Các chuyên gia ngành y tế TP.HCM nhận định, đây là một vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn phải độc tố vi khuẩn có trong thức ăn, khả năng cao là sau khi ăn cơm cuộn bán hàng trước cổng trường.
Chiều 3.5, Sở Y tế TP.HCM đã đưa ra nhận định ban đầu về 15 học sinh ở 4 trường tiểu học TP.Thủ Đức nghi ngộ độc thực phẩm phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh ngày 2.5.
Theo Sở Y tế TP.HCM, sau khi nhận được báo cáo từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Sở Y tế cử tổ công tác gồm các chuyên gia từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật (HCDC) và nhi khoa đến điều tra.
Học sinh ngộ độc thực phẩm. Ảnh DUY TÍNH
Kết quả ban đầu, tổ công tác của Sở Y tế ghi nhận có 15học sinhtừ 7 – 11 t.uổi đang học tại 4 trường tiểu học trên địa bàn TP.Thủ Đức, gồm: Trường tiểu học Thạnh Mỹ Lợi (8 em), Trường tiểu học Bình Trưng Đông (5 em), Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (1 em) và Trường tiểu học Lương Thế Vinh (1 em).
Phụ huynh cho biết, sáng 2.5, tất cả 15 em học sinh trên đều ăn cơm cuộn mua trước cổng trường. Sau khi ăn khoảng 2,5 – 3 giờ thì lần lượt xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, rồi nôn nhiều lần, đau bụng, chóng mặt, mệt mỏi, một số trẻ đi tiêu chảy sau đó…
Đến sáng 3.5, tình trạng sức khỏe 15 học sinh này đều đã cải thiện, hoạt bát, không dấu mất nước, không còn nôn, không sốt, không đau bụng, còn tiêu chảy ít.
Vụ 15 học sinh hàng loạt trường nghi ngộ độc thực phẩm Ăn cơm cuộn được tặng thẻ bài liên quân
Các chuyên gia HCDC và nhi khoa nhận định, đây là một vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn phải độc tố vi khuẩn có trong thức ăn, khả năng cao là sau khi ăn cơm cuộn bán hàng trước cổng trường.
Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo HCDC tiếp tục phối hợp Trung tâm y tế TP.Thủ Đức giám sát tình hình dịch bệnh tại các trường học và cộng đồng. Về xác định nguồn gốc gây ra ngộ độc thực phẩm sẽ được Sở An toàn thực phẩm tiến hành điều tra, xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.
Ngành y tế khuyến cáo các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn trong việc cho mua thức ăn đảm bảo vệ sinh cho con em ăn nhanh trước khi đi học. Đặc biệt, trong tình hình thời tiết nắng nóng hiện nay là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, nguy cơ n.hiễm t.rùng đường tiêu hóa do ngộ độc thực phẩm tăng cao.
Vụ học sinh ngộ độc ở Khánh Hòa: Chưa đủ cơ sở để xác định thức ăn gây ngộ độc
Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Khánh Hòa vừa có báo cáo về vụ ngộ độc thực phẩm tại cơ sở bán hàng rong ở thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn.
Lúc 10h20 ngày 9/4, Trung tâm Y tế huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa nhận được tin báo của Trạm Y tế thị trấn Tô Hạp việc 4 học sinh trường Tiểu học thị trấn Tô Hạp có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Đến chiều cùng ngày, 74 người có triệu chứng ngộ độc thực phẩm, trong đó 37 học sinh trường Tiểu học thị trấn Tô Hạp, 15 học sinh trường THCS Tô Hạp, 22 trường hợp trong cộng đồng. Bệnh nhân xuất viện cuối cùng lúc 16 giờ ngày 10/4.
Thời gian qua trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến hàng rong bán trước cổng trường học
Các ca ngộ độc có điểm chung là ăn cơm cuộn, cơm nắm do bà Bùi Thị Lương bán hàng rong gần trường THCS Tô Hạp bán cho mọi người. Thức ăn được chế biến sẵn để vào thùng xốp trước khi đem tới điểm bán.
Làm việc với cơ quan chức năng, bà Lương cho hay, hàng ngày bà chế biến sẵn món cơm cuộn và cơm nắm tại nhà. Sau đó bảo quản trong thùng xốp, đem bán gần trường THCS Tô Hạp. Ngày 9/4, bà Lương đã bán hơn 140 suất cơm nắm, cơm cuộn, không còn thức ăn đã chế biến. Nguyên liệu chế biến món cơm nắm, cơm cuộn gồm rong biển, cơm, thanh cua, trứng gà chiên, sốt mayonnaise, tương ớt, tương cà, xúc xích chiên… Đội điều tra ngộ độc thực phẩm huyện Khánh Sơn không thu được mẫu thức ăn cơm nắm, cơm cuộn đã chế biến mà chỉ có mẫu nguyên liệu thực phẩm, mẫu bàn tay, mẫu phân người lành mang trùng được gửi Viện Pasteur Nha Trang để kiểm nghiệm.
Kết quả kiểm nghiệm mẫu của Viện Pasteur Nha Trang cho biết, mẫu rong biển cơm cuộn phát hiện vi khuẩn Staphylococcus và phát hiện chủng sinh nội độc tố Staphylococcal. Kết quả này phù hợp với kết quả mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm cũng dương tính với vi khuẩn Staphylococcus. Do vậy, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm kết luận có thể nhận định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm trên là do vi sinh vật – vi khuẩn Staphylococcus. Tuy nhiên, tại thời điểm điều tra, tại cơ sở không còn mẫu thức ăn đã chế biến nên đội điều tra không lấy được mẫu thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm. Do đó, không đủ cơ sở khoa học để xác định cụ thể thức ăn nào là thức ăn nguyên nhân gây ngộ độc.
Bác sĩ Lê Văn Khoa, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Đây là vụ ngộ độc thứ 5, người mắc là học sinh tại địa bàn thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn. Cái này do các thức ăn cơm cuộn, do bà Bùi Thị Lương bán hàng trước trường Tiểu học thị trấn Tô Hạp, đã xác minh, điều tra nguyên nhân”.