Con tôi mới được 18 tháng t.uổi nhưng cháu rất dễ bị mẩn đỏ trên da gây ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài việc bôi và dùng thuốc thì khi trẻ bị mẩn ngứa nên kiêng thực phẩm gì, thưa bác sĩ?
Nguyễn Hải Hà (Lạng Sơn)
Ảnh minh họa
Mẩn ngứa là một dạng bệnh ngoài da thường thấy ở trẻ nhỏ dưới 2 t.uổi. Khi mắc bệnh này, trên da trẻ xuất hiện những đám mụn nhỏ màu hồng, ướt và gây ngứa, khiến trẻ rất khó chịu. Bệnh mẩn ngứa có liên quan rất lớn đến chế độ dinh dưỡng và thuốc men.
Do đó khi trẻ bị mẩn ngứa, cần chú ý tới chế độ ăn uống của trẻ và phải kiêng kỵ những thực phẩm sau: Chú ý tới các thực phẩm giàu protein, nhất là sữa. Nếu thấy trẻ sau khi uống sữa mẩn nổi nhiều thì phải kiêng sữa, hoặc phải nấu sôi sữa nhiều lần để biến đổi tính chất của protein trong sữa. Không được ăn các thực phẩm béo, cay, nóng và thủy sản trong giai đoạn cấp tính và mạn tính vì các thực phẩm này sẽ làm bệnh nặng hơn, rất dễ chuyển thành mạn tính.
Người mẹ cũng phải kiêng các thực phẩm này và kiêng thêm thức ăn có tính kích thích, chua, khó tiêu (nếu đang cho con bú). Không được ăn thức ăn nguội lạnh. Trẻ bị mẩn ngứa do thấp tỳ vị hư nhược, nếu ăn nhiều thức nguội lạnh dễ tổn thương tỳ vị và hàn thấp, từ đó m.áu lưu thông không tốt, các tà khí như phong, hàn, thấp nhiệt dễ “nổi loạn” trên da thịt, phát thành bệnh.
Vì vậy, trẻ bị mẩn ngứa không chỉ phải kiêng ăn thực phẩm nguội lạnh trong thời kỳ phát bệnh, mà phải kiêng cả trong thời gian bệnh đó ổn định, để bệnh không tái phát và nặng hơn.
BS. Cẩm Nga
Theo SK&ĐS
Cứ ăn cơm xong lại thấy mình có dấu hiệu lạ này, bạn cần phải đi khám ung thư khẩn cấp
Nếu sau mỗi lần ăn cơm, bạn lại nhận thấy mình có những biểu hiện lạ này thì không nên chủ quan, rất có thể bệnh ung thư đang đến gần.
Không phải tự nhiên mà chúng ta sợ ung thư đến thế, căn bệnh này tàn phá sức khỏe, làm suy yếu tinh thần, lại gây thiệt hại nhiều về kinh tế. Chỉ tính riêng năm 2018, Tổ chức Ung thư toàn cầu đã thống kê có khoảng 8,2 triệu người trên khắp thế giới c.hết vì ung thư, ngoài ra có 14,1 triệu ca bệnh mới.
Tại Việt Nam, có hơn 300.000 người Việt Nam đang phải chiến đấu với ung thư, mỗi năm có gần 165.000 ca mắc mới và 115.000 bệnh nhân c.hết vì căn bệnh này.
Hầu hết các bệnh ung thư đều có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
Theo các bác sĩ ung thư, hầu hết các bệnh ung thư đều có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Tuy nhiên, thực tế, hầu hết người bệnh ung thư ở Việt Nam khám và điều trị ở giai đoạn muộn, tỷ lệ sống thấp. Chính bởi vậy, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, tất cả mọi người đều nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần. Đồng thời hãy luôn quan sát cơ thể, không nên bỏ qua bất kỳ dấu hiệu lạ nào.
Đặc biệt, nếu sau mỗi lần ăn cơm, bạn lại nhận thấy mình có những biểu hiện lạ này thì không nên chủ quan, rất có thể bệnh ung thư đang đến gần.
1. Ợ, ợ nóng: Ung thư dạ dày
Báo điện tử Ibtimes của Mỹ cho biết, thường xuyên ợ hoặc ợ nóng sau bữa ăn chính là một dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày. Ngoài ợ nóng, các dấu hiệu như rát họng, đau ngực… cũng cho thấy dạ dày của bạn đang mắc bệnh, hãy tìm gặp bác sĩ để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
Thường xuyên ợ hoặc ợ nóng sau bữa ăn chính là một dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày.
2. Ăn nhanh no: Ung thư buồng trứng
Trên tờ businessinsider của Mỹ, Tiến sĩ Ioana Bonta, bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Trung tâm điều trị ung thư Hoa Kỳ cho biết, bệnh ung thư buồng trứng rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, có một triệu chứng mà rất ít người để ý đó chính là cảm thấy nhanh no, cho dù bạn chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn. Ngoài ra, bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng cũng cảm thấy chán ăn, ăn không thấy ngon miệng.
3. Ăn nhiều nhưng vẫn sút cân: Ung thư tuyến tụy, ung thư dạ dày, thực quản và phổi
Cũng theo tiến sĩ Bonta, triệu chứng giảm cân không giải thích được chính là một triệu chứng rõ ràng của nhiều bệnh ung thư. Nếu bạn ăn uống đầy đủ mà vẫn giảm 10 pound trở lên (tương đương 4,5kg) thì cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ.
Vị tiến sĩ cho biết, giảm cân không rõ lý do có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến tụy, ung thư dạ dày, thực quản, phổi, ung thư m.áu…
4. Khó tiêu: Ung thư thực quản, cổ họng và dạ dày
Theo Trung tâm Ung thư Anderson thuộc Đại học Texas (Mỹ), mỗi khi ăn xong lại thấy khó tiêu thì rất có thể bạn đã mắc ung thư thực quản, cổ họng và thậm chí là dạ dày.
Các bác sĩ tại Trung tâm Ung thư Anderson cho biết: “Dấu hiệu ung thư thường mơ hồ. Vì vậy, bạn đừng nghĩ rằng dấu hiệu khó tiêu, khó nuốt chỉ vì lão hóa. Hãy cẩn trọng vì nó chính là lời “thú tội” của các căn bệnh ung thư cổ họng, ung thư dạ dày, thực quản“.
Mỗi khi ăn xong lại thấy khó tiêu thì rất có thể bạn đã mắc ung thư thực quản, cổ họng và thậm chí là dạ dày.
Khi bị khó tiêu, bạn sẽ cảm thấy đầy hơi, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, xuất hiện vị chua trong miệng, cảm giác nóng rát ở dạ dày… Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào khác. Dù sao, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ khi các triệu chứng này kéo dài và đã trên t.uổi 55.
5. Vừa ăn xong đã muốn đi ngoài: Ung thư dạ dày
Ở những người khỏe mạnh, thời gian để thức ăn tiêu hóa hết nằm trong khoảng từ 4 – 6 giờ. Nhưng nếu vừa ăn xong, bạn đã cảm thấy muốn đi ngoài ngay, có lúc bị táo bón, có lúc bị tiêu chảy, phân cũng có mùi lạ thì rất có thể dạ dày của bạn đã gặp trục trặc.
Nếu trong phân có m.áu và không có nguyên nhân rõ ràng, rất có thể bạn đã mắc ung thư dạ dày hoặc ung thư đại trực tràng.
Nếu vừa ăn xong, bạn đã cảm thấy muốn đi ngoài ngay, có lúc bị táo bón, có lúc bị tiêu chảy thì rất có thể dạ dày của bạn đã gặp trục trặc.
Theo tiến sĩ Bonta, đàn ông có các triệu chứng như đi tiểu ra m.áu, đi tiểu tự do vào ban đêm hoặc đi tiểu khó thì hãy cảnh giác với căn bệnh ung thư tuyến t.iền liệt. Còn ở phụ nữ, nếu đi tiểu nhiều và đi tiểu khẩn cấp thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh ung thư buồng chứng.
Đồng thời, một số thay đổi tiết niệu cũng có thể là triệu chứng của bệnh ung thư thận và bàng quang. Chính vì vậy, bạn cần phải cảnh giác và chú ý khi có sự thay đổi rõ rệt trong thói quen đi vệ sinh của mình.
Theo Helino