Trẻ nhỏ mắc COVID-19 điều trị tại nhà: Cần bổ sung dinh dưỡng như thế nào?

Nhiều phụ huynh băn khoăn về dinh dưỡng cho con mình khi mắc COVID-19 được điều trị tại nhà. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ đưa ra hướng dẫn chi tiết.

Hiện nay, tình trạng trẻ dưới 16 t.uổi mắc COVID-19 đang có xu hướng tăng. Đặc biệt tại TP HCM, số F0 là t.rẻ e.m đang được điều trị đã tăng nhanh, tính đến 6h ngày 5-9 là 3.106 trẻ, trong đó có một số trẻ mắc các bệnh nền như bệnh tim mạch, hen suyễn, bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh lý huyết học…, trẻ vừa mắc COVID-19 vừa mắc các bệnh khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm ruột thừa….

Trẻ bình thường mắc COVID-19 khi có dấu hiệu chuyển nặng như thở nhanh, co lõm lồng ngực, SpO2 dưới 93% đều phải nhập viện điều trị. Còn lại đa số sẽ được khuyến khích cho điều trị tại nhà.

Vậy khi điều trị COVID-19 cho trẻ tại nhà, các phụ huynh cần lưu ý bổ sung dinh dưỡng như thế nào?. Trao đổi với PV về vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng cho người mắc COVID-19 mức độ nhẹ và không có triệu chứng gồm: ăn bình thường với đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm (nếu được) để duy trì thể trạng, thể chất bình thường.

Còn đối với trẻ nhỏ, các phụ huynh nên bổ sung 1-2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt khi ăn ít do sốt, ho, mệt mỏi… Trẻ cũng nên ăn tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein (thịt, cá nạc, đậu đỗ, hạt các loại) để ngăn ngừa teo cơ và tăng sức đề kháng.

Phụ huynh cũng nên cho trẻ ăn tăng cường trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh các loại, gia vị (như tỏi, gừng) để tăng cường sức đề kháng; uống đủ nước (trung bình 2 lít/ngày) hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ nhỏ mắc COVID-19 tại nhà rất cần thiết.

Cha mẹ cần định kỳ theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ bằng cân nặng và lượng thức ăn trẻ ăn vào. Chế độ ăn cân đối hằng ngày với 4 yếu tố chính: lipid (lipid động vật và lipid thực vật), vitamin và khoáng chất, thành phần các chất sinh năng lượng (protein, lipid, carbohydrate), protein (protein động vật và thực vật) “, PGS Nguyễn Thị Lâm cho hay.

Ngoài ra, bà Lâm lưu ý mỗi ngày, trẻ nên ăn ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm: nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng-xanh thẫm.

Với nước uống, trẻ nên được uống đủ nước, đặc biệt nước trái cây tươi, tránh uống nước ngọt công nghiệp; khuyến khích trẻ 1-2 t.uổi uống tối thiểu 600 ml sữa công thức/ngày (trẻ không có sữa mẹ) và trẻ lớn hơn 2 t.uổi 500 ml sữa công thức/ngày, đủ đáp ứng dinh dưỡng cho tăng trưởng và cân bằng dinh dưỡng (không cần bổ sung đa vi chất).

Trường hợp trẻ kém ăn, ăn không đủ lượng theo khuyến nghị, phải hỗ trợ dinh dưỡng đường uống có đậm độ năng lượng cao (1Kcal/ml) thay thế hoàn toàn hay một phần cho sữa công thức thông thường.

Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt, hạn chế ăn quá mặn. Theo khuyến nghị, lượng đường

Cha mẹ cần theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ định kỳ 3-5 ngày một lần để xác định xem trẻ có khả năng sẽ bị suy dinh dưỡng cấp nặng không. Nếu trẻ có sụt cân từ 1-2% một tuần cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được hướng dẫn thích hợp “, PGS Lâm nói.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, PGS Lâm khuyến cáo những việc cần làm để hỗ trợ, chăm sóc con bị mắc COVID-19 là tâm sự, trấn an con, giải đáp thắc mắc và chia sẻ thông tin thực tế về dịch bệnh; lập thời gian biểu cho các hoạt động học tập và nghỉ ngơi hoặc các hoạt động giải trí.

Ngoài ra, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên; sử dụng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi, sau đó ném khăn giấy vào thùng đựng chất thải; tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động giải trí trong phòng cách ly phù hợp như các trò chơi online hay cùng chơi với bố, mẹ… để giảm nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh.

Dinh dưỡng cho F0 tại nhà

Người lớn mắc Covid-19 cần ăn đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng để duy trì thể trạng, t.rẻ e.m khuyến khích uống thêm sữa.

Dinh dưỡng cho F0 nhẹ và không có triệu chứng tại nhà giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch và hạn chế biến chứng, theo Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm Covid-19 tại nhà , ngày 28/8 của Bộ Y tế.

Người bệnh thường có dấu hiệu đột ngột bị mất vị giác hoặc khứu giác, giảm khả năng ăn uống. Do vậy cần chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh thiếu hụt dẫn tới suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ bội nhiễm, bệnh trở nặng, kéo dài thời gian thở máy, tăng chi phí điều trị.

“Dinh dưỡng hỗ trợ và cải thiện hàng rào bảo vệ cơ thể như tế bào miễn dịch, các kháng thể, da, niêm mạc hô hấp, niêm mạc dạ dày làm tăng sức đề kháng”, Bộ Y tế khuyến cáo.

Nguyên tắc chung

Ăn bình thường với đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm để duy trì thể trạng, thể chất bình thường.

Bổ sung một đến 2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt khi ăn giảm sút do sốt, ho, mệt mỏi…

Ăn tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein (thịt, cá, đậu đỗ, hạt các loại) để ngăn ngừa teo cơ và tăng sức đề kháng.

Ăn tăng cường trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh các loại, gia vị (tỏi, gừng) để tăng sức đề kháng.

Uống đủ nước (trung bình 2 lít/ ngày) hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy.

Người dân Thừa Thiên Huế giúp bộ đội nấu cơm cho khu cách ly Covid-19. Ảnh: Võ Thạnh

Đảm bảo 8 nhóm thực phẩm, gồm: tinh bột, sữa và chế phẩm sữa, dầu mỡ, rau củ, thịt cá, trứng, các loại hạt, rau củ màu vàng – xanh thẫm.

Không bỏ bữa, ăn đủ 3 bữa chính và tăng cường các bữa phụ. Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt (khuyến nghị lượng đường dưới 10% tổng năng lượng ăn vào). Không kiêng khem thực phẩm nếu không có dị ứng thực phẩm hoặc theo lời khuyên riêng của bác sĩ. Người thể trạng gầy, t.rẻ e.m cần bổ sung thực phẩm nhiều năng lượng và protein như sữa và các sản phẩm từ sữa.

Tránh đồ ăn, uống nhiều đường, nhiều muối, rượu, bia. Thực phẩm phải bảo đảm an toàn, vệ sinh, không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng. Bảo đảm vệ sinh khi chế biến thực phẩm, luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm.

Với người trưởng thành: Nhu cầu năng lượng cơ thể 30-35 kcal/kg cân nặng/ngày, chất đạm 15-20% tổng năng lượng, chất béo 20-25%, đường bột 50-65% tổng năng lượng.

Uống nước ấm và chia nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi khát. Nên uống nước lọc, nước ép hoa quả. Người sốt nên uống orezol để bù nước và điện giải.

Với t.rẻ e.m: Định kỳ theo dõi tình trạng dinh dưỡng bằng cân nặng và lượng thức ăn trẻ ăn. Chế độ ăn cân đối hàng ngày với 4 yếu tố chính: lipid (lipid động vật và lipid thực vật), vitamin và khoáng chất, thành phần các chất sinh năng lượng (protein, lipid, carbohydrate), protein (protein động vật và thực vật). Trẻ phải ít nhất có một bữa ăn trong ngày có cân đối khẩu phần.

Hàng ngày trẻ phải ăn ít nhất là 5 trong 8 nhóm thực phẩm. Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt, mặn. Cung cấp đủ nước, đặc biệt nước trái cây tươi, tránh uống nước ngọt công nghiệp.

Khuyến khích trẻ 1-2 t.uổi sữa công thức tối thiểu 600 ml/ngày. Trẻ trên 2 t.uổi cần 500 ml/ngày sữa công thức. Nếu lượng thức ăn trẻ ăn vào dưới 70% nhu cầu bình thường so với t.uổi, cần được tư vấn cụ thể bởi nhân viên y tế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *