Trẻ lại mắc kẹt trên ô tô giữa nắng nóng 40 độ C

Tin từ BV Sản Nhi Bắc Giang cho biết, bệnh viện vừa cấp cứu thành công bệnh nhi bị ngạt khí do mắc kẹt trong ô tô giữa thời tiết nắng nóng 40 độ C.

Đây là trường hợp rất may mắn, nếu gia đình phát hiện sự việc muộn hơn thì có thể tính mạng của trẻ sẽ bị đe doạ.

Bệnh nhi Giáp Thị Huyền Trang (22 tháng t.uổi, Lục Ngạn, Bắc Giang) nhập viện trong tình trạng sốt cao 38,5 độ, tinh thần không tỉnh táo, lơ mơ, kích thích, đại – tiểu tiện không tự chủ và có dấu hiệu mất nước.

Bé được chẩn đoán bị ngạt khí do mắc kẹt trên xe ôtô giữa thời tiết nắng nóng 40 độ.


Bé Huyền Trang được bố chăm sóc tại Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc.

Người nhà bệnh nhi cho biết: Khoảng đầu giờ chiều ngày 13/7, do gia đình bất cẩn không khoá cửa xe ô tô, nên chị gái đã mở cửa xe dẫn bé vào chơi đùa và bị mắc kẹt không ra ngoài được.

Tới khoảng 15 giờ, gia đình đi tìm 2 cháu, mới phát hiện ra sự việc.

Khi ấy cả 2 bé đều bị ngạt, choáng ngất, đặc biệt là cháu Huyền Trang đã có dấu hiệu ngừng thở, toàn thân tím tái và bất động.

Quá lo lắng và sợ hãi, gia đình đã đưa 2 cháu tới Trạm xã để được cấp cứu kịp thời. Sau đó được chuyển tuyến lên Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang để điều trị.

BS CKII Lê Nguyệt Minh – Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc, BV Sản Nhi Bắc Giang cho biết: Ngay sau khi tiếp nhận và chẩn đoán bé bị ngạt khí do mắc kẹt trong xe ôtô.

Các bác sĩ đã cho bé thở oxy nồng độ cao, tiêm hạ sốt, truyền dịch chống tình trạng mất nước, tiến hành làm các xét nghiệm cấp cứu cần thiết và theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn của trẻ.

Sau khoảng hơn 1 tiếng được điều trị tích cực theo phác đồ thì tình trạng sức khoẻ của trẻ đã tiến triển tốt hơn, da niêm mạc hồng hào và thoát mê. Kết quả xét nghiệm cũng không có gì bất thường.

Sau khoảng 2 ngày được điều trị thì cháu Huyền Trang đã dần hồi phục, tiếp xúc tốt và ăn uống được bình thường.

Rất may là trẻ không có dấu hiệu bị tổn thương thần kinh và trong ngày hôm nay, tức là sau 04 ngày được điều trị thì bệnh nhi được xuất viện về nhà với gia đình.


Sau 04 ngày được điều trị tích cực, bé Huyền Trang đã hoàn toàn hồi phục sức khoẻ.

Sự việc trẻ bị mắc kẹt trong xe ôtô dưới thời tiết nắng nóng gay gắt được cấp cứu kịp thời mà không để lại bất kỳ di chứng nào là điều rất may mắn. Nếu gia đình phát hiện sự việc muộn hơn thì có thể tính mạng của trẻ sẽ bị đe doạ.

Nhiều trẻ nhỏ thường thích trốn trong ôtô khi chơi đùa.

Nếu bị mắc kẹt trong ôtô sẽ rất nguy hiểm cho trẻ bởi khi ôtô đóng kín cửa và không bật điều hòa, chỉ trong thời gian ngắn trẻ sẽ bị thiếu oxy để thở, dẫn đến tình trạng hôn mê sâu và thậm chí là t.ử v.ong do ngạt nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Do đó, các bậc cha mẹ cần chú ý:

– Khi không có phụ huynh ở cùng thì tuyệt đối không để trẻ nhỏ ở trong xe ôtô một mình.

– Các bậc phụ huynh cũng nên tập thói quen quan sát trước khi khóa cửa rời khỏi xe, kiểm tra ghế sau mỗi khi ra khỏi xe.

– Luôn khóa xe khi rời khỏi xe và cất giữ chìa khóa ở ngoài tầm với của trẻ để trẻ không thể lấy chìa khóa và tự ý mở cửa xe.

Bên cạnh đó, việc trang bị kiến thức và kỹ năng thoát hiểm cho trẻ khi bị bỏ quên trên xe ôtô là rất cần thiết.

Nếu trẻ bị bỏ quên hoặc mắc kẹt trên xe ôtô thì sau khi phát hiện sự việc, cần thực hiện các biện pháp cấp cứu một cách nhanh chóng và đúng phương pháp. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để cứu tính mạng của trẻ và hạn chế tối đa việc để lại di chứng ở trẻ.

Bác sỹ Hà Tĩnh hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe gia đình trong mùa hè

Đã quá quen với sự khắc nghiệt của khí hậu quanh năm nhưng hầu hết người dân Hà Tĩnh vẫn rất ái ngại mỗi khi mùa hè đến…

Bác sỹ Trần T.iền thăm khám sức khỏe cho bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Cấp cứu – Chống độc.

Để thích nghi với mùa hè khắc nghiệt, người dân đã áp dụng nhiều biện pháp trong sinh hoạt, công việc nhưng điều quan trọng nhất vẫn là tự chăm sóc sức khỏe để tăng cường sức đề kháng cho mỗi thành viên trong gia đình.

Bác sỹ Trần T.iền – Khoa Cấp cứu Chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết, thường gặp nhất trong mùa nắng nóng là các bệnh về đường tiêu hóa, đột quỵ, sốc nhiệt… Thời tiết nắng nóng khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Trong khi đó, những biện pháp chống nóng như bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp lại dễ gây nhiễm lạnh, viêm phổi…

Bổ sung các loại nước ép hoa quả vào thực đơn hàng ngày cũng là cách giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Nền nhiệt cao là môi trường lý tưởng cho nấm mốc, vi khuẩn trong các loại thức ăn sinh sôi, nảy nở khiến các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, lỵ… gia tăng. Để chăm sóc hiệu quả sức khỏe cho các thành viên trong gia đình mùa nắng nóng, bác sỹ Trần T.iền khuyến cáo, mọi người nên hạn chế đi ra đường khi không cần thiết, nhất là thời điểm nắng nóng gay gắt; nếu phải đi ra ngoài hoặc làm việc ngoài trời nên đội mũ rộng vành, khoác áo chống nắng, đeo kính râm, đeo khẩu trang, găng tay… để chống say nắng và tránh mất nhiều mồ hôi.

Việc sử dụng điều hòa trong thời tiết này là rất cần thiết nhưng phải thật hợp lý với mức nhiệt vừa phải, từ 25 – 28oC; tắt điều hòa 10 – 15 phút trước khi ra khỏi phòng để cơ thể không bị sốc nhiệt.

Cơ thể cần được cung cấp từ 2 lít nước/ ngày trong mùa nắng nóng.

Về chế độ dinh dưỡng hằng ngày, bác sỹ cũng khuyến cáo mọi người phải uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước/ngày, đặc biệt là với người hoạt động, làm việc nhiều ngoài trời; đồng thời, cần hạn chế các loại nước ngọt, kem, đá lạnh để tránh viêm họng.

“Bữa ăn hằng ngày, cần chú ý cân bằng các nhóm chất để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cả nhà, đặc biệt tăng cường các loại rau xanh, hoa quả sạch. Thức ăn phải được sơ chế sạch sẽ, nấu chín; bảo quản tủ lạnh và sử dụng trong thời gian ngắn; hạn chế ăn thức ăn sống để tránh ngộ độc thực phẩm” – bác sỹ Trần T.iền lưu ý.

Thể dục với cường độ hợp lý để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt là đối tượng người già và t.rẻ e.m.

Trong điều kiện dịch bệnh bùng phát như hiện nay, việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng là một trong những biện pháp bảo vệ sức khỏe đơn giản và hiệu quả. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn hay chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi bên ngoài về; vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối sẽ giúp loại bỏ, t.iêu d.iệt vi khuẩn. Tắm gội hằng ngày giúp loại bỏ bụi bặm, vi khuẩn, mồ hôi ứ đọng trên cơ thể. Thói quen vệ sinh thân thể sạch sẽ cũng giúp bạn ăn ngon, ngủ sâu giấc, cơ thể sảng khoái hơn.

Thêm một lưu ý của bác sỹ dành cho người dân trong thời điểm hiện nay là thực hiện tốt “5K” sẽ giúp bạn và gia đình tránh được nguy cơ lây lan, nhiễm các loại bệnh, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *