Trẻ dậy thì sớm không can thiệp có thể mất 20cm chiều cao

Dậy thì sớm khiến nhiều trẻ khi trưởng thành sẽ thấp hơn bạn cùng trang lứa 10-20cm nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

Trẻ còn phải đối mặt với nhiều hệ lụy trong tương lai như rối loạn tâm lý, tăng nguy cơ trầm cảm và các hành vi chống đối xã hội.

Bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 khám và tư vẫn cho người nhà của trẻ.

CHƯA LỚN ĐÃ DẬY THÌ

B.é g.ái hơn 7 t.uổi đã phát triển ngực, có k.inh n.guyệt, b.é t.rai mới lên 9 t.uổi đã vỡ giọng, mặt nổi trứng cá, xuất hiện ria mép, t.inh h.oàn phát triển lớn… là những dấu hiệu dễ nhận ra của trẻ bị dậy thì sớm.

Dậy thì sớm khiến trẻ lóng ngóng, tự ti, thậm chí là bị kỳ thị khi cơ thể quá khác so với bạn bè. Đáng lưu ý, cơ thể phát triển nhưng nhận thức và suy nghĩ vẫn là của t.rẻ e.m độ t.uổi nhi đồng, chưa biết nhận thức những hành vi lạm dụng và chưa biết cách bảo vệ mình nên trẻ có nguy cơ bị lạm dụng cao hơn. Có con bị dậy thì sớm, cha mẹ cũng bối rối, gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc, hướng dẫn và bảo vệ con.

Bé N.T.T.K (6 t.uổi, 7 tháng) được mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM thăm khám vì mới hết học kỳ 1, lớp 1 cháu đã kêu đau vùng vú, ngực lớn lên,… Dù mới học lớp 1, cháu đã cao 1,30cm, bằng chiều cao của trẻ khoảng 11 t.uổi. Kết quả xét nghiệm cũng ghi nhận hormone nội tiết của cháu tăng cao.

BS. CKII. Hoàng Ngọc Quý, Trưởng khoa Thận – Nội tiết, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết đây là một trưởng hợp dậy thì sớm điển hình. Dậy thì sớm ở t.rẻ e.m ngày càng phổ biến và t.uổi dậy thì có khuynh hướng sớm hơn so với thế hệ trước đây. Đặc biệt, có một tỉ lệ nhỏ trẻ có biểu hiện dậy thì sớm khi còn ít tháng t.uổi, 2, 3 t.uổi… liên quan đến bệnh lý, cần có sự kiểm tra theo dõi và can thiệp phù hợp.

Theo bác sĩ Quý: Trẻ được xem là dậy thì sớm nếu xuất hiện đặc tính s.inh d.ục thứ phát (phát triển vú, huyết trắng, k.inh n.guyệt, lông mu, lông nách, t.inh h.oàn, d.ương v.ật…) trước 8 t.uổi ở b.é g.ái và trước 9 t.uổi ở b.é t.rai. Từ lúc xuất hiện những triệu chứng dậy thì cho đến lúc các đặc tính s.inh d.ục thứ phát xuất hiện đầy đủ, ở nữ là từ 10,5-11 t.uổi, ở nam là 11,5-12 t.uổi. Tỷ lệ dậy thì sớm gặp ở b.é g.ái cao hơn gấp 5 lần so với b.é t.rai.

Để đ.ánh giá dậy thì sớm cần thực hiện: Các xét nghiệm nội tiết tố s.inh d.ục trong m.áu, xét nghiệm đ.ánh giá t.uổi xương, chụp MRI não… nhằm xác định đúng nguyên nhân gây ra dậy thì sớm và kịp thời điều trị.

Dậy thì sớm được chia thành 3 nhóm

Dậy thì sớm trung ương: Dậy thì sớm do sự bài tiết quá mức hormone s.inh d.ục từ vùng Hạ đồi-tuyến yên trong não. Đây là nhóm dậy thì sớm thường gặp nhất. Cụ thể tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, đang quản lí khoảng 500 trẻ dậy thì sớm, trong đó có khoảng 400 trẻ dậy thì sớm trung ương.

