TP.HCM phát hiện 2 người bị sốt rét ác tính nhập cảnh từ châu Phi

Ngày 4-6, TS.BS Hồ Đặng Trung Nghĩa, trưởng khoa nhiễm Việt – Anh ( Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM), cho biết bệnh viện đang điều trị hai bệnh nhân nhập cảnh từ châu Phi bị sốt rét ác tính với mật độ ký sinh trùng sốt rét cao.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM – nơi đang điều trị hai bệnh nhân nhập cảnh bị sốt rét ác tính – Ảnh: XUÂN MAI

Cụ thể, bệnh nhân thứ nhất là nữ, 24 t.uổi, du học sinh, sống tại quận Bình Thạnh, trở về từ Cameroon ( Trung Phi). Một ngày sau nhập cảnh, bệnh nhân sốt, uống thuốc nhưng không khỏi. Ngày thứ 6, bệnh nhân được xét nghiệm m.áu phát hiện ký sinh trùng sốt rét và điều trị tại bệnh viện.

Thời điểm nhập viện, bệnh nhân hôn mê, vàng da, mật độ ký sinh trùng sốt rét cao, thiếu m.áu và nước tiểu có màu nâu đỏ.

Bệnh nhân thứ 2 là nam, 63 t.uổi, quốc tịch Trung Quốc, nhập cảnh từ Bờ Biển Ngà (Tây Phi). Khi đến sân bay Tân Sơn Nhất, ông được đưa vào một bệnh viện kiểm tra sức khỏe do có triệu chứng sốt.

Kết quả xét nghiệm cho thấy mật độ ký sinh trùng sốt rét cao, suy thận, tổn thương gan, nhiễm toan axit lactic.

Các bệnh nhân được điều trị tích cực với thuốc đặc trị sốt rét và phối hợp nhiều phương tiện điều trị hỗ trợ.

Hình ảnh các chấm màu tím nhạt là ký sinh trùng sốt rét trong m.áu của bệnh nhân nữ, 24 t.uổi, du học sinh, sống tại quận Bình Thạnh và trở về từ Cameroon – Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Bác sĩ Nghĩa cho biết thêm, bệnh sốt rét hiện rất ít gặp nên các ca bệnh thường được phát hiện muộn. Biểu hiện sốt rét thường bị nhầm với sốt xuất huyết và một số bệnh n.hiễm t.rùng khác phổ biến hơn. Do đó, người bệnh cần được khai thác kỹ về yếu tố dịch tễ.

Hiện nay, nếu bệnh nhân sống, di chuyển từ vùng rừng núi, ngập mặn, nơi lưu hành sốt rét như Bình Phước, khu vực Tây Nguyên hay từ các quốc gia như Lào, Campuchia, châu Phi… cần nghĩ ngay đến sốt rét.

Khi bị sốt nên đến các cơ sở y tế khám bệnh, xét nghiệm chẩn đoán sốt rét.

Trước đó, Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho hay cũng vừa điều trị cho hai bệnh nhân sốt rét sau khi trở về nước từ Angola (châu Phi).

PGS.TS Đỗ Duy Cường – giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới bệnh viện – cho biết trong những năm vừa qua, bệnh sốt rét ở Việt Nam được kiểm soát khá thành công bởi chúng ta đã có chương trình phòng chống hiệu quả ở các địa phương. Thuốc sốt rét cũng đầy đủ để điều trị nên tỉ lệ mắc và t.ử v.ong giảm nhiều, chỉ còn ở một số tỉnh Tây Nguyên và phía Nam.

Tuy nhiên, gần đây bệnh viện nhận được nhiều bệnh nhân sốt rét từ châu Phi về nên gọi là sốt rét “nhập khẩu”.

“Người dân trở về nước từ vùng dịch tễ có sốt rét cần được khám sàng lọc, điều tra xét nghiệm ngay xem trong m.áu có ký sinh trùng sốt rét hay không và cũng cần khai báo y tế với cơ quan chức năng. Khi có biểu hiện sốt, người bệnh cần đi khám ngay để tránh nhầm lẫn và bỏ sót” – bác sĩ Cường khuyến cáo.

Hỏi nhanh về Covid-19: Tập thở thế nào để giúp phổi khỏe?

Ngoài ăn uống để tăng sức đề kháng, tôi xin bác sĩ hướng dẫn các bài tập thở giúp phổi khỏe trong mùa Covid-19? Xin cảm ơn bác sĩ! (Xuân Long, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM).

Những bài tập thở giúp phổi khỏe trong mùa Covid-19. Ảnh BSCC

Bác sĩ CK2, Huỳnh Tấn Vũ , Trưởng Đơn vị Điều trị ban ngày cơ sở 3, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết: Tập thở – tùy mục đích tập luyện để tăng cường sức khỏe hoặc phục hồi, cải thiện các bệnh lý hô hấp. Tập thở trị liệu thường được chỉ định ở bệnh lý phổi với rối loạn hạn chế, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và thể hỗn hợp, mục đích là để phục hồi, cải thiện chức năng hô hấp.

Tập thở đúng làm tăng dung tích hô hấp nhưng không bị gia tăng sự tiêu thụ ô xy nên người tập không mệt, tống thải được chất tiết để sự thông khí dễ dàng, kiểm soát được nhịp thở, giúp lồng ngực giãn nở tối đa…

Một số động tác thường được sử dụng là thở 4 thời có kê mông và giơ chân; ngồi hoa sen xem xa xem gần; tập với quả tạ….

Động tác thở 4 thời

Tư thế: Nằm ngửa thẳng, kê một gối ở mông cao khoảng 5-8 cm vừa sức, tay trái để trên bụng, tay phải để trên ngực, nhắm mắt, chú ý vào việc tập thở.

Động tác thở 4 thời. Ảnh BSCC

– Thời 1: Hít vào tối đa, ngực nở bụng phình và căng (4 giây). Hít ngực bụng nở.

– Thời 2: Giữ hơi, mở thanh quản bằng cách cố gắng hít thêm, lồng ngực vẫn giữ nguyên ở tình trạng nở tối đa, bụng vẫn phình căng cứng, đồng thời giơ một chân dao động qua lại 4 cái, rồi hạ chân (4 giây), giữ hơi hít thêm.

– Thời 3: Thở ra thoải mái tự nhiên, để lồng ngực và bụng tự nhiên hạ xuống, không kìm không thúc (4 giây), thở không kìm thúc.

– Thời 4: Thư giãn chân tay (4 giây), chuẩn bị trở lại thời 1.

Mỗi lần tập 10-20 hơi thở. Một ngày tập 2 lần.

Xem xa và xem gần

Ngồi hoa sen. Ngón tay của hai bàn tay đan chéo nhau và đưa lật lên trên, đầu bật ra sau, mắt nhìn lên bàn tay ở 1 điểm cố định của một ngón tay để thấy rõ từng nét.

Ngồi hoa sen, ngón tay của hai bàn tay đan chéo nhau và đưa lật lên trên, đầu bật ra sau, mắt nhìn lên bàn tay ở 1 điểm cố định. Ảnh BSCC

Hít vào tối đa, giữ hơi và dao động tay, đầu thân qua lại từ 2-6 cái, mắt vẫn nhìn theo điểm cố định, thở ra, đồng thời đưa tay lại gần mặt độ 5 cm mà vẫn cố nhìn rõ điểm cố định. Làm động tác từ 3-5 hơi thở.

Đưa quả tạ lên trên và đằng sau

Hai chân đứng chữ nhân. Nắm chặt hai quả tạ trong hai tay (nặng vừa sức, khoảng 1-1,5 kg mỗi quả). Đưa hai tay thẳng lên đằng trước và lên trên, cố gắng đưa ra phía sau càng nhiều càng tốt, hít vô tối đa. Giữ hơi, dao động trước sau từ 2-6 cái; đưa hai tay ra đằng trước, hạ tay xuống đưa ra phía sau, càng xa càng tốt, đồng thời thở ra, ép bụng thật mạnh. Càng cố gắng đưa tay ra phía sau thì ép bụng càng mạnh, giữ tư thế ép bụng 2-3 giây. Làm động tác như vậy 3-5 hơi thở.

Bài tập đưa tạ ra sau. Ảnh BSCC

Nếu tập thở nâng cao sức khỏe thì phải có người hướng dẫn, thở đúng kết hợp vơi động tác tối đa hoặc gần tối đa. Các phương pháp tập thở cải thiện bệnh cần có chỉ định, theo dõi của thầy thuốc. Tùy đối tượng và mục đích của việc luyện thở mà thiết kế riêng cho từng cá thể, từng bệnh, chứng là nên tập trong bao lâu, ngày mấy lần.

Tập thở thời gian tính bằng tháng, năm chứ không đơn thuần là vài ngày.

Nếu tính thời gian tập ngày 3 lần mỗi lần 30 phút. Sáng tập 30 phút: Tập thở kết hợp động tác nằm ngửa, ngồi, đứng. Trưa tập thư giãn 30 phút nếu được ngủ thì tốt. Chiều tối trước khi ngủ tập thở kết hợp động tác đứng, ngồi, nằm ngửa, thư giãn đi vào giấc ngủ.

Việc luyện thở là cả quá trình nhất là khi kết hợp với động tác, thở có tác dụng rất tốt cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, làm chủ cảm xúc, giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, có sức chống chọi với bệnh tật tốt hơn. Trong thời đại dịch bệnh liên quan hô hấp là Covid-19, bên cạnh tuân thủ các nguyên tắc chống dich hiệu quả thì luyện thở khoa học là phương pháp đơn giản góp phần để nâng cao sức đề kháng bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bác sĩ ơi! Vì sao nhiều người đắn đo khi tiêm vắc xin Covid-19 | Trò chuyện cùng chuyên gia trong đại dịch

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *