Ho gà lây lan nhanh và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa t.uổi, tuy nhiên phần lớn số ca mắc là trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng vắc xin ho gà hoặc trẻ chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Trẻ càng nhỏ thì bệnh càng nặng và càng nhiều biến chứng, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Để chủ động phòng chống, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh ho gà đầy đủ. (Ảnh minh họa)
Gia tăng các ca mắc ho gà tại Hà Nội
Theo thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác hàng chục ca bệnh ho gà, chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc như Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Yên Bái, Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh Phúc…
Tại Hà Nội, thống kê của Sở Y tế cho thấy, trong tuần qua ghi nhận 7 trường hợp mắc ho gà tại Ba Đình, Cầu Giấy, Đông Anh, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Thạch Thất, Thanh Xuân, số ca mắc tương đương so với tuần trước.
Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 39 trường hợp mắc ho gà tại 18 quận, huyện, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Bệnh nhân phần lớn là t.rẻ e.m dưới 3 tháng t.uổi (chiếm 65%), chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ (chiếm 72%).
Theo Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, hiện nay, tại khu vực miền Bắc đang trong giai đoạn thời tiết gió lạnh, mưa ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh phát triển, lây lan và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có ho gà. Bên cạnh đó, việc gián đoạn trong cung ứng các vắc xin của Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin trên toàn quốc; nhiều trường hợp trẻ không được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi các vắc xin là yếu tố nguy cơ làm gia tăng các dịch bệnh có thể dự phòng bằng vắc xin.
Chuyên gia khuyến cáo
Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây nên. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi nhưng thường gặp ở t.rẻ e.m. Biểu hiện chính của bệnh là ho cơn kèm theo đỏ mặt hoặc tím (cơn ho đặc biệt).
Bệnh ho gà lây trực tiếp giữa người với người qua đường hô hấp. Bệnh lây mạnh nhất trong giai đoạn viêm long, thông qua giọt b.ắn của người bệnh khi ho, hắt hơi.
Theo thạc sĩ Đỗ Thị Thúy Hậu – Điều dưỡng trưởng Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Trung ương), ho gà lây lan nhanh và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa t.uổi, tuy nhiên phần lớn số ca mắc là trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng vắc xin ho gà hoặc trẻ chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Trẻ càng nhỏ thì bệnh càng nặng và càng nhiều biến chứng, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
“Đáng lưu ý là bệnh ho gà có những dấu hiệu khởi phát tương tự như cảm lạnh thông thường nên nhiều bậc phụ huynh thường có tâm lý chủ quan, tự ý điều trị ở nhà, tự mua thuốc uống hay áp dụng kinh nghiệm dân gian. Điều này làm bệnh ho gà trở nặng và dẫn tới những biến chứng nguy hiểm”, thạc sĩ Hậu thông tin.
Bệnh ho gà có triệu chứng điển hình ở 3 giai đoạn: – Giai đoạn khởi phát kéo dài từ 1 – 2 tuần là n.hiễm t.rùng đường hô hấp trên, ho nhẹ, chảy nước mũi, thường không sốt hoặc sốt nhẹ. – Ở giai đoạn toàn phát, bệnh có các dấu hiệu chính là các cơn ho xuất hiện một cách tự nhiên hay do một kích thích nhỏ. Ho rũ rượi, thở rít, trớ ra nhiều đờm trắng quánh dính, đỏ mặt. Đặc biệt trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có những cơn ho ngắn, tím tái. Giữa các cơn ho trẻ vẫn sinh hoạt bình thường. – Ở giai đoạn phục hồi, người bệnh vẫn có các cơn ho ngắn, số cơn giảm dần và ho có thể tồn tại vài tháng.
Các biến chứng nguy hiểm của ho gà có thể kể đến như: viêm phổi nặng, xẹp phổi, suy hô hấp; Viêm não khiến trẻ co giật: Biến chứng cơ học như lồng ruột, thoát vị, sa trực tràng, trường hợp nặng có thể vỡ phế nang, tràn khí trung thất hoặc màng phổi. Ngoài ra còn có các biến chứng khác như xuất huyết, kết mạc mắt, bầm tím dưới mí mắt và nguy hiểm nhất là c.hảy m.áu nội sọ.
Chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương cho rằng, khi trẻ có những biểu hiện sau, cần đưa đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời: Có nhiều cơn ho kéo dài, trong cơn ho có đỏ hoặc tím mặt; Ăn kém, nôn trớ nhiều; Ngủ ít; Thở nhanh hoặc khó thở,…
Để chủ động phòng chống, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh ho gà đầy đủ. Tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà cho trẻ là biện pháp đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất lên tới 90%.
Song song với đó, cần thực hiện tốt các biện pháp khác như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày; đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng; hạn chế để trẻ đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người bị bệnh đường hô hấp, đặc biệt là người bệnh ho gà.
Số trẻ mắc ho gà ở Hà Nội tăng bất thường
Nếu như cùng thời điểm này năm ngoái Hà Nội chỉ ghi nhận 1 ca mắc ho gà, thì năm nay số mắc đã lên tới 17 trường hợp…
Các biểu hiện thường gặp của bệnh ho gà
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần này (từ ngày 8 đến 15-3), trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 2 trường hợp mắc ho gà.
Trường hợp thứ nhất là b.é t.rai 1 tháng t.uổi, ở xã Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn), chưa đến t.uổi tiêm vaccine phòng bệnh ho gà. Trường hợp thứ hai là b.é t.rai 4 tuần t.uổi, ở xã Canh Nậu (huyện Thạch Thất), chưa đến t.uổi tiêm vaccine phòng bệnh ho gà.
Như vậy, từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 17 trường hợp mắc ho gà, trong khi cả năm 2023 chỉ có 1 ca và năm 2022 không có ca bệnh. Diễn biến này là khá bất thường. Đa phần bệnh nhân là trẻ nhỏ chưa đến t.uổi tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.
Các chuyên gia y tế cho rằng, ho gà là bệnh nguy hiểm do lây lan mạnh hơn cả cảm cúm, một người có thể lây cho 12-17 người. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng viêm phổi và nhiều biến chứng khác…
Vì thế, các chuyên gia lưu ý, nếu thấy trẻ có các biểu hiện điển hình như ho rũ rượi, ho từng cơn, mỗi cơn từ 15-20 tiếng ho liên tiếp, trong cơn ho có đỏ hoặc tím mặt; ăn kém, nôn trớ nhiều; ngủ ít; thở nhanh/khó thở… cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám sớm.