Thở khò khè là tiếng thở bất thường ở trẻ nhỏ, tuy nhiên nhiều bố mẹ không phát hiện ra rằng đây là những dấu hiệu của một số bệnh như: hen suyễn, viêm tiểu phế quản, viêm phổi.
Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém hơn so với người lớn, do đó tình trạng thở khò khè cũng gặp thường xuyên hơn. Bố mẹ cũng rất khó để nhận ra tiếng thở bất thường ở con nếu không thực sự để ý.
Bác sĩ Trần Văn Huy ( Bệnh viện Nhi Trung ương) mách bố mẹ các dấu hiệu của bệnh thông qua tiếng thở khò khè rất nhỏ của trẻ.
Làm sao để phát hiện ra trẻ nhỏ thở khò khè?
Khò khè là tiếng thở bất thường của trẻ khi bị viêm đường hô hấp dưới. Các phế quản là các ống dẫn khí khi bị viêm nhiễm, có dịch nhầy sẽ dễ bị phù nề, co thắt, tắc nghẽn và cản trở đường lưu thông của không khí. Từ đó khiến cho việc hô hấp trở nên khó khăn, tạo ra âm thanh khò khè.
Bố mẹ có thể nhận biết tiếng thở khò khè bằng cách áp sát tai và gần miệng trẻ, nghe kỹ tiếng thở, đặc biệt là khi trẻ nằm im. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp rất khó phát hiện và phải kiểm tra bằng ống nghe của bác sĩ.
Thở khò khè là dấu hiệu của bệnh gì?
Theo bác sĩ Huy cho biết, tiếng thở khò khè có thể là dấu hiệu của hàng loạt những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như: hen suyễn, viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi.
Trong đó hen suyễn là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi dẫn đến tiếng thở bất thường. Hen suyễn là bệnh di truyền, là tình trạng viêm mãn tính đường thở khiến hệ hô hấp nhạy cảm với nhiều chất kích thích như: khói bụi, khói thuốc, phấn hoa…
Ngoài ra, bệnh nhi có thể mắc bệnh sau khi bị viêm đường hô hấp cấp cũng khiến trẻ sẽ có những cơn khò khè, khó thở.
Tiếng thở khò khè ở trẻ sơ sinh cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tiểu phế quản. Đây là tình trạng các cuống phổi nhỏ hay các tiểu phế quản bị viêm nhiễm cấp tính. Các tiểu phế quản không có sụn, lại có kích thước rất nhỏ nên khi bị viêm nhiễm sẽ dễ dàng bị xẹp lại.
Từ đó làm hẹp đường thở, gây tắc nghẽn quá trình lưu thông của không khí khiến trẻ khó thở, thở phát ra âm thanh lớn thậm chí là thiếu oxy và suy hô hấp.
Tiếng thở bất thường này cũng là dấu hiệu của bệnh viêm phổi ở trẻ. Đây là tình trạng n.hiễm t.rùng đường hô hấp nặng, tổn thương mu mô phổi. Các phế nang có nhiều dịch nhầy và mủ khiến trẻ thở khò khè, suy hô hấp.
Ngoài ra, khi trẻ mắc dị vật đường thở hoặc phế quản bị chèn ép cũng tạo ra tiếng thở giống như vậy.
Bố mẹ cần làm gì khi phát hiện trẻ thở khò khè?
Bác sĩ Huy cho biết, khi phát hiện trẻ thở khò khè, đầu tiên bố mẹ cần theo dõi sát sao. Nếu tình trạng này còn kéo dài thì nên cho trẻ tới bệnh viện để kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Phụ huynh không tự ý cho trẻ dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, bao gồm cả thuốc kháng viêm, long đờm, kháng sinh…
Vệ sinh mũi sạch sẽ, nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý và có thể hút mũi cho trẻ để loại bớt dịch nhầy, giúp mũi thông thoáng, trẻ dễ thở hơn. Trẻ cần được bú mẹ nhiều hơn để cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Trường hợp trẻ có những biểu hiện nguy hiểm như: thở rút lõm ngực, ngủ li bì, người tím tái, rối loạn tri giác… cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
Theo thoidai
Bé 8 tháng t.uổi bị tàn tật vĩnh viễn do nuốt phải thứ nhiều cha mẹ không chú ý đến và hay vứt linh tinh quanh nhà
Sau tai nạn đầy thương tâm này bé sẽ phải đối mặt với việc không bao giờ nói hoặc thở bình thường được nữa.
Theo một báo cáo trên trang web tài trợ ở New Zealand, bé Devon Hacche, 8 tháng t.uổi, đã ở trong Khoa chăm sóc đặc biệt dành cho t.rẻ e.m tại Bệnh viện Nhi đồng Auckland Stars Starship kể từ tháng 12 năm 2014, bốn ngày sau khi bé nuốt một cục pin lithium-ion lớn.
Mẹ của Devon, cô Amanda Hacche, chia sẻ rằng cô phát hiện con trai út của mình có triệu chứng sổ mũi và thở khò khè nhẹ. Khi đưa Devon đến bác sĩ, bé được chẩn đoán là viêm tiểu phế quản – một căn bệnh phổ biến của đường hô hấp do n.hiễm t.rùng ảnh hưởng đến đường thở.
Tuy nhiên, khi tình trạng của Devon trở nên vô cùng tồi tệ, cô Amanda ngay lập tức đưa con mình đến Bệnh viện Tauranga vào ngày hôm sau, chụp X-quang cho thấy có một cục pin mắc trong thực quản của bé.
Bé Devon phải chịu những ảnh hưởng nặng nề sau tai nạn nuốt phải pin
Cô Amanda buồn bã chia sẻ : “Hóa ra đây là một trong những thứ nguy hiểm nhất mà con trai tôi đã nuốt phải, bởi chúng phản ứng với nước bọt / dịch dạ dày và gây ra phản ứng điện hóa, tạo ra sự ăn mòn sâu và cực nhanh vào mô mềm của con người”.
Cục pin ở trong cơ thể bé Devon đã gây ra những vết bỏng nghiêm trọng kéo dài 10cm xuống thực quản của bé và để lại một lỗ 5cm. Khí quản của Devon cũng bị cháy, trong khi các dây thần kinh điều khiển hợp âm bị tổn hại nặng nề. Kể từ tháng 12 định mệnh đó, Devon đã trải qua 5 cuộc phẫu thuật để loại bỏ và sửa chữa các mô bị cháy. Theo tờ New Herald, việc này bao gồm một ca phẫu thuật kéo dài 8 tiếng, trong lúc đó tim và phổi của Devon đã ngừng hoạt động và bé được giữ sống nhờ sự trợ giúp của máy trợ tim.
Sau tai nạn này Devon sẽ không thể nói và thở được như bình thường nữa
Các báo cáo ban đầu cho thấy rằng Devon sẽ cần được theo dõi chặt chẽ trong bệnh viện cà cần nhiều năm điều trị.
“Devon có thể không bao giờ tự thở được nữa và cũng không nói được. Con không thể tạo ra âm thanh mà không có chức năng của dây thanh âm”, cô Amanda Hacche cho biết.
Như chúng ta đã biết, những vật dụng cực kỳ nhỏ như pin có nguy cơ gây nghẹn và chấn thương ở t.rẻ e.m dưới năm t.uổi. Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ và những người chăm sóc trẻ phải hết sức thận trọng khi xử lý và lưu trữ các vật dụng này trong nhà.
Một số điều cha mẹ cần lưu để tránh xảy ra tình huống này:
– Luôn kiểm tra đồ chơi và thiết bị t.rẻ e.m để đảm bảo rằng khe cắm pin được khóa và an toàn.
– Giữ tất cả những thứ có kích thước nhỏ như đồng xu tránh xa trẻ nhỏ.
– Vứt bỏ pin cũ ngay lập tức – đừng để chúng nằm xung quanh nhà
– Nếu bạn nghi ngờ rằng con bạn đã nuốt phải dị vật hãy đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức.
Nguồn: Parent