Tỏi là dược thảo có tác dụng toàn diện đối với sức khỏe con người. Tỏi như loại thuốc kháng sinh, thuốc chống virus, chất bồi bổ hệ thống miễn dịch, chất chống ung thư…
Ảnh minh họa.
Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, những người trưởng thành thường xuyên ă n tỏi sống trong khẩu phần ăn uống hàng ngày có thể giảm được 44% nguy cơ mắc bệnh.
Ngay cả trong trường hợp nhà nghiên cứu cho phép những người tham gia hút thuốc (hút thuốc nguyên nhân chính gây bệnh ung thư phổi) thì họ vẫn phát hiện ra rằng tỏi có thể giúp cơ thể giảm 30% nguy cơ mắc bệnh.
Những người có mức độ ăn tỏi ít nhất 2 lần/tuần sẽ giảm được đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, ngay cả khi trong trường hợp họ tiếp xúc với hơi dầu ăn ở nhiệt độ cao (một nguyên nhân khác dẫn tới ung thư phổi) và sử dụng t.huốc l.á.
Trong giai đoạn đầu tiên, hoạt động của oxy trong cơ thể qua quá trình oxy hóa chuyển thức ăn thành năng lượng sản sinh ra các gốc tự do gây thương tổn tế bào khiến nó phát triển bất thường. Ăn tỏi hàng ngày có thể vô hiệu hóa gốc tự do. Chất chống oxy hóa trong tỏi có khả năng tấn công khối u trước khi nó nhen nhóm. Bổ sung các vitamin C, E, beta-caroten cũng có tác dụng nhưng không mạnh bằng tỏi bởi tỏi hiệu quả gấp 10 lần.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát bệnh, những tế bào ung thư phát triển nhanh nếu các hệ thống miễn dịch ban đầu bị phá vỡ. Tỏi ngăn không cho các tế bào ung thư phát triển. Một chất khoáng rất cần cho cơ thể lúc này là selen – có rất nhiều trong tỏi. Selen là một chất chống oxy hóa rất mạnh nên có thể giúp cơ thể chống lại ung thư.
Các chuyên gia y tế khuyên mọi người nên sử dụng tỏi thường xuyên, nhất là những người hút thuốc và có t.iền sử gia đình về bệnh để ngăn chặn ung thư phổi trong tương lai.
Không chỉ ăn tỏi, gần đây tỏi mọc mầm cũng được đồn thổi chữa ung thư. Mạng xã hội lan tuyền tác dụng tuyệt vời của tỏi mọc mầm.
Theo chia sẻ, “ tỏi mọc mầm chứa rất nhiều các hoạt chất giúp ức chế các tế bào gốc tự do gây ung thư giúp phòng chống ung thư rất tốt. Theo các nhà nghiên cứu khoa học, hợp chất phytoalexin có lợi cho sức khỏe con người tăng rất mạnh khi tỏi bắt đầu này mầm. Khi ăn tỏi nảy mầm, hợp chất này sẽ giúp hỗ trợ sức đề kháng, tăng khả năng ức chế các loại vi rút, vi khuẩn và các tế bào gốc tự do có hại cho cơ thể. Chính vì vậy, nếu bạn đang có ý định vứt bỏ những tép tỏi cũ đã mọc mầm để thay bằng những tép tỏi tươi mới hơn thì hãy suy nghĩ lại nhé, bởi rất có thể chúng sẽ cứu sống bạn đấy”.
Tuy nhiên, lương y Vũ Quốc Trung cho rằng tỏi mọc mầm cũng không có tác dụng chữa ung thư mà chỉ hỗ trợ được phần nào giống như các loại củ tỏi khác nó đều chứa chất phòng ung thư. Vì thế, lương y Trung khuyến cáo không nên chạy theo công dụng tỏi mọc mầm mà bỏ toi ta.
Không chỉ phòng ung thư, theo lương y Vũ Quốc Trung, tỏi còn có tác dụng rất tốt trong phòng bệnh khác đặc biệt là bệnh viêm mũi họng. Tỏi là một thực phẩm làm gia vị rất bình thường nhưng nó lại là một vị thuốc quý nếu biết sử dụng.
Trong Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, vào 2 kinh Can, Vị. Người ta có thể sử dụng tỏi kết hợp với một số vị thuốc để hỗ trợ điều trị ung thư như: Tỏi kết hợp với Bạch hoa xà thiệt thảo, hồ lô chữa ung thu dạ dày. Hoặc cũng có thể dùng tỏi giã nát ngâm với rượu uống nửa đến một chén vào mỗi buổi sáng để phòng chống ung thư, giảm mỡ m.áu, hạ huyết áp. Với tỏi mọc mầm, người ta ngâm trong rượu, trong giấm hoặc xay, giã, ăn sống trực tiếp…
Mách bạn một số cách sử dụng tỏi khác trong dân gian:
– Tỏi (100g) thái nhỏ, sắc với 300ml nước, lấy 1/3 uống chữa tiêu chảy.
– Tỏi (6-7 củ) nửa để sống, nửa nướng chín, ăn cho hết chữa sốt rét do khí độc rừng núi.
– Tỏi giã nát trộn với dầu vừng bôi chữa đau sưng, mụn lở.
– Nước tỏi 5% dùng nhỏ mũi để phòng chống cúm; thụt h.ậu m.ôn hằng ngày vừa trị giun kim, vừa chữa kiết lỵ, viêm đại tràng.
Theo infonet
Những loại củ mọc mầm tuyệt đối không nên ăn
Với giá thành rẻ, chứa nhiều chất dinh dưỡng, lành tính, từ lâu đỗ lạc, khoai đã trở thành món ăn quen thuộc trong bữa ăn của người Việt.
Ảnh minh họa.
Các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn những hạt lạc đã mọc nấm mốc hoặc nảy mầm bởi khi đó trên hạt lạc có rất nhiều vi khuẩn gây độc hại. Theo nghiên cứu cho biết, tính đến thời điểm hiện tại các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều độc tố phát sinh từ hạt lạc đã nảy mầm trong đó phải kể đến nhiều nhất đó là hoàng khúc – đây là sản phẩm của một loại nấm mốc.
Loại nấm mốc này thường phát triển thuận lợi ở điều kiện ẩm thấp (khoảng 85%) và duy trì ở nhiệt độ khoảng từ 30-38 độ C. Nếu động vật hay con người ăn phải những hạt này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, hệ tiêu hóa hoặc nguy hiểm hơn có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Một thống kê tại Anh cho biết vào năm 1960 tại miền đông nước này đã có khoảng 10 vạn con gà c.hết cho ăn phải những hạt lạc mọc mầm và nấm mốc. Sau một thời gian các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên khỉ và cho kết luận rằng rất nhiều khỉ đã được chẩn đoán ung thư gan.
Các nhà khoa học khuyến cáo việc ăn những hạt lạc mọc mần hay nấm mốc hàm lượng chất dinh dưỡng giảm đi rất nhiều và thay vào đó là hàm lượng độc tố tăng cao. Chính vì vậy để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình cũng như tránh được nguy cơ mắc bệnh mọi người nên lựa chọn những loại đậu phộng tươi, hạt mảy, tránh ăn những hạt lạc nép, lạc mốc, lạc đã nảy mầm.
Bên cạnh ăn lạc nảy mầm thì một số loại củ – quả nảy mầm khác nếu chúng ta ăn phải cũng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư hay ngộ độc như:
– Khoai tây đã mọc mầm. Đối với những củ khoai tây đã mọc mầm chứa hàm lượng glycoalkaloid rất lớn. Nếu chúng ta ăn phải những củ khoai tây mọc mầm hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng bởi những chất độc hại có trong mầm khoai sẽ tấn công hệ thần kinh bằng việc tham gia vào điều tiết acetylcholine – một chất hóa học có khả năng kiểm soát các xung thần kinh. Các bác sỹ khuyến cáo không nên ăn những củ khoai tây đã mọc mầm hay những củ khoai tây có màu xanh sậm để đảm bảo sức khỏe.
– Khoai lang mọc mầm. Tương tự như khoai tây, các nhà khoa học cũng khuyến cáo để đảm bảo an toàn mọi người cũng không nên ăn những củ khoai lang đã mọc mầm bởi nguy cơ mắc các bệnh như UT gan hay ung thư dạ dày khi ăn loại củ mọc mầm này là rất lớn.
– Hành, tỏi, gừng, nghệ… đã mọc mầm. Đây là những gia vị không thể thiếu trong nhà bếp của chúng ta. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết tuyệt đối không được ăn những loại gia vị này khi chúng đã mọc mầm hoặc có dấu hiệu héo hay hư hỏng.
Theo infonet