Trầm cảm ở đất nước ‘hạnh phúc nhất thế giới’

PHẦN LAN – Hai năm liên tiếp Phần Lan được Liên Hợp Quốc chọn là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, song số người t.ự t.ử ở nước này cũng rất cao.

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, mọi thứ ở Phần Lan đều ổn. Gần như bạn cảm thấy không có lý do để bị trầm cảm khi sống ở một đất nước có điều kiện sống quá cao. Song, thực tế người dân nước này gặp khó khăn trong việc nhận biết, thừa nhận và điều trị các chứng trầm cảm vì áp lực từ bảng xếp hạng và những điều cấm kỵ của đất nước. Đó cũng là lý do các vấn đề tâm lý của họ ngày càng dai dẳng.

Năm 1990, Phần Lan có tỷ lệ người t.ự t.ử cao thứ hai trên thế giới. Hiện, số vụ t.ự t.ử ở mọi lứa t.uổi đã giảm một nửa, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của châu Âu. Gần 16% phụ nữ Phần Lan từ 18 đến 23 t.uổi và 11% nam thanh niên tự nhận đang trải qua giai đoạn khó khăn, cảm thấy đau khổ trong cuộc sống, theo báo cáo năm 2018 của Hội đồng Bộ trưởng Bắc Âu và Viện nghiên cứu Hạnh phúc Copenhagen.

Một nghiên cứu năm 2017 do Trung tâm Phúc lợi Xã hội và Các vấn đề xã hội Bắc Âu thực hiện, cho thấy mối liên hệ giữa lạm dụng chất gây nghiện như m.a t.úy hoặc rượu, với trầm cảm và sức khỏe tâm thần kém. Tình trạng sử dụng m.a t.úy cũng tăng ở những người từ 25 đến 34 t.uổi. Ngoài ra, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp quốc gia Phần Lan thấp, nhưng đặc biệt cao ở những người trẻ t.uổi.

Ngọc Quỳnh

Theo Slate/VNE

Trẻ nguy cơ bị trầm cảm, rối loạn lo âu khi tiếp xúc không khí ô nhiễm

Một nghiên cứu gần đây phát hiện ô nhiễm không khí có thể liên quan đến các rối loạn sức khỏe tâm thần gia tăng như lo lắng và trầm cảm ở t.rẻ e.m.

Tiếp xúc với không khí ô nhiễm, trẻ có nguy cơ bị trầm cảm, rối loạn lo âu

Một nghiên cứu mới đây trên tạp chí “Environmental Health Perspectives cho thấy, t.rẻ e.m tiếp xúc với không khí ô nhiễm có khả năng mắc các bệnh về tâm thần.

Nghiên cứu tập trung vào phân tích các hạt bụi mịn được gọi là PM2,5. Đây là hạt siêu nhỏ, có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet, có thể đ.âm sâu vào phổi, m.áu và đi vào các cơ quan khác trong cơ thể. Chúng gây kích ứng, viêm và có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp, trong khi tiếp xúc lâu hơn thậm chí có thể gây ung thư và đau tim.

Trẻ tiếp xúc với không khí ô nhiễm có nguy cơ trầm cảm, rối loạn lo âu (Ảnh minh họa)

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cincinnati và Trung tâm Y tế Bệnh viện T.rẻ e.m Cincinnati Hoa Kỳ đã kiểm tra số lần nhập viện do các bệnh về tâm lý, và sau đó phân tích nồng độ PM2,5 trong khu dân cư của họ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng bất cứ khi nào có sự gia tăng PM2.5, sẽ có nhiều bệnh nhân đến nhập viện hơn.

Các ca nhập viện thường liên quan đến điều trị tâm thần phân liệt, rối loạn hành vi và có ý nghĩ t.ự t.ử một hoặc hai ngày sau đó.

Họ cũng phát hiện ra rằng t.rẻ e.m ở những vùng khó khăn, thuộc tầng lớp kinh tế xã hội thấp hơn hoặc ít được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dễ bị ảnh hưởng tâm lý bởi ô nhiễm bụi, đặc biệt là rối loạn lo âu và suy nghĩ t.ự t.ử.

Nhà nghiên cứu Patrick Ryan cho biết: “Nhìn chung, các nghiên cứu này góp phần khẳng định rằng tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong giai đoạn đầu của cuộc đời góp phần gây ra trầm cảm, rối loạn lo âu và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác ở t.uổi thanh thiếu niên”.

Mặc dù nghiên cứu này chỉ chuyên phân tích PM2.5, nhưng đã có một số nghiên cứu khác tìm thấy mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên. Một nghiên cứu của Anh vào tháng 3 cho thấy thanh thiếu niên sống ở các thành phố có nguy cơ mắc chứng rối loạn tâm thần ở t.uổi trưởng thành cao gần gấp đôi so với những người sống ở khu vực nông thôn vì tiếp xúc nhiều hơn với nitơ dioxide.

Ô nhiễm không khí chỉ là một phần trong mối đe dọa rộng lớn hơn của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Các chuyên gia đã cảnh báo mùa hè năm nay, nhiệt độ ấm hơn, cháy rừng và ô nhiễm không khí đang gây ra rối loạn căng thẳng sau chấn thương, lo lắng, lạm dụng chất cấm và trầm cảm.

Theo giadinhvietnam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *