Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện dây rốn của trẻ bị thắt nút 2 vòng. Đây là một trường hợp hiếm gặp trong sản khoa có thể gây t.ử v.ong thai nhi cao nếu không được can thiệp kịp thời.
Ngày 6/11, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hường, Trưởng khoa Sản (BV Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh) cho biết, các bác sĩ vừa cấp cứu thành công cho trẻ sơ sinh có nút thắt dây rốn hiếm gặp.
Trước đó, sản phụ là Phạm Thị T. (32 t.uổi, ở huyện Kinh Môn, Hải Dương) nhập viện trong tình trạng bụng chuyển dạ lần 3, thai 37 tuần trên vết mổ đẻ cũ. Sau khi tiến hành thăm khám, sản phụ được chỉ định phẫu thuật mổ lấy thai.
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện dây rốn của trẻ bị thắt nút 2 vòng. Đây là một trường hợp hiếm gặp trong sản khoa có thể gây t.ử v.ong thai nhi cao nếu không được can thiệp kịp thời.
Sau hơn 30 phút thực hiện, các bác sĩ đã lấy ra em bé nặng 3,1kg, hồng hào, khóc to. Hiện tại, mẹ con sản phụ đang được theo dõi tại BV.
Hình ảnh dây rốn của bé bị thắt nút rất nguy hiểm
Theo bác sĩ Hường, dây rốn bị thắt nút hình thành khi em bé vận động và di chuyển bên trong bụng mẹ qua các vòng cung dây rốn. Một số tác nhân làm tăng nguy cơ dây rốn thắt nút bao gồm: Dây rốn dài, kích thước thai nhỏ, đa ối, thai nhi là b.é t.rai, thai hoạt động nhiều, đa thai, mẹ tiểu đường thai kỳ, mẹ trải qua nhiều lần sinh nở, có sử dụng chất kích thích.
Trong sản khoa, việc xác định thời điểm hình thành dây rốn thắt nút rất khó. Việc chẩn đoán dây rốn thắt nút chủ yếu dựa vào siêu âm thai nhi Doppler màu và siêu âm 4D, phát hiện thường vào tuần thứ 9 – 12 của thai kỳ. Sản phụ cần theo dõi nghiêm ngặt bằng monitoring tim thai để phát hiện sớm dấu hiệu thai suy và mổ lấy thai kịp thời.
Hiện nay, không có biện pháp phòng ngừa dây rốn thắt nút vì vậy các bà mẹ mang thai nên khám thai định kỳ ít nhất ba lần trong quá trình mang thai. Thực hiện tầm soát trước sinh và siêu âm đ.ánh giá tình trạng thai, rau, dây rốn trong suốt thời kỳ mang thai tại cơ sở y tế tin cậy mới giúp phát hiện sớm và ngăn ngừa biến chứng trước, trong và sau sinh.
Linh Trần
Theo phunuvietnam
Mách những ai lần đầu làm mẹ: Quy trình vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sạch sẽ, tránh bị n.hiễm t.rùng
Rốn của trẻ sơ sinh rất mỏng manh nhưng lại là bộ phận vô cùng quan trọng. Thế nên, các cha mẹ hãy làm theo các bước vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh dưới đây để giữ rốn bé được sạch sẽ, tránh bị n.hiễm t.rùng rốn.
Dây rốn là sợi dây liên kết nối liền giữa thai nhi và người mẹ trong quá trình mang thai. Dây rốn cũng chính là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cần thiết cho em bé đang lớn dần trong bụng mẹ. Nhưng khi em bé chào đời, dây rốn bị cắt và chỉ còn lại một phần nhỏ ở trên rốn của bé, gọi là cuống rốn.
Cuống rốn nhìn qua tưởng chỉ là một bộ phận “thừa”, nhưng thật ra nó rất quan trọng và vô cùng mỏng manh. Thế nên việc chăm sóc cuống rốn cho bé đúng cách cần được bố mẹ lưu tâm. Bởi nếu không, có khả năng em bé sẽ bị n.hiễm t.rùng rốn.
Thông thường cuống rốn sẽ khô và tự rụng trong khoảng từ 5 đến 21 ngày sau khi sinh. Nhưng trong lúc chờ cho nó khô và tự rụng, các cha mẹ cần vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh theo 4 bước đơn giản dưới đây:
Thông thường cuống rốn sẽ khô và tự rụng trong khoảng từ 5 đến 21 ngày sau khi sinh (Ảnh minh họa).
1. Giữ cuống rốn được khô ráo và sạch sẽ
Sau khi được sinh ra, các bác sĩ sẽ kẹp đầu cuống rốn bằng một cái kẹp nhựa. Và trong những ngày đầu, cuống rốn vẫn còn ướt, nên cha mẹ phải vệ sinh khu vực này ít nhất một lần trong ngày. Bạn hãy nhẹ nhàng lau đế rốn bằng miếng bông gòn hoặc khăn mềm sạch với nước sôi để nguội. Tránh lau mạnh tay hoặc chà xát đế rốn quá nhiều.
2. Vệ sinh cuống rốn sau khi tắm cho bé
Có nhiều người cho rằng chỉ nên lau người hoặc tắm khô chứ không nên tắm ướt cho bé khi cuống rốn chưa rụng. Tuy nhiên, các bác sĩ nhi khuyên rằng bạn vẫn có thể tắm cho bé bình thường, miễn là sau khi tắm xong, bạn vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sạch sẽ và đúng cách.
Bạn hãy sử dụng miếng bông nhúng vào nước đun sôi để nguội và vắt khô để làm sạch đế rốn theo chuyển động hình tròn. Vứt bỏ miếng bông sau khi lau. Sau đó lấy một miếng bông khác lau hai bên của dây rốn. Mỗi lần lau là một miếng bông mới. Bạn nhớ làm sạch kẹp dây và đầu dây rốn.
Cha mẹ nên sử dụng các miếng bông sạch trong khi vệ sinh rốn cho bé (Ảnh minh họa).
3. Mặc tã và quần áo cho bé
Rốn là bộ phận mỏng manh nhất trên cơ thể của trẻ sơ sinh, vì thế, khi mặc tã cho bé, bạn nhớ gấp mép tã sao cho nó không chạm hoặc che cuống rốn. Để cuống rốn được thông thoáng và ngăn không cho nó tiếp xúc với nước tiểu. Hãy mặc cho trẻ quần áo rộng rãi để tránh quần áo chà xát vào rốn của bé.
4. Để cuống rốn khô tự nhiên
Bạn đừng sốt ruột hay lo lắng khi cuống rốn của bé lâu khô hơn các bé khác, hãy cứ để nó khô và rụng tự nhiên. Trong một số trường hợp, rốn trẻ sơ sinh sẽ bị lồi sau khi cuống rốn đã rụng. Tốt nhất, bạn đừng cố gắng làm gì, thay vào đó hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.
Sau khi cuống rốn rụng, rốn của bé có thể có màu đỏ giống như bị phát ban, thậm chí có thể bị ra m.áu. Nhưng bạn đừng lo, rốn sẽ tự lành trong khoảng 2 tuần.
Bạn đừng sốt ruột hay lo lắng khi cuống rốn của bé lâu khô hơn các bé khác, hãy cứ để nó khô và rụng tự nhiên (Ảnh minh họa).
Các dấu hiệu bé bị n.hiễm t.rùng rốn?
Khi cha mẹ thấy:
– Trẻ bị sốt
– Vùng rốn có mùi hôi hoặc chảy nước vàng
– Vùng da quanh rốn bị đỏ
– Em bé khóc khi bạn chạm nhẹ vào rốn
– Đế rốn bị sưng và m.áu c.hảy
Bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được đưa ra lời khuyên.
Theo Helino