Trắng xinh, bụ bẫm, bé 6 tháng t.uổi nhập viện truyền m.áu gấp vì lý do đau lòng

Câu chuyện bé 6 tháng t.uổi phải nhập viện truyền m.áu vì thiếu dinh dưỡng do bà không có điều kiện, phải cho cháu uống sữa đặc khiến ai chứng kiến cũng xót xa.

Ngày 15/11, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) chia sẻ câu chuyện về một em bé 6 tháng t.uổi phải nhập viện truyền m.áu vì thiếu vi chất khiến ai cũng xót xa.

Bé 6 tháng nặng 9kg nhưng thiếu vi chất nặng vì bà cho uống sữa đặc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Vào tháng 7/2020, bé 6 tháng t.uổi nặng 9 kg phải nhập viện truyền m.áu vì thiếu sắt nặng nề. Khi nhập viện, bé có thể trạng bụ bẫm nhưng da niêm xanh xao. Khai thác bệnh sử, ba mẹ bỏ rơi, bé sống chật vật với bà nội và bà chỉ đủ điều kiện nuôi con bằng… sữa đặc có đường.

Bé lớn dần với một cơ thể to béo nhưng thiếu toàn bộ dinh dưỡng vi chất, xét nghiệm ra thiếu m.áu thiếu sắt mức độ nặng, thể tích khối hồng cầu m.áu còn 16% (bình thường theo t.uổi ít nhất trên 30%). Bé nhập khoa khẩn để truyền m.áu trong sự ngơ ngác chưa hiểu chuyện của người bà lam lũ…

Tiếp nhận ca bệnh đầy nghịch cảnh trong đêm, BS CK1 Nguyễn Hoàng Minh không khỏi chạnh lòng, vừa giận vừa thương cho thân phận của hai bà cháu. Bác sĩ đã mua cho bé hộp sữa công thức phù hợp t.uổi, sau khi bồi hoàn truyền m.áu đúng chỉ định, bác sĩ đã dành thời gian cẩn thận hướng dẫn bà lại cách cho uống sữa cùng chế độ ăn dặm cân đối sắp tới để bù vi chất và sắt cho con..

Sau hơn 3 tháng, bé trở lại tái khám, con vẫn bụ bẫm nhưng hồng hào và khí chất tươi tắn hơn hẳn.

Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Minh, từ 6 tháng trở đi, lượng sắt trong sữa mẹ không còn đủ, chưa kể bé này chỉ được bú sữa đặc, giá trị dinh dưỡng nghèo ngặt không có gì nổi trội hơn là đường. Ngoài sữa mẹ, ở lứa t.uổi này, trẻ cần ăn dặm thêm bột ngọt, bột mặn, cháo… để bổ sung dinh dưỡng.

Khuyến cáo việc ăn dặm vào giai đoạn này rất quan trọng, chế độ ăn phải cân bằng đủ 4 nhóm gồm đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất, đặc biệt, bổ sung nguồn đạm từ động vật. Mỗi trẻ đều có chế độ ăn, nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Nếu nghi ngờ trẻ thiếu m.áu hay mắc bệnh lý, phụ huynh cần theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn khoa học. Ngoài ra, phụ huynh nên tiếp cận bác sĩ chuyên khoa nhi và dinh dưỡng để đưa ra giải pháp hợp lý nhất cho trẻ

Bác sĩ cũng cảnh báo chăm một trẻ bụ bẫm hết sức vất vả và nhiều lần cân não: Bé nôn ói tiêu chảy hay rối loạn đường huyết, có khi mất nước mà không biết vì nhiều mỡ quá, không rõ được các dấu hiệu mất nước… Tính liều dịch truyền bù sao cho chuẩn đây? Vì cân nặng thực quá khác so với cân nặng lý tưởng, lấy ven tuyền dịch sao đây khi tay ngấn mỡ ?

Bác sĩ cũng cho rằng béo, mập không phải đã tốt. Mập mạp là đầy đủ dinh dưỡng vi chất. Thực ra thì bé mập chỉ thích mỗi cái là nhìn dễ thương, đã mắt và được khen nuôi con giỏi mà thôi. Nuôi con hãy theo sự tăng trưởng toàn diện, đừng nuôi theo lời của những người xung quanh. Hãy cân nhắc tác hại trước mắt và về lâu dài, lẫn những tác hại y khoa mà bác sĩ vừa kể trên mà chăm nuôi con thật tiết chế và chuẩn mực và đầy đủ.

B.é t.rai bị tắc thực quản do nuốt viên sỏi thủy tinh

B.é t.rai nhập viện trong tình trạng quấy khóc, hoảng loạn do viên sỏi thủy tinh chặn ngay thực quản.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) vừa nội soi gắp viên sỏi có kích thước 15×15 mm cho b.é t.rai T.P.V. (3 t.uổi, ngụ quận 8, TP.HCM).

Theo lời kể của người nhà, bé V. có thói quen chơi và cầm đồ vật bỏ vô miệng. Đêm trước hôm nhập viện, bé chơi gần hồ cá và nuốt viên sỏi thủy tinh trong hồ cá. Người nhà liên tục móc họng cho bé nôn nhưng không ra.

Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, bệnh nhi được các bác sĩ khoa Tai Mũi Họng và Tiêu hóa hội chẩn, gắp dị vật bằng phương pháp nội soi.

Các bác sĩ cho biết trẻ thường thích khám phá thế giới bằng mọi giác quan, kể cả miệng. Do vậy, bé rất dễ nuốt phải những vật như đồng xu, hòn bi, kim tiêm, viên thuốc, cúc áo, mảnh đồ chơi, pin và hạt quả. Trong đó, dị vật trẻ thường hay nuốt có thể chia thành 3 nhóm:

– Dị vật sắc bén: Trẻ nuốt dị vật này thường có nguy cơ thủng rách đường thở và đường ăn. Do đó, trường hợp này cần được phát hiện và xử lý ngay.

Viên sỏi thủy tinh biết Q đã nuốt vào bụng.

Thông thường, trẻ nuốt dị vật sắc bén thường có dấu hiệu khó thở, nói khó, không ho được, thở khò khè, chảy dãi, khạc nhổ liên tục. Nếu không xử trí sơ cấp và gọi cấp cứu kịp thời, dị vật làm tắc thực quản có thể khiến trẻ t.ử v.ong.

– Dị vật ăn mòn: Các loại dị vật ăn mòn phổ biến là t.iền xu, kẽm, pin… Các loại có thể gây tổn thương, ăn mòn nặng do tác dụng với axit trong dịch dạ dày.

– Dị vật không ăn mòn: Thông thường, nếu nuốt phải vật không ăn mòn, tốt nhất phụ huynh nên theo dõi chặt trẻ trong vài ngày, kiểm tra toàn bộ phân để xem dị vật đã ra hay chưa.

Nếu trẻ nôn, bỏ ăn hoặc kêu đau bụng bất kỳ lúc nào trong giai đoạn này, hãy gọi bác sĩ ngay. Lúc này, dị vật có thể tắc nghẽn ở đoạn dưới đường tiêu hóa.

Thông thường, dị vật kẹt ở thực quản, khí quản, các bác sĩ có thể dùng nội soi để xác định vị trí và gắp ra ngoài. Tuy nhiên, nếu dị vật gây ăn mòn như t.iền xu hoặc pin, đã ở trong dạ dày của trẻ trên 24 tiếng, bác sĩ phải phẫu thuật để lấy ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *