Tổng hợp các thói quen gây nguy cơ đau dạ dày có thể bạn chưa biết

Đau dạ dày khá phổ biến nếu không điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu những thói quen gây đau dạ dày giúp bạn chủ động phòng tránh bệnh và ngừa tái phát.

Tổng hợp các thói quen gây đau dạ dày có thể bạn chưa biết

Thói quen sinh hoạt

Hút t.huốc l.á

T.huốc l.á không những gây hại cho hệ hô hấp mà còn làm hại đến dạ dày. Người hút t.huốc l.á thường xuyên dễ mắc bệnh viêm dạ dày. Nicotin có trong t.huốc l.á sẽ làm hại niêm mạc dạ dày do kích thích co thắt mạch m.áu, làm giảm sự cung cấp m.áu cho niêm mạc dạ dày, ức chế sự tổng hợp prostaglandin có vai trò bảo vệ, phục hồi niêm mạc dạ dày, thúc đẩy sự bài tiết acid và pepsin trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày.

Hãy nói “không” với t.huốc l.á để bảo vệ dạ dày!

Lạm dụng thuốc

Nhiều loại thuốc có thể gây đau, viêm loét hoặc xuất huyết dạ dày nếu sử dụng không đúng. Trong các thuốc hay bị lạm dụng có corticoid và các thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid (viết tắt là NSAID) như: aspirin, diclofenac, indomethacin, piroxicam…

Các thuốc corticoid có thể gây loét dạ dày nặng dẫn đến thủng dạ dày. Một trong những tác dụng phụ thường gặp do nhóm thuốc NSAID gây ra là loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết dạ dày. Các NSAID đều có đặc tính chung là các dẫn chất acid có độ tan kém. Các dẫn chất này khi ở trong môi trường acid của dạ dày rất khó tan, sẽ kết tụ thành từng đám trong dạ dày, làm tăng nguy cơ gây loét.

Để cơ thể nhiễm lạnh

Dạ dày là cơ quan rất mẫn cảm với khí hậu và nhiệt độ bên ngoài. Thói quen tắm muộn hoặc ăn mặc phong phanh khiến cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ khiến dạ dày co thắt, gây ra các triệu chứng như đau dạ dày, khó tiêu, nôn…

Thói quen ăn uống

Ăn uống không đúng giờ giấc

Dạ dày là một cơ quan có “thời gian biểu” rất chặt chẽ. Trong một ngày, sự bài tiết dịch vị của dạ dày có khi nhiều khi ít mang tính chu kỳ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hóa thức ăn kịp thời. Đến một giờ cố định, dạ dày theo thói quen sẽ tiết acid để tiêu hóa thức ăn. Nếu lúc này không ăn, lượng acid sản sinh sẽ “phản lại” chính chủ nhân, từ đó gây viêm loét dạ dày. Bởi vậy, nếu bỏ bữa hay ăn uống không đúng giờ giấc sẽ làm tăng nguy cơ đau dạ dày, viêm loét dạ dày.

Ăn quá nhanh

Nếu ăn quá nhanh, nước bọt chưa tiết đủ glycoprotein và enzyme amylase để nghiền nhuyễn, chuyển hóa và tiêu hóa thức ăn sẽ khiến thức ăn không được nghiền nát kỹ ở miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô sẽ gây hại cho niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ dạ dày và giảm nhu động dạ dày.

Ăn quá nhanh, ăn những thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng nguy cơ đau dạ dày

Ăn quá nhiều vào bữa tối

Nhiều người có thói quen bỏ bữa sáng, ăn bữa trưa qua loa, để rồi đến bữa tối lại ăn thật nhiều hoặc trước khi ngủ còn ăn đêm sẽ gây hại cho dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung. Ăn quá nhiều vào bữa tối hoặc bữa đêm sẽ gây đầy bụng, dạ dày quá tải, dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây hại niêm mạc dạ dày, lâu dần dẫn đến viêm loét. Hơn nữa, ăn quá nhiều vào bữa tối còn làm tăng nguy cơ béo phì, rối loạn giấc ngủ.

Ăn uống không đảm bảo vệ sinh

Ăn uống không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, đầy bụng, buồn nôn… Vi khuẩn Helicobacter pylori có thể lây nhiễm qua thực phẩm bẩn, dẫn đến viêm dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày rất nguy hiểm.

Thiết lập thói quen tốt để bảo vệ dạ dày

Bỏ t.huốc l.á: Bỏ t.huốc l.á không chỉ tốt cho dạ dày mà còn có lợi cho sức khỏe tổng thể.

Cẩn trọng khi dùng thuốc: Chỉ uống thuốc khi thực sự cần thiết. Với những loại thuốc gây hại dạ dày, nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng.

Ăn uống đầy đủ, đúng giờ: Một ngày nên đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính. Nếu có thể, hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để dạ dày không phải làm việc quá tải một lúc.

Hạn chế thực phẩm có tính acid, gia vị cay nóng: Những loại trái cây có vị chua (cam, bưởi, chanh, me…) nên hạn chế nếu đang bị đau dạ dày. Các loại gia vị cay nóng như ớt cũng cần hạn chế để tránh làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

Hạn chế thịt chế biến sẵn, thức ăn có nhiều dầu mỡ: Những thức ăn này thường gây đầy bụng, khó tiêu hóa.

Hạn chế đồ uống có ga, cafein, sữa: Những loại đồ uống này thường làm tăng acid trong dạ dày, không tốt với người đang mắc bệnh dạ dày. Thay vào đó nên uống nhiều nước lọc, trà thảo dược…

Bảo vệ dạ dày bằng thuốc Đông Y thế hệ 2

Theo Y học hiện đại, sau khi được chẩn đoán đa dạ dày, viêm loét dạ dày, việc điều trị bệnh sẽ gồm nhiều thuốc phối hợp như: Thuốc bao vết loét, thuốc kháng acid dạ dày, thuốc trung hòa acid, thuốc giãn cơ – giảm đau, kháng sinh.

Các nhóm thuốc này giảm triệu chứng nhanh nhưng thường có tác dụng phụ và có nguy cơ bị kháng thuốc (với thuốc kháng sinh). Ngày nay các chuyên gia đầu ngành đều cho rằng để điều trị dứt điểm các bệnh dạ dày nên kết hợp cả Tây y và Đông y, vừa điều trị triệu chứng vừa tác động vào nguyên nhân gây bệnh, giúp hạn chế tái phát.

Thừa hưởng tinh hoa từ bài thuốc bí truyền kỳ diệu trong dân gian kết hợp với dây chuyền sản xuất hiện đại tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO, thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2 ra đời là niềm hi vọng cho những người bị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày.

Thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2 có nguồn gốc từ thảo dược, do vậy đảm bảo tính an toàn, không gây tác dụng phụ như dùng thuốc Tây.

Khánh Ngô

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Tránh xa gừng nếu bạn mắc các bệnh sau kẻo ‘hối không kịp’

Gừng là một trong những thực phẩm thiên nhiên có tác dụng chữa bệnh tốt nhất. Nhưng không phải ai cũng được tận hưởng ưu điểm tuyệt vời của nó.

Gừng được biết đến như một vũ khí tự nhiên trong trận chiến với sức khỏe con người từ hàng ngàn năm nay. Nó được sử dụng rộng rãi từ chữa bệnh đau dạ dày đến t.iêu d.iệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, gừng không dành cho tất cả mọi người. Nó có thể phản ứng xấu với một số loại thuốc kê mà một số bệnh nhân sử dụng

Rất nhiều người đã mắc sai lầm khi sử dụng gừng trong ăn uống cũng như làm thuốc chữa bệnh gây ra hậu quả khó lường.

Gừng có khả năng gây loãng m.áu. Nếu muốn sử dụng gừng vì loại củ này có thể gây suy yếu tác dụng của thuốc, làm phá vỡ liều lượng mà bác sĩ đã xác định là tối ưu cho sự phục hồi. Ảnh: Internet

Người đang dùng thuốc chữa bệnh m.áu đông

Gừng có khả năng gây loãng m.áu. Vì vậy, bất cứ ai đang được điều trị rối loạn đông m.áu hoặc xuất huyết phải tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng gừng vì loại củ này có thể gây suy yếu tác dụng của thuốc, làm phá vỡ liều lượng mà bác sĩ đã xác định là tối ưu cho sự phục hồi.

Người đang dùng thuốc chữa bệnh tiểu đường

Gừng là rất thích hợp với những người có mức độ đường trong m.áu cao do xu hướng tự nhiên của nó giúp làm giảm nồng độ đường trong m.áu. Tuy nhiên, đối với những người đang dùng thuốc chữa bệnh tiểu đường – ví dụ như Metformim hoặc tiêm insulin – có thể làm giảm tác dụng của thuốc theo toa kê đơn của bác sĩ.

Các thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tăng huyết áp, ví dụ các thuốc chẹn kênh canxi như Norvasc, Cardizem và những loại khác tương tự có thể kết hợp với gừng gây giảm nhịptim và huyết áp thấp đến mức nguy hiểm. Ảnh: internet

Người dùng thuốc điều trị cao huyết áp

Các thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tăng huyết áp, ví dụ các thuốc chẹn kênh canxi như Norvasc, Cardizem và những loại khác tương tự có thể kết hợp với gừng gây giảm nhịptim và huyết áp thấp đến mức nguy hiểm, thậm chí còn có thể dẫn đến các biến chứng y tế, chẳng hạn như gây nhịp tim bất thường. Vì thế, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những điều chỉnh cần thiết theo toa nếu bạn có sử dụng gừng.

Người dễ bị sỏi mật

Bất cứ ai dễ bị sỏi mật nếu sử dụng gừng sẽ thấy tình trạng của mình xấu đi. Sỏi mật có thể hình thành trong túi mật – nơi lưu trữ mật cần thiết để phá vỡ chất béo nằm trong ruột. Gừng có thể làm tăng khối lượng mật sản xuất nếu ăn với số lượng đủ lớn, gây ra tình trạng tắc nghẽn sỏi mật.

Ảnh minh họa: Internet

Sốt cao không được ăn gừng

Khi có dấu hiệu sốt cao tuyệt đối không ăn gừng vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên gây tổn thương các mạch m.áu, thậm chí xuất huyết.

Bệnh về gan không nên ăn gừng

Gừng có tác dụng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan khiến cho những tế bào này b.ị h.oại t.ử trong tình trạng được kích thích. Vì thế người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng.

Ngoài ra người bị bệnh sỏi mật cũng không nên ăn gừng vì gừng có thể khiến cho các viên sỏi kết tụ trong mật không bài tiết ra ngoài được.

Người bị say nắng

Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa… Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.

Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng.

Đau dạ dày, đại tràng không ăn gừng

Thành phần của gừng bao gồm các chất chủ yếu hoạt động trên niêm mạch dạ dày, ruột và đại tràng vì thế có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, nếu dạ dày yếu có thể bào mòn và gây ra những vết loét.

Gừng được biết đến là thực phẩm gây tăng khả năng xuất huyết, do đó nó được khuyến cáo không nên sử dụng khi gần đến ngày sinh. Ảnh: Internet

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai có nên ăn gừng không là một vấn đề gây tranh cãi vì mức độ rủi ro vẫn chưa được xác định rõ rệt. Nhiều người cho rằng gừng có ảnh hưởng đến hormone giới tính của thai nhi, một số khác lo ngại rằng việc sử dụng gừng chống lại tình trạng ốm nghén là không khôn ngoan.

Hơn nữa, gừng được biết đến là thực phẩm gây tăng khả năng xuất huyết, do đó nó được khuyến cáo không nên sử dụng khi gần đến ngày sinh. Mặc dù những tuyên bố này chưa được chứng minh thì bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu đang trong thai kì.

Liều lượng an toàn khi sử dụng

Thực tế, phần lớn mọi người đều hưởng lợi ích từ gừng mà không gặp bất kỳ trục trặc nào. Trung tâm Y tế Maryland nói rằng, đối với những người không thuộc 5 đối tượng trên, có thể tiêu thụ 4gram gừng mỗi ngày; phụ nữ mang thai nên không vượt quá 1 gram mỗi ngày.

Bạn có thể sử dụng gừng tán bột hoặc gừng tươi, chỉ cần nhớ tỉ lệ một thìa gừng tươi tương đương với 1/4 thìa bột gừng.

Không gọt vỏ

Gừng chỉ giữ được đầy đủ dược tính khi có cả vỏ, vì thế nếu gọt vỏ gừng trước khi sử dụng sẽ khiến gia vị này không phát huy hết tác dụng. Bạn chỉ cần rửa sạch gừng là đã có thể sử dụng.

ĐỖ HỢP (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *