Năm 2020, TP.HCM là 1 trong 46 địa phương trên cả nước được công nhận loại trừ bệnh sốt rét, trong các năm 2021, 2022, thành phố không phát sinh ca bệnh sốt rét nào.
Thông tin trên được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết ngày 24/4.
Theo HCDC, năm 2023, TP.HCM ghi nhận 21 ca sốt rét, chủ yếu là ca ngoại lai từ nước khác và ngoại lai tỉnh, không có ca t.ử v.ong do sốt rét, không có dịch sốt rét xảy ra.
Trước đó, năm 2020, TP.HCM là một trong 46 địa phương trên cả nước được công nhận loại trừ khỏi bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.
Trong các năm 2021, 2022, thành phố không phát sinh các ca bệnh sốt rét nào.
Tuy nhiên, HCDC vẫn duy trì các hoạt động giám sát thường xuyên ca bệnh và côn trùng truyền bệnh cùng các hoạt động chuyên môn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bộ Y tế nêu cao khẩu hiệu “Dồn tổng lực về đích để loại trừ sốt rét tại Việt Nam”.
HCDC khuyến cao, những trường hợp đi lao động, học tập ở các nước vùng Châu Phi hoặc các quốc gia, khu vực đang lưu hành bệnh sốt rét, vùng rừng núi… cần mang theo màn để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc dự phòng.
Khi trở về từ vùng có sốt rét lưu hành cần đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm tầm soát bệnh sốt nhằm phát hiện điều trị kịp thời khi có bệnh.
Theo HCDC, hiện nay, bệnh sốt rét vẫn còn diễn biến phức tạp tại Việt Nam, tập trung chủ yếu các khu vực có sốt rét lưu hành, đặc biệt ở các tỉnh: Lai Châu, Bình Phước, một số tỉnh ở miền Trung, Tây Nguyên và gần đây xuất hiện ở Khánh Hòa với số ca mắc tăng cao trong 3 năm gần đây.
Nhân Ngày Thế giới phòng, chống sốt rét (24/4/2024), Bộ Y tế đã nêu cao khẩu hiệu “Dồn tổng lực về đích để loại trừ sốt rét tại Việt Nam”.
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi ký sinh trùng được truyền sang người thông qua các vết đốt của muỗi Anopheles bị nhiễm bệnh.
Sốt rét hiện chưa có vắc-xin dự phòng, việc phòng chống muỗi truyền bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
Bệnh sốt rét nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ xuất hiện các biến chứng nặng – thể sốt rét ác tính và khi đó nguy cơ t.ử v.ong là rất cao.
Chiếm hơn 60% ca mắc bệnh sốt rét của cả nước, tỉnh Khánh Hòa chỉ thị gì?
Để ngăn chặn sự gia tăng ca mắc sốt rét mới, nhân viên y tế ở Khánh Hòa sẽ đến tận các thôn, làng triển khai các biện pháp phòng bệnh, tuy nhiên nhiều người dân vẫn chủ quan.
Đâu là nguyên nhân tăng mạnh ca mắc sốt rét mới?
Trong chỉ thị về phòng, chống sốt rét của UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành cho thấy, bệnh sốt rét tại địa phương vẫn diễn biến phức tạp, trong 3 tháng đầu năm, số ca mắc sốt rét mới ở Khánh Hòa chiếm hơn 60% ca mắc sốt rét mới của cả nước.
Từ đầu năm đến nay, Khánh Hòa ghi nhận 66 ca mắc sốt rét, đều ở huyện Khánh Vĩnh, trong đó, hầu hết đã được điều trị khỏi. Các xã có nhiều người mắc sốt rét ở Khánh Vĩnh là Khánh Phú, Khánh Thượng, Khánh Đông.
Nhận định của Trung tâm Y tế huyện Khánh Vĩnh, sự gia tăng ca mắc sốt rét vì mầm bệnh đang tồn tại trong rừng, trong khi cuộc sống của người dân lại gắn liền với rừng rẫy do đó rất khó khăn để cắt nguồn lây.
Mặc dù đã thực hiện truyền thông bằng nhiều hình thức như phát thanh trên loa đài, trực tiếp qua công tác khám chữa bệnh, thăm hộ gia đình nhưng người dân vẫn chủ quan, không tuân thủ tốt trong việc phối hợp lấy mẫu xét nghiệm.
Bên cạnh đó, việc khai báo y tế sau khi đi rừng, ngủ rẫy về chưa được người dân thực hiện tốt nên khó khăn trong phát hiện, điều trị ca mắc sốt rét.
Phun hóa chất phòng bệnh sốt rét cho các hộ gia đình ở Khánh Vĩnh (Khánh Hòa).
Bác sĩ Tôn Thất Toàn, Phụ trách Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa cho biết thêm, nguyên nhân nữa là một số công nhân làm việc tại các công trình ở Khánh Vĩnh mắc sốt rét nhưng lại di chuyển nhiều nơi, khó kiểm soát.
Mặt khác, chủ các công trình chưa có sự phối hợp chặt chẽ với ngành y tế để triển khai các biện pháp phòng, chống sốt rét cho cán bộ, công nhân của mình.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm sốt rét cho người dân Khánh Vĩnh.
Cùng với đó, nhiều người dân thường xuyên đi rừng, các gia đình đã ghi nhận có bệnh nhân sốt rét không tuân thủ ngủ màn, võng có tẩm hóa chất phòng bệnh.
Việc cần làm ngay đề phòng, chống sốt rét
Trước diễn biến của bệnh sốt rét, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ thị ngành y tế địa phương phối hợp ngay với các huyện, thành phố trên địa bàn, nhất là huyện Khánh Vĩnh để thu dung, điều trị, giám sát chặt tình hình sốt rét.
Xây dựng dự toán kinh phí cho công tác phòng, chống sốt rét, đảm bảo đủ thuốc, vật tư điều trị tốt nhất cho người mắc sốt rét. Xác định điểm nóng, nguy cơ cao với sốt rét để kiểm soát hiệu quả.
Theo khuyến cáo của ngành y tế, người hay đi rừng ở Khánh Vĩnh cần thường xuyên xét nghiệm bệnh sốt rét.
Ngành giáo dục Khánh Hòa phối hợp với ngành y tế phổ biến ngay kiến thức phòng chống sốt rét cho giáo viên, học sinh. Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động phòng, chống sốt rét tại cộng đồng.
Vấn đề kiểm soát công nhân công trình, UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ thị Ban Quản lý các công trình giao thông Khánh Hòa làm việc với Trung tâm kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa và các đơn vị y tế liên quan. Thông qua đó, tuyên truyền cho cán bộ, người lao động… hiểu rõ các biện pháp phòng, chống sốt rét trong quá trình thi công các công trình tại huyện miền núi, vùng có sốt rét lưu hành. Khi có công nhân, lao động nghi mắc sốt rét chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi, điều trị.
UBND các xã, thị trấn ở huyện Khánh Vĩnh cũng được yêu cầu nhanh chóng cho các hộ gia đình ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng, chống sốt rét theo hướng dẫn của ngành y tế.
Bác sĩ Tôn Thất Toàn, Phụ trách Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa cho biết, một số thuốc men, màn tẩm hóa chất phòng sốt rét bước đầu đáp ứng được cho người dân ở vùng sốt rét.
Bác sĩ Toàn cũng khuyến cáo, sốt rét là bệnh do ký sinh trùng Plasmodium gây ra với các triệu chứng đau đầu, sốt, lạnh run, bệnh lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi Anophen đốt. Khi điều trị đúng cách, người bị sốt rét có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh sốt rét nặng có thể tiến triển nhanh, gây biến chứng nguy hiểm. Thế nên khi người dân có các triệu chứng bất thường về sức khỏe cần đến cơ sở y tế ngay để được khám, điều trị, nhất là những người hay đi rừng, ngủ lại ở rẫy, tránh chủ quan để bệnh nặng.