Thời gian qua, bệnh lao được phát hiện có xu hướng giảm, tuy nhiên khó đạt mục tiêu giảm số lượng mắc lao trong cộng đồng.
Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay thành phố có khoảng 15% số lượng bệnh nhân lao của các tỉnh thành khu vực phía Nam đang được thu dung và điều trị tại thành phố. Nhờ tích cực triển khai các dự án, thời gian qua, bệnh lao được phát hiện có xu hướng giảm. Năm 2011 số ca mắc là 230 người/100 ngàn dân, đến năm 2018 con số này chỉ còn 197 người. Tỷ lệ thu nhận điều trị lao phổi đang duy trì ở 93-95 trường hợp/100 ngàn dân.
Tuy nhiên, tình hình dịch tễ bệnh lao diễn tiến khá phức tạp, công tác chống lao gặp nhiều khó khăn nên khó tiếp cận được các mục tiêu đã được đề ra là đến năm 2020 giảm số lượng mắc trong cộng đồng xuống còn 131 người/100 ngàn dân, giảm số người c.hết do lao xuống dưới 10 trường hợp/100 ngàn dân, khống chế số lượng người mắc lao đa kháng thuốc dưới 5% trong tổng số người mắc bệnh lao.
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch là nơi điều trị bệnh lao
Theo ngành y tế, vi khuẩn lao có thể tồn tại trong cơ thể người dưới nhiều trạng thái. Khi vi khuẩn thâm nhập lần đầu vào cơ thể, gọi là lao tiềm ẩn. Việc nhiễm lao tiềm ẩn có thể được cơ thể loại trừ qua khả năng miễn dịch tự nhiên. Nếu vi khuẩn không bị t.iêu d.iệt, chúng có thể gây nhiễm lao. Khi không được điều trị, nhiễm lao tiềm ẩn có thể trở thành lao hoạt động và lây nhiễm cho người tiếp xúc. Chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn có ý nghĩa quan trọng với cuộc chiến chấm dứt bệnh lao.
Từ năm 2014, TP Hồ Chí Minh bắt đầu thực hiện chương trình “Chăm sóc đúng”, nhằm chủ động tầm soát phát hiện bệnh lao sớm, điều trị sớm, giảm lây nhiễm ra gia đình và cộng đồng. Chương trình thiết lập mạng lưới cộng tác viên, tư vấn viên trên từng phường xã đến gia đình có người mắc lao mới được phát hiện, vận động các thành viên đến cơ sở y tế khám, chụp X-quang miễn phí. Mạng lưới này còn tiếp xúc những người có nguy cơ mắc lao, nhóm dân cư hoàn cảnh khó khăn để vận động đi tầm soát. Đồng thời, tổ chức những cuộc chụp X-quang lưu động vào thứ bảy, chủ nhật tại các địa đ.iểm gần nơi cư trú để chụp X-quang cho người nghi bị lao đã được tư vấn và sàng lọc. Những người đã được chẩn đoán bị lao sẽ được vận động đi điều trị. Sau 5 năm thực hiện, thành phố phát hiện thêm hàng chục ngàn người mắc bệnh lao, giảm tỷ lệ bỏ điều trị.
Để tiếp tục thực hiện các mục tiêu hướng đến chấm dứt bệnh lao tại TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Hữu Hưng cho biết, Sở Y tế sẽ tiếp tục các giải pháp như: ứng dụng các công nghệ tiên tiến để chẩn đoán sớm, xét nghiệm kháng sinh đồ cho toàn bộ bệnh nhân trước khi điều trị; tiếp cận để sàng lọc bệnh nhân; phát hiện chủ động lao – HIV, lao t.rẻ e.m. Đồng thời, chuẩn bị thông qua việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân lao bằng bảo hiểm y tế, tạo điều kiện để các bệnh nhân được tiếp cận với tất cả các dịch vụ phòng chống lao.
Huyền Nga – Nguyễn Cảnh
Theo cand
Phân loại bệnh lao thế nào?
Khi nghi ngờ hoặc có các dấu hiệu bệnh lao, người bệnh sẽ được khuyên nên làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh và có hướng điều trị.
Việc phân loại bệnh lao theo kết quả xét nghiệm và t.iền sử điều trị lao rất quan trọng trong việc điều trị bệnh hiệu quả.
Phân loại bệnh lao theo kết quả xét nghiệm vi khuẩn
Người bị bệnh lao có bằng chứng về vi khuẩn học: là người bệnh có ít nhất một trong các xét nghiệm như nhuộm soi đờm trực tiếp, nuôi cấy hoặc xét nghiệm vi khuẩn lao được WHO chứng thực như Xpert MTB/RIF (Mycobacterium tuberculosis/Rifampicin), HAIN (GenoType MTBDRplus) có kết quả xét nghiệm dương tính.
Người bị bệnh lao không có bằng chứng về vi khuẩn học hay chẩn đoán lâm sàng: là người bệnh được chẩn đoán và điều trị bệnh lao bởi bác sĩ lâm sàng nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn có bằng chứng về vi khuẩn học. Nếu trong quá trình điều trị về sau có tìm thấy vi khuẩn lao bằng các xét nghiệm thì người bệnh được phân loại lại là có bằng chứng về vi khuẩn học.
Điều trị cho bệnh nhân mắc lao tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Ảnh: TM.
Phân loại bệnh lao theo t.iền sử điều trị lao
Người bị bệnh lao mắc mới: là người bệnh chưa bao giờ dùng thuốc chống lao hoặc mới sử dụng thuốc chống lao nhưng dưới 1 tháng.
Người bị bệnh lao tái phát: là người bệnh đã được điều trị lao và được các bác sĩ xác định là khỏi bệnh hoặc đã hoàn thành việc điều trị, tuy nhiên bị mắc bệnh trở lại với kết quả AFB dương tính hoặc có bằng chứng về vi khuẩn thông qua xét nghiệm.
Người bị bệnh lao điều trị thất bại gồm có: Người bệnh có kết quả AFB dương tính từ tháng điều trị thứ 5 trở lên và phải chuyển phác đồ điều trị. Người bệnh có kết quả chẩn đoán ban đầu với AFB âm tính nhưng sau 2 tháng điều trị thì xuất hiện kết quả AFB dương tính. Người bị bệnh lao ngoài phổi xuất hiện thêm lao phổi với kết quả AFB dương tính sau 2 tháng điều trị. Người bệnh đa kháng thuốc, được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình điều trị với thuốc chống lao hàng thứ nhất.
Người bị bệnh lao điều trị lại sau khi bỏ điều trị: là người bệnh không sử dụng thuốc liên tục nhiều hơn 2 tháng trong quá trình điều trị, sau đó người bệnh quay lại điều trị thì thấy kết quả AFB dương tính hoặc có bằng chứng về vi khuẩn thông qua xét nghiệm.
Các phân loại khác cho người bị bệnh lao
Bị lao phổi có kết quả AFB dương tính khác: là người bệnh đã được điều trị thuốc lao trước đây với thời gian điều trị kéo dài hơn 1 tháng nhưng không xác định được phác đồ và kết quả điều trị hoặc không rõ t.iền sử điều trị như thế nào, nay lại được chẩn đoán là bị lao phổi với kết quả AFB dương tính.
Lao phổi có kết quả AFB âm tính và lao ngoài phổi khác: là người bệnh đã được điều trị thuốc lao trước đây với thời gian điều trị kéo dài hơn 1 tháng nhưng không xác định được phác đồ và kết quả điều trị hoặc điều trị theo phác đồ với đ.ánh giá là hoàn thành điều trị hoặc không rõ t.iền sử điều trị, nay lại được chẩn đoán là bị lao phổi với kết quả AFB âm tính hoặc lao ngoài phổi.
Người bị bệnh lao từ nơi khác chuyển đến: là người bệnh được chuyển từ đơn vị điều trị khác đến để tiếp tục điều trị.
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan nhanh cho người thân và cộng đồng. Vì vậy, mọi người cần có ý thức phòng bệnh. Khi nghi ngờ hoặc có dấu hiệu bệnh, người bệnh nên đi khám chuyên khoa để làm các xét nghiệm và có chẩn đoán bệnh lao và được điều trị sớm nhất.
BS. Xuân Đồng
Theo suckhoedoisong