TP.HCM: B.é g.ái 3,5 t.uổi bị ngạt nước khi đang bơi dưới ao

B.é g.ái P.B.M.N (3,5 t.uổi, ngụ huyện Củ Chi, TP.HCM) trong lúc đang bơi cùng chị dưới ao thì bé chìm dần.

Bé N. chìm dưới nước tầm 2 phút thì được người nhà vớt lên. Tại thời điểm đưa bé lên, ghi nhận bé không thở được, ấn tim thổi ngạt 30 giây em hồng, tự thở. Người nhà nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện địa phương. Kết quả chụp X-quang ngực ghi nhận viêm phổi, sơ cứu thở oxy chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Ngày 17.5, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết tại thời điểm tiếp nhận, bé N. lừ đừ, sốt 38,1 độ C, môi tím, cổ mềm không dấu xuất huyết da niêm, không vết trầy xước. Xét nghiệm khí m.áu có tình trạng toan chuyển hóa, thiếu oxy m.áu, X-quang phổi thâm nhiễm 2 phế trường.

B.é g.ái đang được theo dõi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Ảnh BSCC

Trẻ được chẩn đoán ngạt nước giờ thứ 3, viêm phổi hít. Các bác sĩ tiến hành cho thở áp lực dương qua mũi liên tục, điều trị kháng sinh và điều chỉnh điện giải toan kiềm. Khai thác bệnh sử, ghi nhận trẻ từng bị ngạt nước 1 lần vào tháng 11.2023 và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Bác sĩ Tiến lưu ý phụ huynh cần biết cách sơ cứu tại hiện trường khi trẻ bị ngạt nước bằng cách ấn tim. Theo đó ấn ngực 1/2 dưới của xương ức, hà hơi thổi ngạt khi trẻ có biểu hiện tím tái ngưng thở. Lưu ý không xốc nước, lăn lu, ấn bụng… làm mất thời gian vàng cứu trẻ.

Những sai lầm khi sơ cứu trẻ ngạt nước

Bác sĩ Tiến cho biết, qua trao đổi với phụ huynh ghi nhận thông thường có một số sai lầm khi sơ cứu. Điều này làm ảnh hưởng đến thời gian vàng cứu não trẻ thoát khỏi tình trạng thiếu oxy, có thể gây t.ử v.ong hoặc di chứng nặng nề cho trẻ sau này.

Bỏ nhiều thời gian cho việc xốc nước: Động tác dốc ngược nạn nhân không cần thiết và không nên thực hiện vì thường lượng nước vào phổi rất ít chứ không phải phổi chứa đầy nước như người dân thường nghĩ. Lượng nước rất ít này sẽ được tống ra ngoài khi nạn nhân tự thở lại. Ngoài ra việc xốc nước còn làm chậm thời gian cấp cứu thổi ngạt, ấn tim (hồi sức tim phổi CPR cardiopulmonary resuscitation) và tăng nguy cơ hít sặc.

Các nạn nhân ngưng thở ngưng tim không được cấp cứu thổi ngạt và ấn tim tại nơi xảy ra tai nạn hoặc trong lúc vận chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế. Điều này làm cho não và các cơ quan thiếu oxy kéo dài, c.hết tế bào não dẫn tới t.ử v.ong và di chứng não nặng nề. Vì thế tốt nhất là phải cấp cứu thổi ngạt ngay khi đưa đầu nạn nhân lên khỏi mặt nước trước khi đưa vào bờ, tiếp tục hồi sức tim phổi.

Cho trẻ lăn lu: Một số phụ huynh dùng một cái lu để nằm nghiêng và đốt rơm bên trong rồi đặt trẻ nằm sấp lên lu rồi lăn lu qua lại.

Quảng Ninh: B.é g.ái bị tổn thương sâu đường tiêu hóa do ăn nhầm hóa chất thí nghiệm

Nhầm tưởng lọ đựng hóa chất dùng làm thí nghiệm mà anh trai mua về là đường, b.é g.ái 5 t.uổi đã lấy ăn dẫn tới ngộ độc, phải nhập viện điều trị.

Bệnh nhi bị phù nề thực quản, dạ dày có dịch vị lẫn m.áu đông, niêm mạc phù nề xung huyết – Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, đơn vị vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp bệnh nhi 5 t.uổi (trú tại Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) nhập viện do ăn nhầm hóa chất NaOH.

Theo lời kể của gia đình, bệnh nhi đang chơi thì nhìn thấy lọ đựng chất màu trắng (hóa chất NaOH) do anh trai mua về.

Nhầm tưởng đó là đường nên bé đã lấy ăn. Sau ăn, bé có biểu hiện đau rát, loét, sưng nề và xung huyết khoang miệng, nôn, khàn tiếng nên gia đình đưa đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cấp cứu.

Tại đây, bệnh nhi được các bác sĩ hội chẩn toàn viện, thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh theo dõi cần thiết.

Kết quả cho thấy niêm mạc thực quản trẻ bị phù nề, xung huyết kèm theo các rải trợt đáy bám fibrin đen, dạ dày có dịch vị lẫn m.áu đông.

Theo đó, bệnh nhi được chỉ định điều trị theo phác đồ chuyên khoa và chăm sóc tích cực, nuôi dưỡng tĩnh mạch toàn phần sau chuyển sang bán phần, bổ sung kháng sinh.

Sau điều trị, sức khỏe cháu bé đã ổn định, các tổn thương dần hồi phục, có thể tự ăn và được xuất viện.

Về hóa chất NaOH, loại này còn có tên gọi khác là Natri Hiroxit hoặc xút vay, xút ăn da. Đây là hóa chất xếp hạng 1 các loại hóa chất nguy hiểm, có tính ăn mòn cao, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.

Được biết, ngộ độc do uống nhầm hóa chất rất nguy hiểm và dễ xảy ra ở t.rẻ e.m. Nếu không được phát hiện và sơ cứu kịp thời thì hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Đã có rất nhiều trẻ uống nhầm các hóa chất, thuốc độc tại nhà. Các hóa chất trẻ uống nhầm phổ biến là xăng, dầu hỏa, dung dịch cọ rửa, axit, chất diệt cỏ.

BSCKI Phạm Văn Tuấn – Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương nêu một số nguyên tắc giúp trẻ tránh nguy cơ ngộ độc thuốc, hóa chất, gồm:

Để thuốc, hóa chất độc hại tránh xa tầm tay của trẻ, tốt nhất nên cất ở những nơi kín đáo, trẻ ít có cơ hội tiếp xúc. Nếu cẩn thận hơn, có thể để trong hộp có khóa để trẻ không mở lấy ra được.

Không đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống, các chai lọ có màu sắc bắt mắt thu hút sự chú ý của trẻ, tránh nhầm lẫn.

Không để chung thuốc uống với thuốc khử khuẩn hay các loại chai lọ hóa chất khác.

Không tự ý mua thuốc hay cho con uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Phải dùng thuốc theo đúng đơn và đúng liều lượng của bác sĩ cho mỗi lần khám.

Thuốc nên được bảo quản trong lọ kín, có nhãn ghi tên thuốc, hạn sử dụng rõ ràng. Định kỳ làm vệ sinh tủ thuốc gia đình, vứt bỏ thuốc quá hạn dùng, thuốc bị hỏng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *