Một bệnh nhân nam trên 60 t.uổi, bị kháng thuốc, đã trải qua 7 lần mổ sau gãy xương, nhưng kết quả điều trị vẫn nan giải… PGS. TS. Đào Xuân Thành – Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết.
Tại buổi lễ mít tinh hưởng ứng tuần lễ phòng, chống kháng thuốc do Bộ Y tế phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức vào chiều nay (25/11), PGS. TS. Đào Xuân Thành – Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, ngày hôm qua (24/11), ông vừa mổ cho một bệnh nhân nam trên 60 t.uổi, sống ở Hải Phòng. Đây là lần mổ thứ 7 của bệnh nhân, nhưng tiên lượng vẫn xấu, do vi khuẩn đa kháng thuốc…
TS Đào Xuân Thành cho biết, bệnh nhân nhập viện cách đây khoảng 2 tuần, do có bệnh lý kèm theo (bệnh nhân còn bị rối loạn tắc nghẽn thông khí phổi) cho nên bệnh viện phải chuẩn bị cẩn thận mới lên kế hoạch mổ để đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh.
Điều đặc biệt nhất của bệnh nhân này là đã đi rất nhiều bệnh viện. Lúc đầu bệnh nhân bị gãy đầu trên xương đùi, mổ ở bệnh viện tại địa phương, bị n.hiễm t.rùng, sau đó lên một bệnh viện tuyến cao hơn để sửa lại nhưng vẫn tiếp tục bị n.hiễm t.rùng. Tại lần mổ thứ hai các bác sĩ đã phát hiện có vi khuẩn đa kháng kháng sinh.
Một số vi khuẩn kháng đa thuốc.
Sau khi mổ 2 lần ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh nhân vẫn bị n.hiễm t.rùng. Có một đặc điểm là mỗi lần mổ ở một bệnh viện xong, thì n.hiễm t.rùng lại cấy thêm một vi khuẩn khác nhau và vi khuẩn đó lại đa kháng kháng sinh. Bệnh nhân này trước đó đã nhiễm tụ cầu vàng đa kháng thuốc, sau đó nhiễm thêm trực khuẩn mủ xanh và bây giờ lại nhiễm thêm Klebsiella cũng đa kháng kháng sinh.
Những vi khuẩn này hay gặp nhất trong môi trườngbệnh viện. Như vậy chúng ta có thể thấy là ngay cả trong môi trường bệnh viện là một môi trường có sự nguy hiểm rất lớn với người bệnh, nếu chúng ta không tuân thủ được những qui trình, những cách sử dụng kháng sinh đúng. TS Thành chia sẻ.
TS Đào Xuân Thành cho biết thêm, vi khuẩn phải g.iết bằng kháng sinh. Các phẫu thuật viên chỉ có thể làm sạch ổ n.hiễm t.rùng, ổ viêm- những gì mà có thể nhìn thấy bằng mắt thường để tạo điều kiện thuận lợi cho mô lành phát triển, và thuốc xâm nhập vào đó dễ dàng. Thế nhưng với bệnh nhân này lại rơi vào tình trạng đa kháng kháng sinh. Vì thế, kháng sinh hầu như có rất ít tác dụng, nên kết quả điều trị trong tương lai gần là rất nan giải.
PGS.TS Đào Xuân Thành khuyến cáo, mỗi người dân phải sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách. Nếu chỉ hơi ho, sốt, đau… thì không nên tự ý mua thuốc kháng sinh về chữa trị. Các nhân viên y tế cần trang bị cho bản thân kiến thức cần thiết khi nào thì sử dụng thuốc kháng sinh và dùng thuốc kháng sinh thuộc loại nào.
Thực tế, không ít bác sĩ muốn sử dụng thuốc kháng sinh mạnh nhất, đắt t.iền nhất để điều trị cho bệnh nhân nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, người bác sĩ điều trị không để bệnh nhân phải dùng thuốc kháng sinh mà khỏi bệnh thì mới là bác sĩ giỏi.
Mặc dù Bộ Y tế đã nỗ lực kiểm soát chặt chẽ thuốc kháng sinh, nhưng vẫn chưa thể kiểm soát hết được. Vì vậy, cần có một chế tài mạnh mẽ hơn nữa để phòng, chống kháng thuốc.
Phát hiện loại vi khuẩn kháng kháng sinh với tỷ lệ 82% tại Việt Nam
Tình trạng kháng thuốc tại Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới và đang ở mức nghiêm trọng. Đặc biệt đã ghi nhận loại vi khuẩn kháng kháng sinh với tỷ lệ tới 82%, cao nhất từ trước đến nay.
Đó là thông tin được Bộ Y tế và đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đưa ra tại lễ mít-tinh hưởng ứng Tuần lễ nâng cao nhận thức về phòng chống kháng thuốc diễn ra tại Đại học Y Hà Nội vào chiều 25/11.
Kết quả khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới tại 16 bệnh viện lớn của Việt Nam từ năm 2019 cho thấy, đã xuất hiện một số loại vi khuẩn đa kháng thuốc, trong đó 82% số trường hợp mắc bệnh do vi khuẩn Acinetobacter gây bệnh phổi, viêm đường tiết niệu đã kháng với thuốc kháng sinh Carbapenems. Tại các bệnh viện như: Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bạch Mai, Nhi Trung ương, Phổi Trung ương…đã phát hiện những siêu vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh và đã có những bệnh nhân t.ử v.ong.
Ảnh minh họa.
Gần đây nhất, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM đã phát hiện một vài trường hợp nhiễm vi khuẩn kháng thuốc Colistin (một loại kháng sinh thế hệ mới).
TS Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: “Hiện nay, Bộ Y tế đang thực hiện đề án tăng cường việc mua thuốc theo đơn và kiểm soát việc bán thuốc kê đơn; đồng thời, đã triển khai kết nối liên thông các nhà thuốc ở cộng đồng và trong các bệnh viện và sắp tới sẽ thực hiện tại các quầy thuốc. Bộ Y tế cũng đang chỉ đạo áp dụng công nghệ thông tin để triển khai kê đơn thuốc điện tử tại các bệnh viện, tổ chức thực hiện thí điểm ở Hà Tĩnh, Hưng Yên để xây dựng mô hình hoàn chỉnh, tiến tới nhân rộng ra toàn quốc vào tháng 1/2021”.
Tham gia mít-tinh hưởng ứng Tuần lễ nâng cao nhận thức về phòng chống kháng thuốc, các Bộ Y Tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đối tác như Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc đã cùng nhau cam kết phối hợp, chấm dứt việc sử dụng kháng sinh sai và lạm dụng kháng sinh từ các bệnh viện, khu chăn nuôi, hay trong các hộ gia đình.
Bà Rana Flower, Trưởng Đại diện lâm thời văn phòng tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết: “Trong 10 năm tới, lượng kháng sinh dùng trong chăn nuôi dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi, đáp ứng cho nhu cầu thực phẩm khi dân số ngày càng gia tăng, do vậy ngành lương thực và nông nghiệp, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc lây lan. Dọc theo từng khâu trong chuỗi thực phẩm, các biện pháp cần được thực hiện đảm bảo kháng sinh được sử dụng thận trọng và có trách nhiệm, vì vậy có thể làm chậm lại sự phát triển và lây lan của vi khuẩn kháng thuốc”.
Được đ.ánh giá là điều kỳ diệu trong y học hiện đại, thuốc kháng sinh đã góp phần thay đổi cuộc sống của con người khi đ.ánh bại các vi khuẩn nguy hiểm, giúp nhiều t.rẻ e.m được sống sót và t.uổi thọ của người lớn được kéo dài hơn. Nhưng điều này đang có những thay đổi đáng kể, do lạm dụng thuốc đã gây ra tình trạng kháng kháng sinh đang báo động hiện nay./.