TP HCM: 9 trường hợp t.ử v.ong do sốt xuất huyết vì tự mua thuốc điều trị tại nhà

Theo Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM, trong 9 tháng đầu năm 2019, TP HCM có 9 trường hợp t.ử v.ong do sốt xuất huyết gồm 2 t.rẻ e.m và 7 người lớn.

Trong đó, đáng lưu ý là hầu hết các trường hợp t.ử v.ong đều đến bệnh viện trễ, sau một thời gian tự mua thuốc điều trị bệnh tại nhà.

Các bác sĩ khuyến cáo, sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm, có thể t.ử v.ong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Do đó, mọi người trong vùng sốt xuất huyết lưu hành cần chủ động diệt lăng quăng và phòng tránh muỗi đốt; khi bản thân hoặc gia đình có người bị sốt cao đột ngột, có thể kèm theo nhức đầu, đau sau hốc mắt, hoặc có dấu hiệu xuất huyết… nên đến khám tại các bệnh viện, phòng khám để được chẩn đoán và điều trị đúng. Nếu được chỉ định điều trị ngoại trú, người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ, nếu thấy mệt nhiều, xuất huyết nhiều, đau bụng… phải đến ngay bệnh viện để được cấp cứu.

Ảnh minh họa

Trong tháng 9, TP HCM ghi nhận 8.128 ca bệnh sốt xuất huyết, tương đương với số ca trong tháng 8.

TP HCM đã triển khai 3 chiến dịch phòng chống sốt xuất huyết theo chỉ đạo của Bộ Y tế gồm: Chiến dịch diệt lăng quăng kết hợp phun hóa chất diện rộng; Chiến dịch xử lý điểm nguy cơ và Chiến dịch Thanh niên xung kích vì cộng đồng không còn sốt xuất huyết. Thực tế cho thấy, trong tháng 9 vừa qua, dù trời mưa liên tục nhưng số ca bệnh sốt xuất huyết không tăng cao như trong tháng 9 hằng năm.

Ngành y tế thành phố khuyến cáo, để kiểm soát được tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết cần có sự tham gia cùng hành động của tất cả mọi gia đình, mọi ban ngành, đoàn thể. Hiệu quả của phòng bệnh sốt xuất huyết đến từ sự tự giác loại bỏ các ổ lăng quăng trong nhà, nơi làm việc, từ đó hạn chế nguy cơ phát sinh dịch sốt xuất huyết.

Mai Phương

Theo petrotimes

Điều trị sốt xuất huyết tại nhà cần lưu ý gì?

Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc, tránh dùng thuốc hạ sốt dồn dập quá liều.

Ảnh minh họa

Hỏi:

Con gái tôi có những dấu hiệu đầu tiên về sốt xuất huyết, tôi cho cháu tự điều trị tại nhà. Mong bác sĩ tư vấn cách chăm sóc sao cho phù hợp. Cảm ơn bác sĩ!

Nguyễn Mai Hương (Hà Nội)

Trả lời:

Đối với cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc, tránh dùng thuốc hạ sốt dồn dập quá liều. Do bệnh nhân sốt xuất huyết thường biểu hiện sốt cao, nên người nhà luôn tìm cách trị sốt xuất huyết bằng việc giảm sốt cấp tốc, nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bệnh sốt này là do virus gây ra, nên nhiệt độ hạ xong sẽ lại tiếp tục tăng cao. Người bệnh nên dùng thuốc giảm sốt theo đúng liều đã chỉ định trong đơn thuốc của bác sĩ, thường là 4-5 lần/ngày, 5-6 giờ/lần. Việc sử dụng thuốc hạ sốt quá liều liên tục nhiều lần sẽ dẫn đến tổn thương gan, kể cả các thuốc hạ sốt dạng đặt h.ậu m.ôn đối với t.rẻ e.m.

Cho đến nay, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh người bệnh sốt xuất huyết khi kiêng tắm, kiêng ăn sẽ khỏi bệnh. Vì vậy, bệnh nhân không nên nhịn ăn, nhịn tắm mà nên vệ sinh sạch sẽ bằng cách lau người với nước ấm, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, t.rẻ e.m nên ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước để bù dịch.

Đặc biệt với vấn đề bù dịch, tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất huyết vì có nguy cơ dẫn đến phù nề, suy hô hấp, sốc dị ứng, nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, nhiều người cứ thấy sốt là mua kháng sinh sử dụng, nhưng đối với bệnh sốt do virus như sốt xuất huyết, dùng kháng sinh sẽ không thể khỏi bệnh. Tóm lại, trong những ngày đầu sau khi được chẩn đoán mắc bệnh sốt xuất huyết, cách chữa tại nhà cho bệnh nhân chỉ bao gồm việc uống thuốc hạ sốt, bù đủ nước qua đường uống hoặc uống oresol bù dịch hay nếu có truyền dịch thì cần có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Theo baogiaothong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *