Theo một lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM, TP tiêm mũi 2 bằng vắc xin Pfizer cho người đã tiêm mũi 1 bằng Moderna, nhưng người tiêm phải đồng ý.
Người dân cần tiêm đủ 2 liều vắc xin Covid-19 để nâng cao miễn dịch. Ảnh ĐỘC LẬP
Ngày 6.9, theo thông tin PV Thanh Niên nhận được, 2 ngày qua, TP.HCM đã triển khai tiêm mũi 2 bằng vắc xin Pfizer cho người đã tiêm vắc xin Moderna mũi 1.
Theo một lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM, hiện TP không còn vắc xin Moderna nên tiêm vắc xin Pfizer cho người đã tiêm Moderna mũi 1. Tuy nhiên, người dân đồng ý mới tiêm. Hiện nay TP đang thiếu nguồn vắc xin Moderna.
Bộ Y tế: Nguồn vắc xin Covid-19 hiện rất hạn chế, chưa tiêm cho học sinh
Theo chuyên gia bệnh truyền nhiễm Trương Hữu Khanh, sau khi tiêm vắc xin Moderna mũi 1, chậm nhất tối đa 4 tháng phải tiêm mũi 2. Nhưng đáng lo là trong thời gian chờ có thể bị nhiễm bệnh.
Về giải pháp, theo bác sĩ Khanh, một số nước trên thế giới khi thiếu vắc xin Covid-19 đã tiêm trộn Moderna với Pfizer và ngược lại; AstraZeneca tiêm trộn với Pfizer, Moderna. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu tiêm Pfizer, Moderna mũi 1, dùng AstraZeneca mũi 2.
Trước đó, Sở Y tế TP.HCM có văn bản gửi UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức và các cơ sở y tế trực thuộc về việc tổ chức tiêm vắc xin Covid-19 từ ngày 1.9 đến 15.9.
Theo công văn, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị tổ chức tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1. Cụ thể sẽ tiêm mũi 2 cho người tiêm mũi 1 như sau: Người tiêm mũi 1 bằng AstraZeneca trong khoảng thời gian từ ngày 20.6 đến 15.7. Người tiêm mũi 1 bằng vắc Moderna trong khoảng thời gian từ ngày 1.8 đến 15.8. Người tiêm vắc xin Pfizer trong khoảng thời gian từ ngày 11.8 đến 25.8. Người tiêm vắc xin Vero Cell trong khoảng thời gian từ ngày 13.8 đến 25.8.
Về số mũi 2 cần tiêm (tương ứng mũi 1 và thời gian đã tiêm như trên), từ 1.9 đến 15.9, với vắc xin AstraZeneca tiêm hơn 704.000 mũi; vắc xin Moderna hơn 446.000 mũi; vắc xin Pfizer gần 25.000 mũi và vắc xin Vero Cell là 859.000 mũi.
TP.HCM lý giải vì sao số ca t.ử v.ong do Covid-19 vẫn cao
Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các quận, huyện, TP.Thủ Đức tiếp tục tiêm mũi 1 cho người từ 18 t.uổi trở lên và chịu trách nhiệm tiêm phủ người dân trên địa bàn, đặc biệt là người trên 65 t.uổi, người có bệnh nền, lực lượng tuyến đầu chống dịch. Lập danh sách người đã tiêm mũi 1 để tiêm mũi 2 đúng thời gian. Tuy nhiên, hiện nay TP.HCM không còn vắc xin Moderna, do đó TP.HCM đang tính toán phương án tiêm thay thế, có thể tiêm Pfizer cho người đã tiêm Moderna mũi 1.
Nghiên cứu phát hiện đây là cách giảm triệu chứng Covid-19 kéo dài
Mặc dù nhiều người nhiễm Covid-19 thường sẽ hồi phục trong vòng vài tuần, nhưng vẫn có một số người gặp phải các triệu chứng kéo dài.
Tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp giảm một nửa nguy cơ phát triển các triệu chứng nhiễm Covid-19 kéo dài. Ảnh SHUTTERSTOCK
Dấu hiệu của nhiễm Covid-19 kéo dài có thể bao gồm mệt mỏi, khó thở, đầu óc lơ mơ, tim đ.ập nhanh và các triệu chứng khác.
Theo một nghiên cứu lớn ở Anh, tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp giảm một nửa nguy cơ phát triển các triệu chứng nhiễm Covid-19 kéo dài.
Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chứng minh tiêm vắc xin giúp chống lại lây nhiễm Covid-19 và giảm nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu được công bố trên diễn đàn về bệnh truyền nhiễm của tạp chí khoa học The Lancet vào ngày 1.9, dựa trên dữ liệu từ hơn 1,2 triệu người trong nghiên cứu về triệu chứng Covid-19, trong đó các tình nguyện viên sử dụng ứng dụng di động để ghi lại các triệu chứng, kết quả xét nghiệm và hồ sơ tiêm chủng của họ.
Nhóm tham gia bao gồm những người đã tiêm ít nhất một liều vắc-xin Pfizer, Moderna hoặc AstraZeneca trong khoảng thời gian từ ngày 8.12.2020 đến ngày 4.7 năm nay, và một nhóm đối chứng gồm những người chưa tiêm chủng.
Kết quả cho thấy, trong số gần 1 triệu người đã được tiêm chủng đầy đủ, có 0,2% bị nhiễm Covid-19. Trong số những người này, số người không có triệu chứng cao gấp đôi so với những người chưa tiêm chủng. Đặc biệt, tỷ lệ nhập viện ở nhóm này thấp hơn 73% so với nhóm chưa tiêm chủng.
Tỷ lệ có các triệu chứng lâu dài – kéo dài ít nhất 4 tuần sau khi nhiễm bệnh – cũng thấp hơn 49% ở nhóm đã tiêm đủ 2 liều vắc xin, theo The New York Times .
Bác sĩ ơi! Covid-19 có di chứng sau này không? | Trò chuyện cùng chuyên gia trong đại dịch
Nghiên cứu cũng cho thấy, tiêm vắc xin 1 liều cũng đã giúp giảm thiểu nguy cơ mắc Covid-19 kéo dài.
Nghiên cứu này cũng đã cung cấp thêm bằng chứng cho thấy tiêm vắc xin giúp chống lại lây nhiễm Covid-19 và giảm nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng.
Mặc dù các trường hợp nhiễm Covid-19 sau khi đã tiêm đủ vắc xin vẫn có thể xảy ra, nhưng có xu hướng nhẹ hơn.
Giáo sư Tim Spector từ Đại học Kings College London (Anh), một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Tiêm phòng đang làm giảm rất nhiều trường hợp nhiễm Covid-19 kéo dài theo hai cách như sau”.
“Đầu tiên, tiêm phòng giúp giảm từ 8 đến 10 lần nguy cơ mắc bất kỳ triệu chứng nào của Covid-19, sau đó nó giảm một nửa nguy cơ nhiễm Covid-19 kéo dài nếu có bị nhiễm”, theo Science Alert .