Hút t.huốc l.á: Nicotine trong t.huốc l.á làm phá hủy collagen của da và ngăn cản các mạch m.áu vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào da làm da bị lão hóa, đàn hồi kém.
Axit béo trans fat: có thể gây ra các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường và gián tiếp khiến da trở nên xỉn màu. Trans fat có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như bánh cracker, cookies, bánh ngọt, bánh nướng, pizza…/.
CTV Vũ Gia/VOV.VN (biên dịch)
Theo Heathline