Có khoảng 90-95% dậy thì sớm trung ương ở b.é g.ái là vô căn, tức là không có nguyên nhân thực thể gây ra tình trạng này. Có 5-10% trường hợp b.é g.ái dậy thì sớm trung ương là do có khối u não, dị tật não. Tỷ lệ b.é t.rai dậy thì sớm trung ương thấp hơn, nhưng đáng lưu ý là có tới gần một nửa số lượng b.é t.rai dậy thì sớm trung ương được phát hiện có u não, bất thường não, dị tật não gây kích thích tuyến s.inh d.ục.

Dậy thì sớm ngoại vi: Dạng này ít phổ biến hơn so với dậy thì sớm trung ương. Thường liên quan đến u buồng trứng ở b.é g.ái, bướu t.inh h.oàn ở b.é t.rai hay có bất thường ở tuyến thượng thận…

Dậy thì sớm không hoàn toàn: Nhóm này đặc trưng với việc phát triển sớm, đơn độc, một đặc tính s.inh d.ục thứ phát ở trẻ, chẳng hạn như tăng sinh tuyến vú, tăng kích thước t.inh h.oàn…

TRẺ HOANG MANG, CHA MẸ RỐI TRÍ

Khi nghe con được chẩn đoán là dậy thì sớm, chị T. mẹ cháu K. và gia đình ngỡ ngàng. Chị chưa thể chấp nhận sự thật và chưa biết phải làm gì với con. Bác sĩ Quý chia sẻ: “Đa số các bậc cha mẹ đều khá bối rối, tâm lý nặng nề, họ “không chịu tin” và “không thể chấp nhận” việc trẻ dậy thì sớm là sự thật. Đặc biệt với người cha, khi con gái dậy thì sớm, đồng nghĩa việc họ không còn được thể hiện tình cảm, chăm sóc trẻ theo cách giống như lúc trước. Với một số người, đây là… cú sốc tâm lý. Một số phụ huynh đưa con đến khám tại bệnh viện cho biết họ ngại ngùng, cố gắng dấu đi việc trẻ dậy thì sớm.

Giáo sư George Patton, Đại học Melbourne và các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu trên 3.491 t.rẻ e.m và gia đình tại Úc, phát hiện 16% t.rẻ e.m gái và 6% t.rẻ e.m trai đã bắt đầu dậy thì từ 8 đến 9 t.uổi. Nghiên cứu cho thấy b.é t.rai dậy thì sớm gặp nhiều khó khăn về hành vi hơn và khả năng điều chỉnh cảm xúc xã hội kém hơn. Các b.é g.ái dậy thì sớm cũng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc điều chỉnh cảm xúc xã hội ngay từ khi còn nhỏ. Nhưng ít gặp vấn đề về hành vi hơn b.é t.rai khi trưởng thành.

T.uổi dậy thì là thời kỳ gia tăng căng thẳng và thách thức, khi trẻ phải học cách thích nghi với các vai trò xã hội thay đổi. Vì lý do này, các vấn đề sức khỏe tâm thần thường khởi phát ở t.uổi vị thành niên. Bản thân trẻ dậy thì sớm chịu nhiều thiệt thòi và hụt hẫng vì cơ thể phát triển, trẻ phải ý tứ trong cử chỉ, các thành viên khác giới trong nhà (cha, anh trai…) tiết chế các hành động thể hiện sự tiếp xúc gần gũi.

Trẻ dậy thì sớm thường ngại ngùng, đôi khi tránh né các hoạt động cộng đồng vì mặc cảm, tự ti, thậm chí là có cảm giác bất an, lo lắng khi ngoại hình mình khác biệt so với các bạn đồng trang lứa. Nhiều trẻ còn bị bạn bè cô lập, kỳ thị, dẫn tới những tổn thương tâm lý cho trẻ dậy thì sớm.

Trẻ dậy thì sớm cần được trang bị kiến thức, được hướng dẫn về cách vệ sinh, chăm sóc cơ thể khi con có k.inh n.guyệt. Gia đình thông báo và nhờ sự trợ giúp của giáo viên tại trường để giáo viên có thể hỗ trợ kịp thời khi trẻ gặp khó khăn tại lớp học. Cần sự giải thích và lưu ý về các kiến thức bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị lạm dụng t.ình d.ục. Dặn dò cẩn trọng khi gặp người lạ để tránh người có ý đồ xấu

ĐIỀU TRỊ DẬY THÌ SỚM CẢI THIỆN CHIỀU CAO CỦA TRẺ

Thông thường, xương phát triển tương đương với t.uổi của trẻ, nhưng với trẻ dậy thì sớm thì t.uổi xương sẽ lớn hơn t.uổi thực. Vì thế, các bé dậy thì sớm sẽ ngưng quá trình phát triển sớm hơn so với các bạn cùng trang lứa. Các thống kê cho thấy, t.rẻ e.m dậy thì sớm thường có chiều cao khi trưởng thành thấp hơn khoảng 12cm (đối với nữ) và khoảng 20cm (đối với nam). Nếu trẻ dậy thì sớm được điều trị bằng thuốc ngăn chặn làm tuyến yên không tiết ra nhiều gonadotropin, trẻ có thể cao thêm từ 8-10cm.

BS. Hoàng Ngọc Quý cho biết: Chỉ điều trị để ngăn sự phát triển nhanh các cơ quan s.inh d.ục thứ phát đối với các trường hợp dậy thì sớm trung ương. Và không phai tât ca các truơng hơp dậy thì sớm trung ương đêu cân điêu tri. Hiện chỉ có chỉ định điều trị với thuốc khi dậy thì tiên triên nhanh và/hoạc gây rối loạn tâm lý xã họi đáng kê.

Quyết định điều trị còn tuỳ thuộc vào tuôi, tôc đọ tiên triên dậy thì, tôc đọ phát triên chiều cao và uơc luơng chiều cao cuôi cùng. Giải pháp tối ưu hiện nay là chích thuốc có tác dụng làm chậm lại quá trình dậy thì, chờ cho đến lúc bé đủ t.uổi dậy thì cho “đúng quy trình”.

Thuốc giúp ức chế sự bài tiết của các hormone hướng s.inh d.ục và các hormone s.inh d.ục, giữ ổn định hoặc giảm triệu chứng của dậy thì sớm và để phòng ngừa k.inh n.guyệt sớm và giảm chiều cao ở t.uổi trưởng thành. Quá trình phát triển tâm lý xã hội của các em nhờ đó cũng ít gặp khó khăn hơn.

Con gái 5 t.uổi liên tục kêu đau ngực, bố mẹ bàng hoàng khi bác sĩ kết luận trẻ dậy thì sớm vì những món đồ vật có sẵn trong nhà

Bố mẹ Tiểu An không ngờ “thủ phạm” gây dậy thì sớm cho con gái chính là món đồ vật quen thuộc này.

Cuối tháng 3/2020, Tờ Twgreatdaily (TQ) đưa tin về trường hợp dậy thì sớm của cô bé Tiểu An, không đề cập cụ thể danh tính và địa chỉ.

Tiểu An vừa tròn 5 t.uổi, được nhận xét là rất dễ thương và ngoan ngoãn. Đến một ngày bé đột ngột kêu đau ngực với bố mẹ, gia đình lập tức đưa Tiểu An đến bệnh viện gần nhà để thăm khám nhưng không phát hiện ra bệnh.

Tiểu An vừa tròn 5 t.uổi, được nhận xét là rất dễ thương và ngoan ngoãn.

Vài ngày sau, cô bé vẫn tiếp tục kêu đau ngực. Trong lúc tắm rửa cho con, mẹ Tiểu An mới nhận ra phần ngực của con đang có dấu hiệu phát triển hơn so với trước kia, họ quyết định đưa con đến bệnh viện tỉnh để thăm khám và được bác sĩ thông báo c.ô b.é đang có dấu hiệu dậy thì sớm.

Nghe thông báo từ bác sĩ, bố mẹ Tiểu An vô cùng bàng hoàng. Trẻ dậy thì sớm thường bắt nguồn từ thói quen ăn uống không khoa học nhưng Tiểu An rất ít khi sử dụng đồ ăn vặt, rau củ quả được sử dụng trong nhà cũng đều là đồ sạch do bố mẹ cô bé tự trồng. Vậy thì nguyên nhân nào đã khiến cô bé 5 t.uổi dậy thì sớm?

Trong lúc trao đổi với bác sĩ về thói quen sống của con gái, bố mẹ Tiểu An kể rằng con gái không dám ngủ một mình nên đêm nào họ cũng bật đèn ngủ cho con đỡ sợ. Tưởng đây là một “tình tiết” không liên quan nhưng theo bác sĩ đây chính là “thủ phạm” khiến cô bé dậy thì sớm.

Đèn ngủ có thể khiến trẻ dậy thì sớm.

Vì sao lại như vậy? Lý do là vì khi ngủ, tuyến yên sẽ tiết ra một lượng lớn melatonin – đây là một hormon có liên quan tới giấc ngủ và nhịp sinh học, có tác dụng ức chế giải phóng gonadotropin tuyến yên và ngăn ngừa dậy thì sớm. Khi ngủ có ánh đèn, trẻ sẽ giảm bài tiết melatonin trong tuyến yên và có liên quan mật thiết đến sự dậy thì sớm của trẻ.

Theo bác sĩ, ngoài ánh sáng đèn ngủ thì còn có 2 món đồ vật nữa có thể gây dậy thì sớm ở trẻ là:

1. Nhựa

T.rẻ e.m thường thích thú với việc được sử dụng bát, thìa, dĩa bằng nhựa để ăn vì chúng nhẹ, nhiều màu sắc và không dễ vỡ, tuy nhiên có một số loại nhựa chất liệu không tốt, ở nhiệt độ cao có thể giải phóng các chất có hại như phthalates – đây là loại hóa chất công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong ngành nhựa để tạo tính mềm dẻo và độ bền chắc cho sản phẩm. Loại hóa chất này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển s.inh d.ục nam, tăng béo phì ở t.rẻ e.m, gây bệnh tim mạch.

Sử dụng đồ nhựa kém chất lượng ở nhiệt độ cao cũng có thể khiến chất Bisphenol A (BPA) thôi nhiễm vào thức ăn, sau đó được hấp thụ vào cơ thể người qua quá trình sử dụng gây thay đổi thời gian dậy thì, giảm khả năng sinh sản, tăng lượng mỡ cơ thể, và ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và miễn dịch.

2. Các loại thuốc bổ

Nhiều phụ huynh lo lắng con cái ốm yếu, còi cọc nên đã tự ý mua những loại thuốc bổ, thuốc tăng trưởng chiều cao cho con uống mà không biết rằng tình trạng lạm dụng thuốc khiến cơ thể thay đổi quá trình bài tiết, gây ra hiện tượng dậy thì sớm.

Làm thế nào để phòng tránh dậy thì sớm ở trẻ?

Bác sĩ Wang Xuemei (Khoa Nhi, Bệnh viện thứ ba Đại học Y Bắc Kinh) cho biết để có thể ngăn ngừa dậy thì sớm cho trẻ, phụ huynh nên thực hiện những việc đơn giản sau đây:

– Không cho con ăn những thực phẩm trái mùa: Bởi vì rau củ, trái cây trái mùa thường được kích chín sớm bằng hormone, làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ.

– Cho trẻ ăn uống khoa học, tránh béo phì: Bác sĩ khuyên bố mẹ nên cho trẻ ăn một chế độ ăn khoa học, tránh đồ ăn nhiều chất béo, ăn ít đồ ngọt nhưng để đảm bảo trẻ vẫn được cung cấp đủ lượng protein, bố mẹ hãy cho con ăn nhiều trái cây và rau quả.

– Không nên tự ý cho trẻ sử dụng những loại thuốc bổ.

– Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại thuốc và mỹ phẩm:Bố mẹ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại thuốc và mỹ phẩm của mình vì có thể làm bé tăng nguy cơ phát triển sớm.

– Nên hạn chế cho trẻ ăn những món thịt từ gia cầm, gia súc có sử dụng chất tăng trọng, thức ăn gia súc thúc đẩy tăng trưởng: Vì những thực phẩm này có tồn dư chất tăng trọng, khiến trẻ dễ bị mắc nguy cơ dậy thì sớm.

– Tắt đèn ban đêm để giấc ngủ của trẻ có chất lượng cao.

– Cho con hoạt động thể dục 20-30 phút/ngày:Đặc biệt là những bài tập có lợi cho sự phát triển lâu dài của trẻ bao gồm nhảy dây, leo cầu thang, kéo xà ngang, chạy, nhảy cao, đá cầu….

– Nghiêm cấm trẻ xem, đọc sách báo, phim ảnh mang tính chất k.hiêu d.âm: Phụ huynh cần kiểm soát trẻ để tránh xem video tình yêu hoặc sách báo, nếu không thì đây sẽ là thủ phạm thúc đẩy sự phát triển t.ình d.ục của t.rẻ e.m trước t.uổi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *