Trẻ thường xuyên cắn móng tay dễ nhận 3 hậu quả này, cha mẹ cần loại bỏ ngay

Một vài hành động mà trẻ vô tình làm rất dễ trở thành thói quen xấu, ví dụ như ngoáy mũi, cắn móng tay,… Những hành động nhỏ này có thể làm hỏng hình ảnh cá nhân, đồng thời cũng gây tổn thương cho sức khỏe.

Con gái của cô Triệu năm nay đã 4 t.uổi, cô bé trông rất dễ thương, thông minh, được rất nhiều người yêu quý. Tuy nhiên gần đây, cô Triệu trong một lần đi du lịch cùng con gái ở Nhật Bản, phát hiện cô bé rất thích cắn móng tay và thường xuyên bị c.hảy m.áu tay. Sau khi hỏi ý kiến chuyên gia, cô Triệu phải kiểm soát chặt chẽ hành vi của con gái mình.

Có ba hậu quả xảy ra với những đ.ứa t.rẻ thích “cắn móng tay” từ nhỏ

1. Móng tay dễ biến dạng, ảnh hưởng đến tổng thể của cá nhân

Có một số trẻ thường xuyên cắn móng tay, thậm chí móng tay chưa kịp mọc vẫn tiếp tục cắn, cắn một cách vô thức dẫn đến c.hảy m.áu, làm tổn thương nghiêm trọng các mô xung quanh móng tay, gây thay đổi hình dạng của móng và cản trở sự phát triển của móng. Cắn móng tay trong thời gian dài sẽ khiến răng bị biến dạng, miệng nhô ra hoặc thụt vào, ảnh hưởng đến hình ảnh tổng thể của cá nhân.

2. Gây nhiễm khuẩn ở miệng hoặc ruột, tăng khả năng mắc bệnh

Có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh ẩn nấp trong móng tay, cắn móng tay có thể gây viêm viền xung quanh của móng tay, đồng thời cũng sẽ đưa vi khuẩn vào miệng và đường ruột, dẫn đến viêm dạ dày, mắc giun đũa và một số bệnh khác.

3. Dẫn đến những thay đổi trong tính cách và hành vi, ảnh hưởng đến giao tiếp giữa các cá nhân

T.rẻ e.m luôn thích cắn móng tay, đó có thể là biểu hiện của sự tự ti, hoặc có một số áp lực tâm lý không được giải phóng, chỉ có thể thông qua cắn móng tay để giải tỏa tâm lý. Nếu cha mẹ không chú ý, điều đó có thể khiến trẻ mặc cảm, tự ti, có những hành vi kỳ quặc, ảnh hưởng đến giao tiếp giữa cá nhân bình thường.

T.rẻ e.m thích cắn móng tay, có thể là do thiếu các nguyên tố vi lượng kẽm trong cơ thể. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ kịp thời để bổ sung thích hợp các chất dinh dưỡng cho trẻ. Trong cuộc sống hàng ngày, hãy cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau quả tươi để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

Ngoài ra, một số trẻ thường quan tâm đến ý kiến và đ.ánh giá của người khác, khi trẻ bị chỉ trích, chúng sẽ mất tự tin, có cảm giác hụt hẫng và tìm cách để trút giận, cắn móng tay chính là hành vi trẻ thường làm trong vô thức, do đó cha mẹ không nên trách mắng trẻ, điều này càng phản tác dụng, không có lợi cho việc điều chỉnh hành vi của trẻ.

Nếu trẻ thường xuyên “cắn móng tay”, cha mẹ nên làm gì?

1. Chủ động hướng dẫn và cố gắng làm giảm bớt tâm lý cho trẻ

Cha mẹ nên lấy những dẫn chứng thực tế để nói với trẻ rằng, cắn móng tay là mất vệ sinh, thiếu văn minh, làm tăng sự sinh sôi của vi khuẩn, tự nhiên cơ thể sẽ mắc bệnh, một khi bị mắc bệnh thì phải tiêm hoặc uống thuốc, do vậy phòng ngừa là cách tốt nhất. Sau đó thực hiện những hướng dẫn tích cực, giao tiếp với trẻ nhiều hơn, tìm ra mấu chốt vấn đề ở trẻ, giải quyết kịp thời và tìm ra lý do thực sự tại sao trẻ thích cắn móng tay.

2. Đưa trẻ đi làm những việc có ý nghĩa và đ.ánh lạc hướng

Cắn móng tay sẽ khiến các viền móng tay của trẻ trở nên không đều nhau, vì vậy trẻ sẽ lại tiếp tục cắn. Do đó, kiến nghị mỗi ngày nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay sạch sẽ, điều này có thể thay đổi dần thói quen cắn móng tay.

Ngoài ra, hãy cho trẻ tham gia vào những việc có ý nghĩa, chẳng hạn như tập thể dục để phát triển một sở thích tích cực, học một kỹ năng nhất định và cố gắng đ.ánh lạc hướng sự chú ý của trẻ, để trẻ không muốn cắn móng tay.

Dùng thớt nhựa hay thớt gỗ tốt hơn?

Khi cắt thịt, cá hay rau củ, nhiều người thích dùng thớt gỗ nhưng số khác lại thích dùng thớt nhựa. Mỗi loại thớt sẽ có những đặc điểm và lợi thế khác nhau khi sử dụng.

Thớt nhựa nhẹ hơn và giá thành cũng rẻ hơn thớt gỗ, tuy nhiên thớt nhựa không dùng lâu bền và tái sử dụng như thớt gỗ – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Thớt gỗ

Thớt gỗ sử dụng được lâu hơn, bền hơn so với thớt nhựa. Ngoài ra, thớt gỗ cũng lưu lại trên bề mặt ít vi khuẩn hơn thớt nhựa. Trong trường hợp bề mặt thớt gỗ bị hỏng, chẳng hạn xuất hiện nhiều rãnh sâu do vết cắt của dao, thì có thể được gia công lại và tiếp tục sử dụng, theo Eat This, Not That.

Tuy nhiên, thớt gỗ có nhược điểm là nặng hơn thớt nhựa. Sau khi sử dụng, bề mặt thớt cần phải được lau chùi kỹ lưỡng bằng tay. Những tấm thớt gỗ càng dày thì càng mất nhiều thời gian, công sức hơn để vệ sinh.

Bề mặt thớt sau mỗi lần dùng phải được lau sạch và giữ khô ráo. Độ ẩm cao trên mặt thớt sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển.

Thớt nhựa

Thớt nhựa nhẹ hơn thớt gỗ, giá thành rẻ hơn và dễ lau chùi, vệ sinh hơn hơn thớt gỗ. Khi thớt nhựa hỏng thì chi phí mua mới cũng ít. Máy rửa chén hoàn toàn có thể rửa sạch thớt nhựa chứ không cần phải rửa kỹ bằng tay như thớt gỗ, theo Eat This, Not That.

Qua nhiều lần sử dụng, bề mặt thớt nhựa sẽ in rất nhiều vết cắt. Thớt nhựa không thể gia công lại như thớt gỗ nên sẽ phải mua mới. Với những người thường xuyên sử dụng thì tần suất mua thớt nhựa mới sẽ nhiều hơn so vời dùng thớt gỗ.

Những người muốn có sự dễ dàng, thuận tiện và không dùng mỗi ngày thì thớt nhựa sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Những người thường xuyên sử dụng thì nên đầu tư một tấm thớt gỗ vì như vậy sẽ được dùng lâu hơn, theo Eat This, Not That.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *