Trẻ tắc ống thực quản vì nuốt mặt dây chuyền

Mặt dây chuyền to, tròn nằm chiếm hết lòng đầu trên thực quản.

Ngày 27-10, BS CK2 Bạch Thiên Phương, Trưởng Khoa tai mũi họng BV Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết khoa này vừa xử lý gắp thành công dị vật lớn chắn ngang nắp thực quản cho b.é t.rai (hai t.uổi, huyện Bình Chánh).

Trước đó, bệnh nhi được chuyển từ phòng khám địa phương đến trong tình trạng thở khó.

Dị vật mặt dây chuyền được gắp ra từ thực quản b.é t.rai. Ảnh: BVCC

Theo lời cô giáo trông trẻ, trong lúc chơi, thấy bé ngậm mặt dây chuyền nên cô giáo la và không cho chơi nữa. Sau đó các cô giáo không thấy mặt dây chuyền nữa mà thấy bé khóc, liên tục chỉ tay vô cổ.

Nghi bé nuốt mặt dây chuyền, cô giáo đã đưa bé đến khám ở phòng khám đa khoa gần trường. Bé được chụp X-quang ngực phát hiện dị vật nên được chuyển ngay đến BV Nhi đồng Thành phố.

Tại đây, kết quả X-quang cho thấy dị vật mắc trong cổ bé rất to, hình tròn nằm chiếm hết lòng đầu trên thực quản, gần ngay ngã ba thông với đường thở. Khả năng dị vật gây trầy, rách thực quản, hay hóc ngược vào đường thở rất cao nếu xử trí không khéo…

Êkíp nội soi trực tai mũi họng đã quyết định tiến hành gây mê nhẹ, dùng ống soi gắp dị vật ra khỏi thực quản cho bệnh nhi. Kết quả kiểm tra cuối cùng cho thấy lòng thực quản của bé tổn thương nhẹ niêm mạc, có thể nhanh chóng bình phục và sớm xuất viện.

Theo các bác sĩ, dấu hiệu nhận biết trẻ bị hóc dị vật là trẻ đột ngột ho, sặc sụa, thở hổn hển hoặc kêu không thành tiếng, không thở được, lịm dần, mắt trợn ngược, môi tái rồi tím dần…

Cấp cứu đúng cách là bước quan trọng quyết định thành công trong việc cứu trẻ bị hóc dị vật. Các bậc phụ huynh khi trông coi con em nên cẩn thận với đồ chơi trong tay các bé. Gia đình, nhà trẻ không để những đồ vật sắc nhọn, có kích thước nhỏ trong tầm với của t.rẻ e.m, dễ làm các bé tò mò rồi bỏ vào miệng ngậm.

Trẻ mới biết đi lại có xu hướng cho mọi thứ vào miệng và đôi khi nuốt, dẫn đến hậu quả khó lường. Các vật phẩm tiềm tàng nguy hiểm như đồ sắc nhọn và pin nhỏ có thể làm rách hoặc đốt thực quản nếu trẻ nuốt phải. Những dị vật mắc kẹt hơn 24 tiếng cũng đòi hỏi can thiệp.

HOÀNG LAN

Theo PLO

Điều gì xảy ra khi bạn uống thuốc tây mà không dùng nước?

Nhiều người trong chúng ta từng uống thuốc tây mà không dùng nước hay bất kỳ loại thức uống nào. Hành động tưởng như vô hại này lại có thể gây hậu quả cho sức khỏe.

Để tránh những rủi ro sức khỏe, mọi người được khuyến cáo nên dùng ít nhất 200 ml cho mỗi lần uống thuốc – Ảnh minh họa: Shutterstock

Có nhiều nguyên nhân khiến nhiều người uống thuốc tây mà không dùng đến nước. Đó có thể vì đang vội hay do lười không muốn di chuyển khỏi chỗ ngồi. Uống thuốc tây kèm với nước không chỉ giúp thuốc dễ uống hơn mà còn tránh làm thuốc mắc kẹt lại thực quản và gây cảm giác rất khó chịu, theo MSN.

“Thuốc mắc kẹt trong thực quản có nguy cơ cao gây viêm nhiễm và kích ứng”, phó giáo sư y khoa Jennifer Caudle tại Đại học Rowan (Mỹ) cho biết.

Tình trạng này có thể gây ra một số triệu chứng như ợ nóng, đau tức ngực, viêm thực quản, thậm chí xuất huyết và loét thực quản, bà Caudle nói thêm.

Vì thực quản không có các dây thần kinh cảm nhận cơn đau nên trong nhiều trường hợp, chúng ta chỉ có thể nhận thấy các triệu chứng khi bệnh đã tiến triển nặng.

Khi nuốt viên thuốc mà không uống nước, người bệnh chưa thể biết được là hành động này có gây hại cho thực quản hay không. Lúc ban đầu, chúng ta có thể cảm thấy bị nghẹn nhưng nó chỉ xuất hiện tạm thời.

Nếu viên thuốc gây tổn thương thành thực quản thì qua thời gian, các mô bên ngoài sẽ bị viêm, l.ở l.oét, xuất huyết. Hầu hết các loại thuốc tây đều có thể gây l.ở l.oét thực quản, theo MSN.

Tuy nhiên, một số loại thuốc lại đặc biệt có nguy cơ cao gây ra tình trạng này là kháng sinh, thuốc giảm đau không kê đơn và thuốc trị loãng xương, một nghiên cứu công bố trên chuyên san Journal of Gastroenterology cho biết.

Để tránh những rủi ro sức khỏe, mọi người được khuyến cáo nên dùng ít nhất 200 ml cho mỗi lần uống thuốc. Đặc biệt, chúng ta chỉ nên uống thuốc ở tư thế ngồi hoặc đứng, không được uống trong tư thế nằm. Ngoài ra, người bệnh cũng không nên uống thuốc trong khoảng thời gian 15 phút trước khi ngủ, các chuyên gia khuyến cáo, theo MSN.

Theo Thanh niên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *