Trẻ ngạt thở vì hóc thức ăn, cứu cách nào mới đúng?

Tôi nghe nói xốc ngay t.rẻ e.m bị ngạt thở vì hóc thức ăn lên sẽ cứu được bé, nhưng không biết xốc thế nào cho đúng…

Bạn đọc Trần Quang hỏi : Tôi đọc báo thấy nhiều trường hợp trẻ con và cả người lớn bị hóc thức ăn như mấy loại trái cây cỡ nhỏ, rau câu, hạt, các thức ăn dạng viên… mà ngạt thở c.hết. Nhà tôi có tới 3 cháu nhỏ từ 3-15 t.uổi nên rất muốn biết cách xử lý trong tình huống này. Trẻ lớn và trẻ nhỏ thì cách cứu có khác gì nhau không?

Ảnh minh họa

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), trả lời:

Tình huống bạn nói đến chính là các trường hợp trẻ bị hóc dị vật đường thở khi ăn uống, thường gặp nhất khi trẻ vừa ăn vừa cười giỡn, nói chuyện hoặc khóc. Các loại dị vật đường thở chúng tôi hay gặp rất đa dạng: kẹo, mứt, hạt dẻ, hạt dưa, hạt hướng dương, hạt bí…

Khi sơ cứu, nếu nạn nhân còn thở được; hoặc ở trẻ nhỏ thì còn khóc, còn la, còn nói được, không khó thở, da dẻ hồng hào… thì nên đến bệnh viện để lấy dị vật ra, không cố tự loại bỏ dị vật đường thở vì có thể khiến tình hình nghiêm trọng hơn.

Nếu nạn nhân tím tái, khó thở, không thể khóc hoặc khóc yếu, nên nhanh chóng sơ cứu tại chỗ để khai thông đường thở, song song với việc gọi cấp cứu.

Với trẻ 1-2 t.uổi, chúng ta dùng phương pháp vỗ lưng – ấn ngực: đặt trẻ sấp trên cánh tay trái của bạn, đầu thấp xuống, dùng bàn tay giữ chặt vùng đầu – cổ. Lấy phần gót bàn tay vỗ mạnh 4 cái vào lưng trẻ, khoảng giữa 2 bả vai; tiếp tục lật ngửa trẻ sang tay bên kia, dùng 2 ngón tay ấn mạnh ở vùng nửa dưới xương ức 5 cái. Lặp lại cho đến khi dị vật rơi ra, trẻ khóc lên được.

Clip hướng dẫn vỗ lưng – ấn ngực của Hội chữ thập đỏ Anh:

Với người còn tỉnh, đứng sau lưng, vòng 2 tay ôm lấy nạn nhân. Nắm chặt bàn tay thành quả đ.ấm, đặt tay còn lại chồng lên trên. Quả đ.ấm cần đặt ngay vùng thường vị, dưới chóp xương ức, ấn quả đ.ấm 5 cái dứt khoát vào vùng này bằng lực kéo của 2 cánh tay, lặp lại khoảng 10 lần hoặc cho đến khi dị vật rơi ra.Với người và trẻ lớn, chúng ta dùng thủ thuật Heimlich. Có 2 cách, tùy vào nạn nhân còn tỉnh hay đã hôn mê.

Clip hướng dẫn Heimlich của Hội Chữ thập đỏ Anh”

Với người đã ngưng thở, đặt nạn nhân nằm ngửa, cũng dùng lực 2 bàn tay ấn mạnh ở vị trí tương tự cho đến khi dị vật văng ra. Trước khi làm Heimlich phải thổi ngạt 2 cái chậm, sau đó vừa làm vừa thổi ngạt xen kẽ.

Và điều quan trọng nhất là hãy tránh cho trẻ tình huống xấu kể trên bằng cách tập thói quen khi ăn không cười, giỡn, nói chuyện, la khóc hay chạy nhảy. Nên giúp trẻ lấy hạt trái cây ra trước khi ăn, trẻ nhỏ không nên cắn hạt dưa, hạt hướng dương, hạt bí…

Anh Thư ghi

Theo nguoilaodong

Thực phẩm ở dạng này có thể gây hại cho gan

Có rất nhiều loại thực phẩm người dùng nên thận trọng vì có thể gây hại cho gan, thậm chí là gây bệnh ung thư gan.

Thực phẩm bị nấm mốc chứa chất độc aflatoxin

Báo Vietnamnet dẫn thông tin từ QQ cho biết, theo cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, aflatoxin là chất gây ung thư loại 1 vô cùng nguy hiểm thường ẩn mình trong những thực phẩm ẩm mốc. Aflatoxin – là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài nấm mốc Aspergillus. Đây cũng là loại nấm mốc phổ biến ở nông sản và các thực phẩm khô. Điều đáng nói là chất gây ung thư cực độc này tồn tại rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đây là những thực phẩm, vật dụng ẩn chứa aflatoxin.

Nấm tai mèo ẩn chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh

Cũng theo cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, nấm tai mèo chứa một lượng lớn protein và cellulose. Tuy nó không có độc tố nhưng sau một thời gian dài, nó có thể biến chất để tạo ra các độc tố sinh học tương tự, hoặc sinh ra các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn và nấm.

Nhiều loại thực phẩm có thể gây hại cho gan, ung thư gan

Các loại hạt đắng

Nếu không may ăn phải hạt đắng, hãy nhổ nó ra và súc miệng kịp thời, bởi vì vị đắng của các loại hạt như hạt dưa, hạt hướng dương,… là aflatoxin được tạo ra trong quá trình nấm mốc. Ăn thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan.

Sản phẩm chế biến từ đậu không rõ nguồn gốc

Để giảm chi phí, một số người sử dụng hạt vừng, đậu phộng và thậm chí cả hạt vừng và đậu phộng hư hỏng để làm bột mè và bơ đậu phộng, mà đậu phộng hư hỏng có chứa aflatoxin. Và sản phẩm chế biến này khó xác định hơn so với đậu phộng mốc.

Ăn quá nhiều đường

Tin tức trên báo T.iền Phong, theo nhiều nghiên cứu quốc tế, ăn quá nhiều đường không chỉ có hại cho răng mà còn gây hại cho gan nghiêm trọng. Tại gan, fructose sẽ được chuyển hóa và một phần tạo thành các giọt chất béo. Vì vậy, việc sử dụng quá nhiều đường tinh luyện và si-rô hàm lượng fructose cao sẽ gây tích tụ chất béo, dẫn đến các bệnh lý về gan.

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy đường có thể gây hại cho gan tương đương với rượu, ngay cả khi bạn không bị thừa cân. Do đó cần hạn chế các thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, kẹo ngọt.

Măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao

Măng là thực phẩm được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, một số loại măng, đặc biệt là măng tươi có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến t.ử v.ong. Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg trong 1kg măng củ. Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axít cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan.

Một số loại trái cây

Một nghiên cứu được Bộ Nông nghiệp Mỹ thực hiện tại ĐH Tuffs cho thấy, những loại trái cây rất giàu chất kháng ôxy hóa như mận, trái mâm xôi, dâu tây, cam, bưởi ruột đỏ, chuối, táo, lê…

Các chất chống ôxy hóa giúp bảo vệ gan bình yên vô sự trước tứ bề độc chất và các gốc tự do. Riêng táo tây (apples) chứa thêm pectin có chức năng “tóm” những kim loại nặng (nhất là trong ruột) để “áp giải” chúng ra ngoài, xem như gánh vác một phần trách nhiệm nặng nề của gan. Do đó, cần tránh lạm dụng những trái cây giàu chất kháng ôxy hóa để cho gan khỏe mạnh nhé.

Để bảo vệ sức khỏe, hãy tránh xa aflatoxin bằng những cách sau:

– Rửa tay thường xuyên: Ngoài thực phẩm, nhiều thứ trong cuộc sống có thể bị nhiễm aflatoxin, và rửa tay là cách cơ bản nhất để tránh xa độc tố.

– Cố gắng không tích trữ thức ăn: Cách hiệu quả nhất để tránh aflatoxin là t.iêu d.iệt và phòng ngừa nấm mốc từ thực phẩm. Không nên tích trữ thực phẩm trong nhiều ngày.

– Vứt bỏ những thứ bị mốc: Hãy kiên quyết vứt bỏ những thực phẩm bị mốc, rửa bằng nước hay cắt bỏ phần mốc không thể t.iêu d.iệt hoàn toàn aflatoxin.

An Dương

Theo vietQ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *