TP HCM: Ghi nhận hơn 180 ca mắc tay chân miệng trong một tuần

Ngày 9/4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) thông tin, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 1.968 trường hợp mắc tay chân miệng.

Ảnh minh họa: Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM)

Tình từ ngày 1/4/2024 đến ngày 7/4/2024, tại TP HCM ghi nhận 184 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 51,1% so với trung bình 4 tuần trước.

Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 14 là 1.968 ca. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm huyện Nhà Bè, quận 6 và quận 8.

Trong tuần qua, TP HCM cũng ghi nhận 119 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 6,7% so với trung bình 4 tuần trước.

Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 14 là 2.442 ca. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm quận 1, quận 7 và quận Tân Phú.

Theo các bác sĩ, tay chân miệng là bệnh lây qua đường tiêu hóa, có thể diễn tiến nặng nhanh đe dọa tính mạng, ngành Y tế TP HCM vận động mọi người dân, đặc biệt là các gia đình có trẻ dưới 5 t.uổi thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh như sau:

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy cho trẻ và người chăm sóc trẻ;

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ trẻ tiếp xúc hàng ngày;

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhất;

Theo dõi sát khi trẻ bệnh để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh chuyển nặng như giật mình, sốt cao liên tục, quấy khóc liên tục, mạch nhanh, đã nổi bông tím, yếu tay chân.

Hà Nội ghi nhận 424 ca mắc tay chân miệng

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, TP vừa ghi nhận 124 ca mắc tay chân miệng từ đầu tuần đến nay, (tăng 47 trường hợp so với tuần trước đó).

Các ca bệnh phân bố rải rác tại 26 quận, huyện. Trong đó, quận Bắc Từ Liêm 10 ca, Mê Linh 9 ca, Nam Từ Liêm 9 ca, Hà Đông 8 ca, Hoàng Mai 8 ca. Ngoài ra, trong tuần có thêm 1 ổ dịch tay chân miệng tại xã Vân Hòa, huyện Ba Vì với 2 ca bệnh.

Tính từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 424 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng 155 ca so với cùng kỳ năm 2023); 6 ổ dịch tay chân miệng. Hiện còn 4 ổ dịch đang hoạt động. Trong khi đó, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 8.200 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2023).

Khi trẻ có biểu hiện của bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh.

CDC Hà Nội dự báo có thể gia tăng ca mắc tay chân miệng trên địa bàn trong thời gian tới. Đây là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra.

Cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71).

Trong khi, các trường hợp nhiễm chủng CA16 thường biểu hiện bệnh nhẹ, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà, thì chủng EV71 sẽ gây bệnh nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, phù phổi, suy hô hấp, suy tuần hoàn, có thể t.ử v.ong nếu không được điều trị kịp thời.

CDC Hà Nội khuyến cáo, để phòng, chống bệnh tay chân miệng, đối với khối trường mầm non, tiểu học, cần tăng cường vệ sinh lớp học, đồ chơi, khăn mặt của học sinh… Bên cạnh đó, y tế cơ sở hướng dẫn giáo viên các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng như: rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; thường xuyên lau rửa toàn bộ sàn nhà bằng chất tẩy rửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ, bàn, ghế bằng dung dịch sát khuẩn.

Đối với các bậc cha mẹ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như ly, chén, đĩa, muỗng, đồ chơi với trẻ mắc bệnh. Khi thấy trẻ bị tay chân miệng, cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để được tư vấn, điều trị kịp thời, tránh diễn biến nặng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *