Trẻ bị điếc bẩm sinh: Chuyên gia chỉ ra những nguyên nhân

Điếc bẩm sinh ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ nếu không được can thiệp kịp thời trẻ sẽ trở thành tàn tật điếc kèm theo câm.

Bé N.H. P. quên Nam Định, 23 tháng t.uổi – không may bị điếc bẩm sinh. Theo chị Hà mẹ của bé khi con gái được 6 tháng t.uổi, chị nhận thấy cháu có biểu hiện nghe kém, không có phản ứng với tiếng gọi của người khác nên đã đưa con đi khám và phát hiện cháu bị khiếm tính bẩm sinh.

Chị Hà tâm sự đã từng đọc một bài viết của một bà mẹ về con bị điếc bẩm sinh chia sẻ trên mạng nhưng chị nghĩ nó ở rất xa mình.

Khi biết con bị điếc bẩm sinh đồng nghĩa cháu sẽ không nghe được âm thanh cuộc sống, không biết được cảm nhận tiếng gọi của người xung quanh trái tim bà mẹ trẻ như bị bóp nghẹt.

Cách duy nhất là cấy ốc tai điện tử cho bé nhưng chi phí lại quá lớn nên gia đình vẫn chờ đợi.

Mang thai bé, chị Hà có bị cảm cúm 2,3 ngày nhưng lúc đó chị không biết mình có thai. Đến khi biết mang thai thì cũng nghĩ thầm chắc không sao.

PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh Viện An Việt cho biết bà gặp rất nhiều trẻ bị điếc bẩm sinh nhưng có những cháu được phát hiện rất muộn.

Vì một số nguyên nhân khác nhau, trẻ sinh ra có thể bị điếc bẩm sinh. Tùy trường hợp, trẻ có thể bị điếc bẩm sinh với nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ tới nặng, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên tai.

PGS An tư vấn cho phụ huynh có con bị điếc bẩm sinh

Nguyên nhân của bệnh là do các yếu tố tác động từ trong bào thai. Cụ thể các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do di truyền. PGS An cho biết những trường hợp có bố mẹ bị điếc bẩm sinh thì tỷ lệ trẻ sinh ra bị điếc sẽ cao hơn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào trẻ cũng bị điếc nếu có bố mẹ bị điếc bẩm sinh.

Một số trường hợp, cha mẹ không bị điếc nhưng vì kết hôn với người gần huyết thống nên trẻ sinh ra bị điếc.

Thứ hai, do thai sản, thực tế, nhiều trẻ bị điếc bẩm sinh không phải do di truyền mà do nhiều nguyên nhân khác như những tác động trong quá trình mang thai của người mẹ hoặc trẻ gặp những sự cố khi chào đời.

Một số bà mẹ trong những ngày đầu mang thai không biết nên đã uống những loại thuốc có hại cho thai nhi. Khi uống thuốc vào cơ thể người mẹ gây hại cho ốc tai của thai nhi khiến trẻ bị điếc bẩm sinh.

Trường hợp khác, trong 3 tháng đầu của thai kỳ bà bầu bị nhiễm virus rubella hoặc một số loại virus khác, đây cũng là nguyên nhân dẫn tới điếc bẩm sinh.

Ngoài ra, trẻ có thể bị điếc bẩm sinh khi bị sinh non, người mẹ mắc các bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục như giang mai, lậu…

Trẻ bị điếc cần được phát hiện và điều trị sớm nếu không trẻ sẽ bị mất đi khả năng phát triển bình thường, ảnh hưởng lớn tới trẻ. Hiện trẻ bị điếc bẩm sinh có thể sử dụng phương pháp cấy ốc tai điện tử.

PGS An cho biết dấu hiệu dễ nhận biết trẻ điếc bẩm sinh nhất đó là trẻ không có phản ứng với môi trường xung quanh. Từ khi sinh ra không giật mình nếu nghe thấy tiếng còi xe, người nói to.

Không biết hóng chuyện như đ.ứa t.rẻ khác. Lúc đó cha mẹ cần cho con đi kiểm tra thính giác ngay để sớm xác định có phải điếc hay không.

Các bác sĩ cho biết, trẻ bị điếc bẩm sinh hoàn toàn có thể chữa được nếu phát hiện sớm. Hiện có nhiều phương pháp để điều trị như:

Cấy ốc tai điện tử: Đây là phương pháp tiên tiến nhất, đem lại hiệu quả cao. Với phương pháp này, trẻ được đặt một thiết bị chuyển đổi âm thanh trong ốc tai, kích thích thần kinh thính giác giúp trẻ nhận được âm thanh.

Độ t.uổi cấy ốc tai điện tử tốt nhất cho trẻ là khoảng 1 t.uổi, khi trẻ chưa hình thành ngôn ngữ. Nếu để càng lâu càng qua giai đoạn vàng để cấy ốc tai điện tử.

Bác sĩ chỉ ra thủ phạm khiến dị ứng, ho hen kéo dài

Mẩn ngứa, ho hen, viêm mũi thường xuyên… rất nhiều bệnh lý gặp phải và tác nhân đó là từ chính những thú cưng trong nhà nhất là chó và mèo.

Chị Nguyễn Thị Hương – Thanh Xuân, Hà Nội thường xuyên bị viêm mũi dị ứng. Tình trạng ngày càng nặng hơn đặc biệt mỗi lần dọn dẹp nhà cửa là chị hắt hơi, chảy nước mũi, da đỏ mẩn lên.

Chị Hương đi kiểm tra được bác sĩ kê thuốc viêm mũi họng về uống không đỡ. Chị nghe người quen nhỏ cả tinh dầu tỏi nhưng chỉ thêm khô rát niêm mạc mũi.

Sau đó, chị Hương đến khám bác sĩ chuyên khoa, chị được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm tìm tác nhân gây dị ứng để điều trị dứt điểm viêm mũi dị ứng, kết quả bác sĩ cho biết chị bị dị ứng lông chó mèo.

Lúc này, chị Hương mới nhớ ra nhà chị con trai rất thích nuôi chó. Con chị nghiện nuôi chó dù gia đình không ai thích nhưng từ ngày học cấp 3 với lời hứa thi đỗ sẽ được tặng con chó và từ đó đến nay đã 4 năm con chó con vẫn sống với gia đình chị. Khi biết tác nhân gây ra viêm mũi dị ứng suốt thời gian qua của mình, chị Hương nghĩ chắc sẽ gửi con chó đến trang trại chó mèo nào đó.

PGS Nguyễn Thị Hoài An cho biết lông chó, mèo cũng là thủ phạm gây ra nhiều bệnh lý dị ứng, viêm mũi, ho hen

Còn trường hợp của cháu Nguyễn Mạnh Thắng, 3 t.uổi, Hoài Đức, Hà Nội đến khám vì bị cơn hen cấp tính. Cháu Thắng thường xuyên có hiện tượng khó thở, da tái xanh.

Gia đình đưa bé đi khám được biết bé bị hen. Các bác sĩ giới thiệu cháu vào BV ở Hà Nội để tìm rõ căn nguyên khiến bé khó thở trong khi trước đó bé hoàn toàn khoẻ mạnh không có bất thường gì.

Sau nửa ngày cho bé nhập viện tuyến trên và được các bác sĩ khám kỹ, mẹ bé mới ngã ngửa khi bác sĩ bảo con chị bị khó thở là do lên cơn hen cấp tính. Thủ phạm gây bệnh chính là lông của con mèo. Mẹ của Thắng cho biết chị thích mèo nên vài tháng trước đã mua 1 con mèo với giá 3 triệu đồng về nuôi.

Cu cậu cũng rất thích mèo nên suốt ngày ôm ấp trên tay, lúc đi ngủ cũng tha một chú mèo con lên nằm cùng. Lông mèo bị rụng dính trên gối, chăn, bé hít vào suốt một thời gian nên bị lên cơn hen.

Vì sao dị ứng với chó mèo

Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Bệnh viện Đa khoa An Việt, bà thường xuyên gặp các bệnh nhân đến khám vì viêm mũi dị ứng, hen nhưng không tìm ra nguyên nhân. Chỉ đến khi làm các xét nghiệm chuyên sâu mới phát hiện tác nhân là lông động vật trong nhà.

PGS An cho biết tùy vào mức độ phản ứng, các dấu hiệu dị ứng lông chó mèo sẽ thể hiện tương ứng. Việc theo dõi và nhận biết các triệu chứng dị ứng có thể hơi khó khăn vì dấu hiệu dị ứng có thể phát triển chỉ trong vài phút hoặc vài giờ ngay sau khi tiếp xúc với lông chó mèo.

Mỗi người có một triệu chứng khác nhau. Những triệu chứng dị ứng lông chó mèo thường gặp như hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa nổi mề đay, da đỏ, chảy nước mắt, ngứa mắt, viêm da dị ứng. Thậm chí có những người bị dị ứng nặng cảm giác ho, tức ngực, khó thở, thở khò khè, tăng áp lực, đau vùng mặt.

Khi xác định nguyên nhân dị ứng do lông chó mèo tùy vào từng mức độ từ vừa đến trung bình bác sĩ có thể kê thuốc thuốc dị ứng để kiểm soát phản ứng.

Ngược lại, với những triệu chứng nghiêm trọng, ví dụ: Nổi mề đay khắp người, ngứa mắt hoặc có biểu hiện ở đường hô hấp, thuốc kháng histamin sẽ là giải pháp giúp bạn. Kháng histamin là thuốc chống dị ứng được chỉ định đầu tiên và hữu hiệu cho các vấn đề liên quan đến dị ứng.

PGS An cho biết ở chó mèo, chất gây dị ứng đó là các vảy hay còn gọi là gàu, nước bọt, nước tiểu và lông của chúng.

Khi nuôi chó mèo những chất trên dính ra quần áo, chăn gas, gối đầu có thể gây nên tình trạng dị ứng cho người có cơ địa dị ứng. Một số loại chó mèo, thường xuyên rụng lông thì càng dễ gây dị ứng hơn.

PGS An khuyến cáo, nuôi thú cưng cần chăm sóc và vệ sinh chúng thường xuyên. Đặc biệt nên tẩy giun để tránh nguy cơ mắc giun sán từ chó mèo. Ngoài ra, những người thường xuyên có cảm giác ho, hắt hơi, chảy nước mũi như dạng cảm lạnh nhưng kéo dài không khỏi cũng nên đi khám sức khỏe vì có thể đó là viêm mũi dị ứng do lông chó mèo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *