Trí thông minh của con là do di truyền hay do dinh dưỡng khi mang thai? Câu trả lời khiến nhiều mẹ bất ngờ

Trong quá trình nuôi dạy con, nhiều mẹ sẽ tò mò tự hỏi không biết đâu là yếu tố quyết định trí thông minh của con mình.

70% trí thông minh của trẻ được quyết định bởi di truyền, 30% đến từ chế độ dinh dưỡng.

Một số người lo lắng vì trình độ học vấn của mình không cao, sẽ khiến con của họ không thông minh được như bạn bè cùng trang lứa. Trên thực tế, bạn không cần phải lo lắng. Chúng ta đã bắt gặp được những trường hợp cha mẹ bình thường nuôi dạy nên những đứa con thiên tài. Và ngược lại, cha mẹ có học thức chưa chắc đã nuôi dạy được những đứa con thông minh. Trên thực tế, trí thông minh của trẻ có liên quan đến nhiều yếu tố chứ không phải 1 đến 2 yếu tố.

Trước đây, nghiên cứu cho thấy chỉ số IQ của trẻ chủ yếu đến từ nhiễm sắc thể X và người mẹ có hai nhiễm sắc thể X. Trí thông minh của người mẹ ảnh hưởng rất lớn đến trí thông minh của trẻ. Bởi vì b.é t.rai có hai nhiễm sắc thể X và Y, và nhiễm sắc thể X xuất phát từ mẹ vì vậy nhiễm sắc thể từ người mẹ góp phần giúp xác định xem con trai của chị ấy có thông minh hay không. B.é g.ái có 2 nhiễm sắc thể X, 1 từ mẹ và 1 từ bố. Vì vậy, trí tuệ của b.é g.ái là do cả cha và mẹ quyết định.

Ở cấp độ di truyền, chỉ số IQ được xác định bởi nhiều gen. Khi trứng được thụ tinh được hình thành, cả hai bố mẹ đều đóng góp một tế bào di truyền. Vì vậy, để sinh ra một đ.ứa t.rẻ thông minh không chỉ liên quan đến nhiễm sắc thể của bố mẹ mà cũng dựa vào sự may mắn nhất định.

Einstein được coi là người thông minh nhất thế giới. Theo cuốn Khoa học não bộ”, cấu trúc não của Einstein khác với người bình thường: thùy đỉnh của Einstein lớn hơn 15% so với người bình thường và vỏ não có nhiều nếp nhăn và có cấu trúc hiếm gặp.

Do đó, việc bé có thông minh hay không phụ thuộc vào cấu trúc của não. Cấu trúc của não đã được hình thành trong thời kỳ bào thai. Từ khi thụ thai đến khi sinh, ngoại vi của hộp sọ đã phát triển từ 0 đến 35 cm, từ sơ sinh đến 2 t.uổi rưỡi là 15 cm. Từ 2 t.uổi rưỡi đến khi trưởng thành là thêm 5 cm. Đây là thời kỳ não bộ phát triển nhanh nhất.

Tam cá nguyệt đầu tiên

Trung bình, khoảng 80% các tế bào thần kinh trong não và tủy sống bắt đầu hình thành trong thời kỳ này. Trung bình, có khoảng 10.000 tế bào thần kinh được sản xuất mỗi phút trong não. Em bé lúc này rất nhỏ. Mặc dù bé cần số lượng dinh dưỡng không cao nhưng chất lượng dinh dưỡng phải cao. Nếu cơ thể người mẹ thiếu chất đạm và axit amin, sẽ gây chậm phát triển và ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Nếu người mẹ bị thiếu axit folic, bé dễ bị biến dạng hệ thống thần kinh. Nếu thai nhi không được cung cấp tinh bột và kẽm đầy đủ cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào thần kinh.

Tam cá nguyệt thứ hai

Trong tam cá nguyệt thứ hai, sự phát triển não bộ của thai nhi đang ở độ chín, hàng triệu dây thần kinh đang phát triển. Số lượng dây thần kinh gần đạt với người trường thành. Hàm lượng phospholipids và cholesterol trong não không ngừng tăng lên, tạo nền tảng cho sự phát triển chức năng não. Chất đạm là nguyên liệu quan trọng cho não. Mẹ cần bổ sung 15g protein mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu phát triển trí não. Ngoài ra, chúng ta phải chú ý bổ sung thực phẩm giàu axit béo để thúc đẩy sự phát triển của hệ thần kinh của não.

Tam cá nguyệt thứ ba

Hàng tỷ tế bào thần kinh não đang hình thành, hệ thống thần kinh của não đang phát triển lan rộng ra mọi hướng, não bị đẩy ra khỏi hộp sọ và nó gập lại để tạo ra nhiều nếp nhăn hơn. Đầu của thai nhi sẽ to hơn và nặng hơn các bộ phận khác trên cơ thể.

Đồng thời, sự phát triển của vỏ não được đẩy nhanh, nhu cầu chất đạm, canxi và sắt tăng lên. Mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi, từ đó thúc đẩy sự phát triển của não.

Sau khi bé chào đời

Thị giác, thính giác, xúc giác, chuyển động, ngôn ngữ và chức năng tay là sáu yếu tố thúc đẩy phát triển não bộ. Sau khi sinh, mẹ cần thường xuyên trò chuyện với bé, chạm vào bé, dạy bé các kỹ năng lẫy, bò, đi đứng để rèn luyện khả năng linh hoạt của đôi tay, chân bé. Hãy đọc truyện cho bé nghe, cho phép bé nhìn mọi thứ xung quanh, mang đến cho bé một cuộc sống tràn ngập yêu thương.

Ngoài ra, dinh dưỡng là nền tảng vật chất cho trí thông minh của trẻ. Khi bé chào đời, mẹ hãy cố gắng cho con bú càng nhiều càng tốt để bé được cung cấp lượng chất dinh dưỡng đầy đủ. Khi bé được 6 tháng t.uổi, mẹ hãy bổ sung thực phẩm kịp thời để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho sự phát triển não bộ của trẻ.

Đồng thời, não của em bé cũng phát triển trong giấc ngủ và giấc ngủ có lợi cho sự phát triển của các tế bào não. Hãy đảm bảo cho bé được ngủ đủ giấc để cho phép bộ não phát triển hơn nữa trong khi bé ngủ.

Quỳnh Trang (Sohu/emdep.vn)

Làm gì để giúp con phát triển trí thông minh?

Nghiên cứu chỉ ra rằng di truyền chỉ tham gia 20-40% trí thông minh của trẻ, các yếu tố còn lại thuộc về cách giáo dục và nguồn dinh dưỡng.

Tại hội thảo Dưỡng chất tốt nhất từ Nhật Bản vì con, GS.TS.BS Nguyễn Gia Khánh, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt nam, cho biết khoa học đã chứng minh di truyền chỉ tham gia 20-40% vào trí thông minh của trẻ. Một đ.ứa t.rẻ có thành công hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng, môi trường giáo dục và sự nỗ lực học hỏi của con.

Các nghiên cứu cho thấy hệ thần kinh của trẻ bắt đầu hình thành ngay từ khi thụ thai và sẽ phát triển nhanh từ tuần thứ 8 của thai kỳ. Khi chào đời, não trẻ đã bằng 25% trong lượng não trưởng thành. Đến 2 t.uổi đạt 80% và đến 6 t.uổi gần như đạt 100% trọng lượng so với não người lớn.

Do đó, giai đoạn mang thai và từ khi trẻ sinh ra tới 6 năm đầu đời là thời kỳ quan trọng để tác động, rèn trí thông minh cho trẻ. Đây là giai đoạn khởi đầu để hình thành và phát triển các cơ quan, hệ miễn dịch, trí tuệ và quyết định tương lai của trẻ.

Các chuyên gia cho biết trí thông minh của trẻ được hình thành và quyết định từ khoảng 1.000 ngày đầu đời. Ảnh: Washington Post.

Theo GS Khánh, hệ tiêu hoá đóng vai trò quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ nhỏ, giúp hấp thu các dưỡng chất thiết yếu. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển trí tuệ và chiều cao vượt trội ngay từ khi còn nhỏ.

Do đó, cha mẹ cần cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng với đầy đủ dưỡng chất có tác dụng cấu trúc nên não bộ như DHA, ARA, Choline, vitamin nhóm B…vào đúng thời điểm mà sự sinh sản và phát triển tế bào thần kinh đang diễn ra mạnh mẽ nhất, tập trung chủ yếu vào những năm đầu đời của trẻ.

“Trong giai đoạn 1.000 ngày đầu đời, nếu cha mẹ giải quyết vấn đề dinh dưỡng sẽ giúp trẻ loại bỏ tất cả các bệnh lý không lây nhiễm sau này, bao gồm huyết áp, đột quỵ, thiếu m.áu, các rối loạn phát triển tâm thần, trí tuệ và ung thư”, GS Khánh nhấn mạnh.

Ngoài ra, bác sĩ Đặng Lê Như Nguyệt, khoa Sức khỏe t.rẻ e.m, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cũng cho biết 1.000 ngày đầu đời của trẻ là thời gian duy nhất cho trẻ nền tảng sức khỏe và trí tuệ.

“Sự gắn kết này sẽ không giảm đi nếu ngoài giờ làm, cha mẹ dành nhiều thời gian chơi đùa, trò chuyện, tập cho trẻ phát triển khả năng tư duy, trí thông minh. Đặc biệt, phụ huynh nên làm gương cho trẻ để rèn tính kỷ luật, sự bền bỉ, khả năng kháng bại như cách dạy con của người mẹ Nhật”, bác sĩ Nguyệt nói.

Theo Zing

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *