Trẻ thiếu m.áu nên bổ sung dinh dưỡng thế nào?

Bé nhà tôi 3 t.uổi, bị thiếu m.áu di truyền. Tôi nên cho bé bổ sung gì để tốt cho m.áu và tăng sức đề kháng trong thời dịch? (Nguyễn Thơ)

Trả lời

Nếu con bạn đã được chẩn đoán là thiếu m.áu di truyền, có thể bệnh bạn đang nhắc tới là tan m.áu bẩm sinh. Thông thường, những trường hợp này không đồng nghĩa với việc con bạn có thiếu m.áu, thiếu sắt hay không. Do đó, tôi khuyên bạn nên cho con đi kiểm tra xem có thiếu m.áu, thiếu sắt hay không.

Nếu có, bạn cần bù sắt đầy đủ cho bé. Ngược lại, nếu cơ thể đã đủ, bạn không nên tiếp tục bổ sung. Bởi vì bệnh tan m.áu bẩm sinh có những thể như người lành mang gene, tức là chỉ thiếu một m.áu, không có gì nguy hiểm. Nhưng nếu con bạn thuộc thể trội, có nghĩa là tan m.áu dần dần, sau đó bắt đầu phải đi truyền m.áu và thực hiện nhiều đợt. Lúc này, sắt trong bịch m.áu truyền ấy sẽ không thải ra ngoài được. Vì thế, khi truyền nhiều lần, con bạn có nguy cơ sẽ bị ứ sắt trong cơ thể. Khi đó, chúng tôi phải thực hiện thải sắt ra ngoài.

Trong những trường hợp đã phải truyền m.áu, chúng tôi chống chỉ định dùng vitamin C vì nó có tác dụng tăng hấp thu sắt. Như vậy, về sau, con bạn sẽ có nguy cơ ứ sắt ở trong cơ thể. Điều quan trọng nhất là bạn phải biết con mắc ở thể nào để bác sĩ có lời khuyên chính xác và điều trị kịp thời.

PGS. TS. BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương

Trưởng khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Mách bạn: Bổ sung sắt cho t.rẻ e.m

Sắt là chất không thể thiếu để trẻ phát triển. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến gây thiếu m.áu, thường gặp nhất ở t.rẻ e.m dưới 6 t.uổi. Thiếu m.áu, thiếu sắt ở t.rẻ e.m có thể làm suy giảm khả năng phát triển nhận thức và sức đề kháng của cơ thể.

Ảnh minh họa

Dấu hiệu thiếu sắt: Da nhợt nhạt, xanh xao, tóc khô, móng tay giòn, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, lười hoạt động, tăng trưởng và phát triển chậm, ăn uống kém, hay bị rối loạn tiêu hóa và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

Thực phẩm giàu sắt: Lựa chọn chế độ ăn giàu chất sắt là cách phòng chống thiếu m.áu, bổ sung sắt an toàn nhất. Thực phẩm chứa nhiều sắt là các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, gan, trứng; các loại hải sản như tôm, cua, nghêu, sò, cá thu, cá ngừ, cá tuyết; các loại rau củ như cải bó xôi, đậu hà lan, bông cải xanh, rau muống, củ cải đường; các loại trái cây như nho, dưa hấu, chà là, mận; các loại ngũ cốc và hạt như yến mạch, gạo lứt, đậu hũ, đậu lăng…

Ngoài ra, trong chế độ ăn hằng ngày cần tăng cường vitamin C giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt trong cơ thể như trái cây họ cam quýt, dưa đỏ, dâu tây, ớt chuông, cà chua và rau xanh đậm.

Trẻ không nên uống quá nhiều sữa bò (trên 600ml sữa mỗi ngày). Một số thức ăn khác có thể tương tác và làm giảm sự hấp thu sắt như trà, cà phê, các loại nước có ga…, do đó, cần tránh dùng những thực phẩm này 1 – 2 giờ sau khi bổ sung sắt.

Bổ sung sắt: Hiện có nhiều dạng thuốc sắt để bổ sung cho t.rẻ e.m như dạng nhỏ giọt, siro, viên nhai, bột, viên uống… Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý bổ sung thuốc sắt cho con mà nên khám sàng lọc tình trạng thiếu sắt ở trẻ và bổ sung theo chỉ định của bác sĩ. Bởi thừa sắt là không tốt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *