Nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng mẹ cần phân biệt rõ ràng xem đâu là nôn trớ sinh lý, đâu là nôn trớ bệnh lý.
Nôn trớ sữa là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, mẹ cần phân biệt xem trẻ nôn trớ là do sinh lý hay bệnh lý. Nôn trớ sinh lý là hiện tượng rất bình thường, số lượng dịch nôn thường rất ít và hiện tượng nôn thường hết sau 1-2 cữ sữa. Nôn trớ bệnh lý là hiện tượng bất thường, số lượng dịch nôn sẽ tương đối nhiều, các đợt nôn trong thời gian ngắn hoặc nửa giờ sau khi bú.Trước khi nôn, bé há miệng và ưỡn cổ, biểu hiện rất đau. Nếu bé nôn trớ, có thêm 3 biểu hiện này, mẹ cần cẩn thận.
Số lần nôn trớ tăng dần, tình trạng không cải thiện
Trong trường hợp bình thường, tình trạng nôn trớ của bé sẽ giảm đi đáng kể sau 3 tháng và tình trạng nôn trớ sẽ biến mất sau 6 tháng. Nếu tình trạng nôn trớ của bé sơ sinh vẫn chưa được cải thiện thì các mẹ cần cẩn thận, trong trường hợp nặng, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện.
Màu sắc và mùi vị của dịch nôn bất thường
Nếu dịch nôn của trẻ có mùi hôi hoặc đổi màu thì các mẹ nên chú ý. Có thể hệ tiêu hóa hoặc đường ruột của bé đang gặp vấn đề. Có thể, bé đã được ăn nhiều, thức ăn không tiêu hóa hết nên tích tụ lại. Lúc này, mẹ cần giảm cho trẻ ăn, bú. Nếu tình hình vẫn không cải thiện, mẹ cần đưa bé đi khám.
Bé nôn trớ thường xuyên, lượng dịch nôn nhiều
Bình thường, tình trạng nôn trớ của trẻ không quá thường xuyên và lượng dịch nôn cũng không nhiều. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ nôn trớ thường xuyên hoặc lượng dịch nôn nhiều thì các mẹ nên chú ý. Có thể trẻ đang khó chịu do quá no hoặc thức ăn không phù hợp với trẻ. Nếu là trẻ đang bú mẹ, các bà mẹ hãy nhớ lại xem mình có ăn phải thức ăn gây khó chịu cho trẻ hay không và phải xử lý kịp thời.
Mẹ nên làm gì khi trẻ bị nôn trớ?
Cho trẻ nằm nghiêng
Khi trẻ bị nôn trớ, mẹ hãy cho bé nằm nghiêng sang một bên để ngăn sữa trào lên cổ họng hoặc khí quản.
Giảm tần suất cho con bú
Mẹ cần cho bé bú theo nhu cầu. Việc cho trẻ bú quá nhiều hoặc tần suất cho bú quá gần nhau cũng có thể khiến trẻ bị nôn trớ. Khi có vấn đề này xảy ra, mẹ nên giảm số lần cho trẻ bú sữa.
Vỗ lưng
Sau khi cho trẻ bú, bạn có thể bế trẻ thẳng đứng, để trẻ dựa vào vai người lớn, vỗ nhẹ vào lưng trẻ để trẻ “ợ hơi”. Nói chung, vỗ nhẹ trong 5 phút có thể ngăn nôn trớ .
Lượng sữa sơ sinh bao nhiêu là đủ để bé tăng cân, phát triển tốt nhất?
Nhiều bà mẹ đang cho con bú thường khá lo lắng vì họ không biết lượng sữa cho trẻ sơ sinh như thế nào là đủ. Trẻ sơ sinh đều cần phải bú sữa cho đến khi chúng no và dừng lại khi nhu cầu dinh dưỡng của chúng được thỏa mãn.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì sữa mẹ luôn luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với những trẻ sơ sinh dưới 6 tháng t.uổi, đều được khuyên bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, không bổ sung thêm bất kỳ nguồn thức ăn nào khác do trong sữa mẹ đã bao gồm rất nhiều chất dinh dưỡng để giúp trẻ tăng đề kháng và phát triển khỏe mạnh.
Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh cũng không giống nhau, thay đổi khác biệt trong từng ngày nên lượng sữa cho trẻ sơ sinh khi dung nạp vào cơ thể cũng sẽ được thay đổi theo.
Lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn, tháng t.uổi
Đối với trẻ vừa mới sinh
Khi mới sinh xong, kích thước dạ dày của các bé được hình dung giống như một hạt dẻ hoặc quả cherry (rất nhỏ, thậm chí còn nhỏ hơn) nên mỗi lần bé chỉ cần lượng sữa khoảng từ 30ml rồi dần dần mới tăng lên 60ml, tối đa 90ml (nếu sau khi đã được cho ăn xong mà trẻ vẫn bứt rứt, ọ ẹ, quấy khóc). Mỗi lần cho ăn và sẽ ăn trung bình từ 3-4 giờ trong vài tuần đầu tiên.
Trẻ bú sẽ mẹ thường sẽ bú ít hơn và thường xuyên hơn so với trẻ bú sữa công thức. Với nhiều bà mẹ không có sữa hoặc lượng sữa mẹ quá ít, không cung cấp đủ cho bé bú thì cần phải bổ sung thêm sữa công thức.
Đối với trẻ sơ sinh từ 1-2 tháng t.uổi
Trong giai đoạn này, dạ dày của trẻ đã lớn hơn nên mỗi ngày cần bú từ khoảng 4-5 cữ, lượng bú trung bình sẽ khoảng từ 90-120ml mỗi lần. Đến khoảng 2 tháng t.uổi, lượng sữa cho bé sơ sinh sẽ nằm trong khoảng 600-700ml/ngày, có thể chia làm khoảng từ 6-7 lần, mỗi cứ trong khoảng 3-4 tiếng và mỗi lần bé sẽ bú từ 80-100ml. Nếu như vào ban đêm, bé không đòi bú thì mẹ cũng không cần phải đ.ánh thức bé dậy vì nếu đ.ánh thức như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé.
Lượng sữa cho trẻ sơ sinh tùy theo từng giai đoạn phát triển của bé. (Ảnh minh họa)
Đối với trẻ sơ sinh 3 tháng t.uổi
Bước vào tháng t.uổi thứ 3, mỗi bé sơ sinh sẽ cần khoảng 800ml mỗi ngày, chia khoảng từ 5-6 lần/ngày, mỗi lần từ 150ml. Khoảng cách các cữ trong mỗi bữa ăn cũng cần phải được cân chỉnh cho hợp lý, ban ngày có thể cho bú từ 2-3 tiếng một lần và ban đêm khoảng 4-5 tiếng mới cho ăn.
Ở giai đoạn này, ngoài lượng sữa cho trẻ sơ sinh thì mẹ cũng không nên cho bé ăn dặm quá sớm vì có thể làm ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa của trẻ làm trẻ bị tiêu chảy, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa.
Đối với trẻ sơ sinh từ 4-6 tháng
Trong thời kỳ này, mỗi ngày nên cho bé ăn 5 lần, cách nhau 4 tiếng mỗi lần, lượng sữa trong mỗi bữa ăn trong khoảng 20ml. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên cho bé bú quá 1000ml mỗi ngày và quá 250ml trong từng bữa ăn.
Bắt đầu từ cuối tháng thứ 5 đến đầu đến tháng thứ 6 thì mẹ có thể cho bé bắt đầu tập ăn dặm dần dần. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ sẵn sàng ăn dặm rõ nhất là: thành thạo kỹ năng nắm bắt, phát triển kiểm soát đầu và cơ, lưỡi bắt đầu tự động đẩy thức ăn ra khỏi miệng.
Đối với trẻ từ 6-9 tháng
Ở giai đoạn này, bé đã bước qua độ t.uổi sơ sinh nên mẹ có thể kết hợp 1-2 bữa ăn dặm chính thức, mỗi lần nên cho ăn khoảng 200-250ml và cứ cách 4 tiếng thì ăn một lần.
Công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh
Tùy theo thể trạng mà công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh cũng khác nhau, mẹ có thể tham khảo bảng dưới đây để tính toán lượng sữa cho bé sơ sinh hợp lý nhất:
– Lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo cân nặng
– Lượng sữa cho bé sơ sinh theo từng tháng t.uổi
Trên đây là công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh nhưng mẹ cũng cần phải dựa trên thể trạng cũng như lượng uống của từng bé nữa nhé!