Top 6 loại bệnh cần đặc biệt lưu ý vào mùa thu

Tuy mùa thu luôn được coi là mùa dễ chịu nhất trong năm nhưng nhiệt độ giữa ngày và đêm thường khá chênh lệch nhau, không khí lại có phần hanh khô nên nếu không biết cách chăm sóc cơ thể, bạn rất dễ gặp phải một số bệnh về hô hấp, xương khớp, tiêu hóa, hay tim mạch…

Mùa thu được nhiều người coi là mùa đẹp nhất trong năm, cũng là mùa mang theo cảm giác dễ chịu nhất, nhưng bên cạnh đó, đây cũng là khoảng thời gian giao mùa, tạo điều kiện thuận để các loại vi khuẩn, virus sinh sôi gây ra nhiều loại bệnh tật.

6 loại bệnh thường gặp vào mùa thu

Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe mà mọi người cần đặc biệt lưu ý:

Cảm cúm

Mọi người cần chú ý sự thay đổi của thời tiết để kịp thời điều chỉnh cũng như có cách chăm sóc sức khỏe tốt, nhằm tăng sức đề kháng để tránh bị cảm cúm.

Cảm cúm là một trong những loại bệnh thường gặp nhất, và cũng không quá nguy hiểm. Song sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Do vậy, các chuyên gia về sức khỏe khuyến nghị mọi người cần chú ý sự thay đổi của thời tiết để kịp thời điều chỉnh cũng như có cách chăm sóc sức khỏe tốt, nhằm tăng sức đề kháng để tránh bị cảm cúm.

Triệu chứng của cảm cúm là: sốt cao, ớn lạnh, đổ mồ hôi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng, khản tiếng, cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ.

Bạn có thể phòng cảm cúm bằng việc bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu vitamin, uống nhiều nước, súc miệng thường xuyên bằng nước muối, ăn tỏi. Đồng thời hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, lựa chọn các loại thực phẩm, đồ ăn dễ tiêu, nhiều rau xanh.

Nếu triệu chứng cảm cúm trở nên trầm trọng, bạn hãy đi gặp bác sĩ để được kê thuốc. Tuyệt đối không lạm dụng kháng sinh.

Viêm họng

Bệnh viêm họng tuy không phải căn bệnh quá nghiêm trọng và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, tuy nhiên nếu không được chữa trị dứt điểm và kịp thời có thể bị biến chứng.

Viêm họng là tình trạng có thể xuất hiện ở mọi lứa t.uổi và thường gặp vào mùa lạnh hoặc với những người có sức đề kháng kém.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm họng, trong đó chủ yếu là do các loại virus như: adenovirus, rhinovirus, virus hợp bào đường thở, virus cúm, virus sởi.

Triệu chứng của bệnh viêm họng: giọng khản đặc, mất tiếng, đau rát vùng họng, nuốt đau, chảy nước mũi, ngạt mũi… đôi khi có kèm theo một số triệu chứng như: đau đầu, ù tai, ho hoặc sốt.

Bệnh viêm họng tuy không phải căn bệnh quá nghiêm trọng và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, tuy nhiên nếu không được chữa trị dứt điểm và kịp thời có thể biến chứng thành viêm amidan viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa cấp.

Viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng khó chữa dứt điểm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Viêm mũi dị ứng là một trong những loại bệnh phổ biến xuất hiện quanh năm, đặc biệt vào mùa thu khi thời tiết khô hanh, các loại phấn hoa, lông động vật, nấm mốc từ lá rụng phát tán trong không khí.

Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng: Người bị viêm mũi dị ứng thường cảm thấy nghẹt mũi, hắt hơi nhiều, chảy nước mũi, đau họng. Bệnh này có nhiều triệu chứng giống với bị cúm. Tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe, viêm mũi dị ứng khó chữa dứt điểm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng: Cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này là cố gắng tránh tác nhân gây viêm mũi dị ứng như vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không ở khu vực nhiều khói bụi, phấn hoa, không nuôi chó mèo…

Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây truyền.

Đau mắt đỏ thực chất là bệnh viêm kết mạc cấp do virus. Vì lý do này nên bệnh đau mắt đỏ là căn bệnh thường gặp trong mùa mưa lạnh, đặc biệt là khoảnh khắc giao mùa trong năm. Bởi vào mùa mưa, điều kiện thời tiết phù hợp cho sự phát triển của virus, tạo điều kiện cho virus lây lay nhanh chóng và phát tán gây thành dịch bệnh trong cộng đồng.

Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ: Khi bị mắc bệnh đau mắt đỏ, mắt của người bệnh thường bị sưng nề, sưng húp làm khe mi hẹp lại, kết mạc đỏ lừ, nước mắt chảy nhiều kèm theo dỉ mắt làm mắt có cảm giác rất ngứa và khó chịu, chỉ muốn day, dụi mắt, nhiều trường hợp bị nặng có thể xuất hiện nhiều dỉ mắt khiến mắt dính lại, khó mở mắt,…

Không chỉ thế, đau mắt đỏ cũng là bệnh dễ lây truyền. Nguyên nhân lây bệnh thường do tiếp xúc với nước mắt, dử mắt tiết ra; do dùng chung khăn mặt, thau, chậu và thuốc nhỏ mắt; ho làm virus phát tán ra ngoài không khí.

Với những trường hợp bị mắc bệnh đau mắt đỏ cần có những cách phòng tránh để không lây bệnh sang cho người khác.

Suy tim

Bệnh tim mạch là bệnh dễ xảy ra vào thời điểm chuyển giao mùa, đặc biệt đối với những người có t.iền sử về bệnh tim mạch từ trước.

Bệnh tim mạch cũng là căn bệnh dễ xảy ra vào mùa thu, đặc biệt đối với những người có t.iền sử về bệnh tim mạch từ trước. Nguyên nhân là bởi, khi thay đổi thời tiết đột ngột, cơ thể phải đấu tranh để thích ứng với sự biến đổi khí hậu, từ đó có thể làm quá tải hệ thống tim mạch, gây hậu quả nghiêm trọng cho tim mạch, ví dụ như suy tim.

Cách phòng bệnh tim mạch: Để phòng ngừa bệnh tim mạch, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, hoa quả và cá, hạn chế chất béo có hại, không hút thuốc và chăm chỉ thể dục để điều hòa hệ tim mạch.

Nếu có vấn đề về tim mạch hay huyết áp, bạn cần chú ý theo dõi và điều chỉnh hoạt động của tim và mạch, huyết áp để ngăn chặn các cơn phát bệnh, không nên để đến khi bị bệnh trầm trọng mới điều trị.

Bởi các bệnh về tim mạch đều gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí dẫn đến t.ử v.ong nên tuyệt đối không được chủ quan.

Đau nhức xương khớp

Bệnh đau nhức xương khớp thường có biểu hiện phát bệnh nặng hơn khi thời tiết giao mùa, chuyển lạnh, gây đau nhức.

Đau nhức xương khớp được coi là căn bệnh điển hình vào mùa thu. Bệnh này không chỉ xảy ra đối với người cao t.uổi, mà hiện nay, có rất nhiều người trẻ t.uổi cũng dễ mắc phải bệnh này, trong đó chủ yếu là dân văn phòng do phải ngồi nhiều và ít vận động.

Cách phòng tránh, hạn chế bệnh đau nhức xương khớp: Để hạn chế bệnh này, mọi người nên chú ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra cũng nên giữ ấm cơ thể khi trời lạnh thất thường đồng thời điều chỉnh mức độ tập luyện phù hợp thể trạng từng người.

Bệnh dị ứng

Dị ứng thời tiết gây ra những triệu chứng như: ngứa ngáy, mẩn đỏ, tạo cảm giác khó chịu, mất thẩm mĩ,..

Một số loại bệnh dị ứng phổ biến: Viêm da dị ứng, nổi mề đay, viêm kết mạc, hen phế quản…

Nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng: Do thời tiết khô hanh xuất hiện nhiều dị nguyên trong môi trường như phấn hoa, bụi bông, lông súc vật, khói… là những tác nhân gây các chứng dị ứng như: viêm da dị ứng, mề đay, viêm kết mạc, hen phế quản…

Cách phòng tránh bệnh dị ứng: bạn cần tránh tiếp xúc với những thứ gây dị ứng kể trên và đeo khẩu trang kín mỗi khi ra đường. Ngoài ra cũng cần giữ gìn vệ sinh cơ thể (nhất là đường mũi họng) và môi trường sống sạch sẽ, tinh thần thoải mái để hạn chế mắc bệnh.

Ngoài những loại bệnh kể trên thì các bệnh tiêu chảy, thủy đậu, quai bị, viêm tiểu phế quản,… cũng là những căn bệnh dễ gặp trong mùa thu mà mọi người cần chú ý để phòng tránh, thăm khám và điều trị khi có dấu hiệu mắc bệnh, đặc biệt đối với những em nhỏ, sức đề kháng còn yếu kém.

Như Ý (Tổng hợp)

Theo thoidai

Bác sĩ điểm mặt 5 loại bệnh trẻ hay mắc trong mùa thu

Thời tiết chuyển mùa, thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển và lây lan. Với những trẻ có bệnh mạn tính thì mùa thu là thời điểm trở nặng, cần quan tâm đặc biệt.

1. Viêm mũi dị ứng

Trong thời khắc giao mùa, sự thay đổi của nhiệt độ và sự hiện diện của những tác nhân gây dị ứng trong môi trường như phấn hoa, cây cỏ, nấm mốc sẽ làm cho những bé có cơ địa nhạy cảm bị viêm mũi dị ứng với biểu hiện ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi liên tục. Tình trạng dị ứng có thể ảnh hưởng lên mắt làm trẻ ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt. Mặc dù bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập của bé.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, cho trẻ mang khẩu trang mỗi khi ra đường, dùng nước muối sinh lý để làm vệ sinh mũi và mắt thường xuyên có thể hạn chế phần nào tình trạng dị ứng. Tuy nhiên nếu tình trạng không cải thiện hoặc có khuynh hướng trầm trọng hơn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn cho bé loại thuốc kháng dị ứng, kháng viêm phù hợp.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng trong mùa thu. Ảnh minh họa

2. Hen phế quản

Thời tiết thay đổi và sự phát tán của những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, cây cỏ trong môi trường hay hoạt động gắng sức của trẻ khi chạy nhảy, chơi đùa nhiều ở trường có thể làm khởi phát cơn hen ở những trẻ bị hen suyễn. Nguy cơ sẽ tăng cao hơn nếu trẻ có tình trạng viêm mũi dị ứng chưa được điều trị hiệu quả. Ho, khò khè, khó thở là những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị hen. Tuy nhiên đôi khi ho về đêm kéo dài là biểu hiện duy nhất chúng ta ghi nhận được khi trẻ bị hen.

Trẻ có thể gặp nguy hiểm nếu hen không được kiểm soát tốt hay dùng thuốc không thích hợp. Hầu hết các thuốc điều trị hen đều có khoảng cách giữa liều điều trị và liều độc rất gần nhau do vậy hãy tuân thủ theo điều trị của bác sĩ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc hay ngưng thuốc đột ngột. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, phát quang bụi rậm, không nuôi thú vật trong nhà và hạn chế khói bụi, t.huốc l.á sẽ giúp tình trạng sức khỏe của bé tốt hơn.

3. Cảm cúm

Thời tiết chuyển lạnh là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển và lây lan. Bé có thể bị lây bệnh khi tiếp xúc với bạn bè hay những người mắc bệnh xung quanh. Vài ngày sau khi bị nhiễm, trẻ bắt đầu có biểu hiện sốt (có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao), ho, sổ mũi, mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú, có thể kèm nôn ói và tiêu chảy… Nếu được chăm sóc đúng cách, bệnh thường tự giới hạn và trẻ sẽ trở lại sinh hoạt bình thường sau 5-7 ngày. Tuy nhiên đôi khi bệnh diễn tiến nặng hơn và trẻ có thể gặp nguy hiểm do những biến chứng viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, mất nước, rối loạn nước điện giải…

Khi bé sốt có thể dùng những loại thuốc giảm sốt thông thường để hạ nhiệt cho trẻ. Cần lưu ý không sử dụng Aspirin để giảm đau hạ sốt cho trẻ vì có thể gây hội chứng Reye rất nguy hiểm. Nếu trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi có thể dùng nước muối sinh lý hay nước biển sâu để làm sạch mũi. Những thuốc ho thảo dược như Eugica, Pectol, Astex có thể giúp làm dịu cơn ho.

Không nên kiêng cữ, hãy khuyến khích trẻ ăn uống nhiều hơn bình thường để bù đắp lượng năng lượng bị thiếu hụt. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện nếu bé nhỏ hơn hai tháng hoặc sốt cao liên tục không đáp ứng với những thuốc hạ sốt thông thường, tình trạng sức khỏe của bé không cải thiện hoặc ngày càng trầm trọng thêm, bé có biểu hiện khò khè, khó thở, thở nhanh, nôn ói, tiêu chảy nhiều, vật vã, bứt rứt, lừ đừ…

Để tránh cho trẻ mắc bệnh và hạn chế lây lan, không nên đưa trẻ đến những nơi đông người trong mùa dịch bệnh. Tập cho trẻ thói quen sử dụng khăn giấy và che miệng mỗi khi ho, hắt hơi, xì mũi, thường xuyên rữa tay mỗi khi chơi đồ hàng, từ nơi công cộng trở về nhà và trước khi ăn

Hãy cho trẻ chích vaccin ngừa cúm định kỳ mỗi năm. Sau khi chích ngừa trẻ vẫn có khả năng mắc bệnh tuy nhiên mức độ thường nhẹ hơn và trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục hơn.

Hãy cho trẻ chích vaccin ngừa cúm định kỳ mỗi năm. Ảnh minh họa

4. Tiêu chảy cấp

Dịch tiêu chảy cấp do Rotavirus gây ra thường bùng phát vào các tháng thu đông. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ hơn trẻ lớn. Sau khi nhiễm, virus theo đường phân – miệng một vài ngày, trẻ có biểu hiện sốt, ho, sổ mũi, nôn ói và tiêu chảy. Trẻ đi tiêu phân lỏng nhiều lần trong ngày với phân thường không có đàm m.áu. Tình trạng nôn ói và tiêu chảy nhiều có thể gây mất nước và rối loạn điện giải nghiêm trọng. Vì vậy cần cố gắng cho trẻ uống nhiều nước oresol để bù lại lượng dịch đã mất. Không nên cho trẻ uống các loại nước ngọt có gas vì có thể khiến tình trạng mất dịch trở nên nặng hơn.

Thay vì kiêng cử, hãy cho trẻ ăn uống bình thường và khuyến khích bé ăn nhiều hơn với các thức ăn ít dầu mỡ, dễ tiêu hóa. Hãy đưa bé đến bệnh viện trong trường hợp bé nôn ói và tiêu chảy quá nhiều, uống nước háo hức, da khô, mắt trũng, khóc không có nước mắt, phân có đàm m.áu, bứt rứt, li bì…

Để phòng bệnh cần chế biến thức ăn vệ sinh, rửa tay trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Rửa tay thường xuyên là một cách hữu hiệu giúp phòng tránh bệnh lây lan.

Sau khi nấu chín thức ăn nên cho bé dùng ngay, dùng lồng bàn để đậy thức ăn và cho thức ăn dư vào tủ lạnh để bảo quản được lâu. Tránh cho bé ăn quà vặt bán ở vỉa hè hay thức ăn cũ có dấu hiệu ôi thiu..

Tham khảo ý kiến bác sĩ để cho trẻ dùng vaccine ngừa tiêu chảy do Rotavirus.

Dịch tiêu chảy cấp do Rotavirus gây ra thường bùng phát vào các tháng thu đông. Ảnh minh họa

5. Trở nặng những bệnh mạn tính

Cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe và đưa trẻ đến bác sĩ khi cần bởi vì sự thay đổi thời tiết, thói quen sinh hoạt hay mắc các bệnh viêm nhiễm cấp tính trong mùa thu có thể làm những bệnh mạn tính như viêm loét dạ dày- tá tràng, suy tim, viêm khớp trở nên trầm trọng hơn. Nguy cơ béo phì sẽ tăng do khuynh hướng tích mỡ vào những tháng lạnh do vậy cần hạn chế cho trẻ dùng thức ăn nhiều dầu mỡ, tập thể thao đều đặn vừa sức và thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp bé có sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn, sảng khoái để học tập tốt hơn.

ThS. BS Phạm Đình Nguyên

Theo giadinh.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *