Từ cuối tháng 3 cho đến nay, thời tiết tại TPHCM nói riêng và khu vực phía Nam nói chung đã chuyển sang nắng nóng gay gắt.
Đặc biệt, trong những ngày gần đây, nhiệt độ cao cộng với nắng khô nóng khiến nhiều người dân đổ bệnh, nhất là ở lứa t.uổi trẻ nhỏ. Sau đây là Ghi nhận tại TPHCM.
Dưới cái nắng chói chang, những người bán hàng trên vỉa hè vì mưu sinh phải vất vả đội nắng, chiều khách. Dù đã “ngụy trang” mấy lớp bảo hộ: 2,3 lớp mũ, khẩu trang, áo chống nắng… nhưng vẫn “say sẩm” vì nắng.
Trong khi đó, ghi nhận tại các bệnh viện, tỷ lệ người mắc bệnh phải nhập viện do nắng nắng tăng cao. Chủ yếu là các bệnh về hô hấp, tiêu chảy,… Đặc biệt là người cao t.uổi và trẻ nhỏ, nhất là khi nhiệt độ ngoài trời có lúc lên tới 40 độ.
Theo bác sĩ thời tiết nóng là điều kiện cho các loại vi khuẩn, vi rút, các côn trùng truyền bệnh như ruồi, muỗi sinh sôi và phát triển. Do đó, tăng nguy cơ mắc các bệnh từ đường hô hấp, tiêu hóa, sốc nhiệt…
Bác sĩ cảnh báo, ở thời điểm này, người dân cần lưu ý, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt khi tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao. Do đó, người dân cần tạo môi trường nhà cửa xung quanh sạch sẽ, thoáng mát; hạn chế ra đường và các hoạt động ngoài trời nắng nóng; bảo quản thực phẩm sau chế biến là rất quan trọng; chủ động phòng bệnh, đặc biệt ở các đối tượng nhạy cảm với thời tiết như người già và t.rẻ e.m.
TP Hồ Chí Minh yêu cầu điều chỉnh thời khóa biểu nhằm đảm bảo sức khỏe học sinh mùa nắng nóng
Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh trước tình trạng nắng nóng gay gắt, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã yêu cầu các trường chú ý việc điều chỉnh thời khóa biểu và các hoạt động cho phù hợp với thời tiết nắng nóng hiện nay.
Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh lưu ý Hiệu trưởng các trường điều chỉnh thời gian học, lượng hoạt động trong giáo dục thể chất, quốc phòng an ninh và các hoạt động ngoài trời, ngoại khóa cho phù hợp. Bên cạnh đó, Sở yêu cầu các trường hạn chế các hoạt động xếp hàng điểm danh, xếp hàng lên lớp tại thời điểm nắng nóng để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho học sinh.
Học sinh trường THCS Huỳnh Khương Ninh (Quận 1) học thể dục.
Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường Bùi Thị Xuân (Quận 1) cho biết, để đảm bảo sức khỏe của học sinh trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, nhà trường đã tăng cường bảo trì hệ thống máy lạnh, kiểm tra hệ thống quạt, tăng cường các dù lớn che nắng; đồng thời tăng cường hệ thống nước uống để tạo điều kiện cho học sinh có thể sử dụng cây nước lạnh mọi nơi, kể cả phòng của Ban giám hiệu.
Song song đó, Ban giám hiệu trường cũng yêu cầu giáo viên dạy môn Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất trên lớp hoặc trong khu vực bóng mát; tuyệt đối không dạy chỗ nắng hoặc hanh nắng. Đặc biệt không cho học sinh tập những động tác nặng, chạy bộ…
Còn tại Trường Tiểu học Lê Văn Thọ (quận Gò Vấp), để tránh nắng cho học sinh, nhà trường đã điều chỉnh thời khóa biểu, không tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong thời điểm nắng nóng. Đối với các tiết học ngoài trời, trường chọn vị trí mát như dưới bóng cây, sảnh nhà ăn, mở các quạt công nghiệp và giàn phun sương dưới sân chơi, tăng cường nước uống cho học sinh.
Bác sĩ Trương Thị Ngọc Phú, Phó Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) cho biết, thời tiết nắng nóng, t.rẻ e.m là đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt.
Để phòng sốc nhiệt và các bệnh trong mùa nắng nóng, bác sĩ Phú khuyến cáo phụ huynh hạn chế cho trẻ chơi quá lâu dưới thời tiết nắng nóng vì thời tiết nắng nóng dễ gây mất nước, suy kiệt và dễ nhiễm bệnh.
Nếu phải hoạt động ngoài trời nên hướng dẫn che chắn cho trẻ cẩn thận như đội mũ, áo dài tay, nơi hoạt động có mái che… tránh những thời điểm nhiệt độ môi trường tăng cao và tia cực tím hoạt động mạnh trong ngày (khung giờ từ 10 – 14 giờ), thời gian hoạt động ngoài trời không quá 60 phút/ngày đối với t.rẻ e.m trong thời tiết nắng nóng.
Luôn tăng cường lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội… giúp cơ thể trẻ không bị mất nước do nhiệt độ cao và tăng cường sức đề kháng. Chú ý các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vì thực phẩm dễ bị ôi thiu khi thời tiết nắng nóng.