Đang chạy bộ, cô gái 23 t.uổi ở TP.HCM bỗng nổi mề đay, ngứa, khó thở, tím tái, chóng mặt, té ngã…
và được người nhà đưa vào bệnh viện khoa cấp cứu.
Ngày 30.11, bác sĩ CK.I Nguyễn Hoàng Khương (khoa Cấp cứu, Bệnh viện Tâm Anh TP.HCM), cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân Đ.T.T.T (23 t.uổi), bị sốc phản vệ khi chạy bộ quá sức.
Nguy hiểm khi tập thể dục cường độ cao
Theo bác sĩ Hoàng Khương, nữ bệnh nhân được người nhà đưa đi cấp cứu trong tình trạng nổi hồng ban toàn thân, phù mắt và môi, huyết áp giảm 70/40 mmHg (mức bình thường 120/80 mmHg). Bác sĩ nhận định, bệnh nhân sốc phản vệ độ 3 do tập thể dục quá sức khiến toàn thân nổi mề đay, sưng mắt và môi, ngứa, tụt huyết áp, khó thở, tím tái.
Bệnh nhân được tiêm thuốc vận mạch, thuốc kháng dị ứng và được theo dõi sát các chỉ số huyết áp, mạch, nhịp thở, SpO2 (nồng độ bão hòa ô xy trong m.áu), tri giác và thể tích nước tiểu…
Bác sĩ Hoàng Khương đang cấp cứu bệnh nhân. Ảnh ĐINH TIÊN
Sau hơn 2 giờ cấp cứu, bệnh nhân giảm ngứa, mắt và môi bớt sưng, hết khó thở, huyết áp về ngưỡng an toàn, mạch ổn định trở lại. Bệnh nhân T. được chuyển lên khoa Hồi sức cấp cứu (ICU) để theo dõi. Hiện bệnh nhân khỏe và được xuất viện.
Theo Hoàng Khương, bệnh nhân T. có t.iền căn thường nổi mề đay khi tập thể dục. Nhưng lần này, bệnh nhân rơi vào sốc phản vệ do tập thể dục với cường độ cao.
“Bệnh nhân được đưa đi cấp cứu sớm nên bác sĩ xử trí kịp thời. Mặt khác, trước khi đến bệnh viện, người nhà biết cách sơ cứu ban đầu (đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp hơn chân, giữ đường thở thông thoáng) và gọi xe cứu thương giúp người bệnh không bị sốc trong lúc di chuyển”, bác sĩ Hoàng Khương nói.
Nhận biết sốc phản vệ khi chơi thể thao
Theo bác sĩ Hoàng Khương, phản vệ là phản ứng dị ứng cấp tính, xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm với một số yếu tố nguy cơ (có thể là thuốc, nọc động vật, trứng, hải sản, đậu phộng…). Sốc phản vệ xuất hiện từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với yếu tố nguy cơ (dị nguyên).
Biểu hiện sốc phản vệ đa dạng với những bệnh cảnh lâm sàng khác nhau (sốc, phù mạch, nổi mề đay, khó thở, chảy nước mắt, tụt huyết áp…). Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây t.ử v.ong.
“Hiếm khi tập thể dục gây ra sốc phản vệ nhưng y văn thế giới cũng ghi nhận một số trường hợp tương tự. Một số bệnh nhân thường chỉ xuất hiện triệu chứng khi gắng sức kèm thêm yếu tố đồng kích thích là thức ăn. Vì vậy, với người có cơ địa dễ dị ứng khi tập thể dục cần thận trọng khi hoạt động thể lực quá sức vì khi tập thể dục, cơ thể nóng lên gây ngứa, nổi mề đay, khó thở, huyết áp giảm làm chóng mặt, té ngã, ngưng thở… có thể đe dọa tính mạng nạn nhân”, bác sĩ Hoàng Khương thông tin.
Cũng theo bác sĩ, người dân có thể nhận biết cơ thể có dị ứng khi tập thể dục qua những triệu chứng: nóng bừng, đỏ da, nổi mề đay, ngứa sưng mắt, môi, khó thở, thở khò khè, tụt huyết áp, chóng mặt, té ngã…
Bác sĩ Hoàng Khương khuyến cáo người dân khi tập thể dục nếu thấy ngứa, nổi mề đay phải dừng ngay và đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị. Với người từng dị ứng, sốc phản vệ khi tập thể dục hãy hỏi bác sĩ để được kê thuốc uống chống dị ứng trước khi tập và tập ở cường độ vừa phải. Bác sĩ sẽ tìm ra môn thể thao phù hợp với từng bệnh nhân.
Cô gái trẻ ngất tại phòng tập do sốc phản vệ bột bánh mì
Sau 15 phút chạy bộ, người phụ nữ trẻ bất ngờ xuất hiện ban đỏ toàn thân, ra k.inh n.guyệt bất thường và ngất tại phòng tập, được chẩn đoán sốc phản vệ do bột bánh mì.
Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Văn Khánh, Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai), cho biết bác sĩ đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân bị sốc phản vệ với bột mì do hoạt động thể lực. Đây là trường hợp dị ứng thức ăn hiếm gặp và dễ bỏ sót do không chẩn đoán đúng bệnh.
Nữ bệnh nhân 26 t.uổi, làm việc tại Hà Nội cho biết, khoảng 10 năm trước, bệnh nhân thường xuất hiện ban mày đay, ngứa sau khoảng 1 giờ sau ăn bánh mỳ có kèm theo hoạt động thể thao như đi bộ, chạy bộ. Tuy nhiên, bản thân bệnh nhân cũng không để ý nhiều đến điều này và tiếp tục ăn bánh mì “lót dạ” trước mỗi buổi tập thể thao.
“Có lần sau ăn bánh mì tôi xuất hiện ban đỏ ngứa kèm theo đi ngoài nhưng cũng có lần cơ thể bình thường. Tôi đi khám tại một số bệnh viện, tuy nhiên không rõ bệnh và bác sĩ cũng không xác định tôi bị dị dứng do nguyên nhân gì” – bệnh nhân chia sẻ.
Hình ảnh test lẩy da cho thấy bệnh nhân có phản ứng với bột bánh mì. (Ảnh: Bác sĩ cung cấp)
Theo bác sĩ Khánh, lần gần đây nhất bệnh nhân ăn một ổ bánh mì trước khi tới phòng thể dục. Khi chạy bộ được khoảng 15 phút với tốc độ trung bình 6 km/giờ, bệnh nhân xuất hiện ban đỏ toàn thân, ngứa, tăng nhịp tim, đau bụng, đi ngoài, xuất hiện k.inh n.guyệt bất thường và ngất tại phòng tập. Sau khi được sơ cứu tại chỗ khoảng 30 phút, bệnh nhân đã tỉnh lại.
Bệnh nhân thăm khám với chẩn đoán sơ bộ là theo dõi phản vệ độ 3 do bột mì sau hoạt động thể lực. Theo người phụ nữ này bản thân chị và gia đình không có t.iền sử bệnh lý dị ứng và các bệnh lý khác trước đó.
Bác sĩ Khánh cho biết, khi tiếp nhận bệnh nhân này, bác sĩ đã nghi ngờ bệnh nhân có thể phản vệ với bột mì; phản vệ với bột mì sau hoạt động thể lực hoặc phản vệ với phụ gia trong bánh mì.
“Bệnh nhân được xét nghiệm test lẩy da dương tính với bánh mì song việc này cũng chưa thể xác định chính xác được chẩn đoán của bệnh nhân là phản vệ với bột mì hay phụ gia có trong bánh mì. Bởi lẽ test lẩy da với bánh mì có thể dương tính với một trong hai thành phần bột mì và phụ gia hoặc dị ứng với cả 2. Khi bệnh nhân được thực hiện test lẩy da với bột mì nguyên chất cho đã kết quả dương tính.
Ngoài ra, phối hợp với xét nghiệm IgE đặc hiệu cho kết quả dương tính mạnh với bột mì. Điều này chúng tôi đưa ra kết luận bệnh nhân này phản ứng quá mẫn cảm với bột mì, cùng với t.iền sử diễn biến bệnh, chẩn đoán xác định cuối cùng của bệnh nhân là phản vệ với bột mì do hoạt động thể lực” – bác sĩ Khánh chia sẻ.
Theo bác sĩ Khánh, các rối loạn liên quan tới bột mì khá phức tạp. Phản vệ với bột mì do hoạt động thể lực có thể gặp ở mọi lứa t.uổi, tuy nhiên gặp nhiều ở t.rẻ e.m vị thành niên và người lớn mà trước đó không hề có t.iền sử dị ứng với thức ăn, triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 6 tiếng hoặc hơn sau ăn bột mì và có hoạt động thể lực như đi bộ, chạy, thời gian điển hình thường từ 1 đến 3 giờ.
“Phản vệ với bột mì do hoạt động thể lực là bệnh lý dị ứng thức ăn hiếm gặp và dễ bỏ sót chẩn đoán, tuy nhiên đây lại là bệnh lý có nguy cơ lấy đi tính mạng bệnh nhân nếu không được chẩn đoán xác định sớm. Do đó, bệnh nhân cần được tư vấn tránh đồ ăn có chứa bột mì, đặc biệt không hoạt động thể lực sau ăn bột mì hoặc được điều trị giảm mẫn cảm nếu cần thiết”– bác sĩ Khánh cảnh báo.