Mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà là loại dịch vụ phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, xu hướng này đã được triển khai tại Việt Nam và được người bệnh đón nhận với những phản hồi tích cực.
Dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu của bệnh nhân
Trên thực tế, nhiều bệnh nhân ung thư đã qua giai đoạn điều trị đặc hiệu, mong muốn được khám bệnh, chăm sóc tại nhà. Họ thường không muốn kéo dài thời gian điều trị trong môi trường bệnh viện chật chội, đông đúc. Nhiều bệnh nhân ở quá xa BV nên họ gặp phải khó khăn khi khám, chữa bệnh. Khi đến BV, bệnh nhân thường phải chờ đợi, xếp hàng mất rất nhiều thời gian để được khám bệnh. Ngoài ra, khi về nhà, người nhà bệnh nhân không thể thực hiện được các thủ thuật như tiêm, truyền dịch, truyền kháng sinh. Cơ địa bệnh nhân ung thư thường yếu và dễ xảy ra hiện tượng sốc phản vệ, n.hiễm t.rùng vết thương, dị ứng thuốc… nên chỉ có các BS và điều dưỡng viên có trình độ y khoa mới có thể chăm sóc người bệnh một cách hiệu quả nhất.
Dịch vụ chăm sóc tại nhà của BSGĐ sẽ giúp bệnh nhân ung thư cảm thấy thoải mái hơn và giảm tải cho các BV
Xuất phát từ nhu cầu của bệnh nhân, khá nhiều BV đã triển khai mô hình BSGĐ tới thăm khám, điều trị ngay tại nhà cho người bệnh. Bác sĩ Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó GĐ BV Ung bướu TP HCM cho biết, một ê kíp của BV đến chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà gồm một bác sĩ và hai điều dưỡng. Khi tới chăm sóc, BS sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Với những loại thuốc thông thường, ê-kip sẽ lấy thuốc bên khoa dược đưa tới cho người bệnh. Khi người bệnh cần truyền dịch, điều dưỡng sẽ đến lấy những dấu hiệu sinh tốn và báo truyền dịch theo y lệnh. Tùy tình trạng và yêu cầu của người bệnh, BS, điều dưỡng viên đến chăm sóc 1 – 2 lần/tuần.
Đối với những bệnh nhân có nhu cầu chăm sóc tại nhà nhưng hoàn cảnh khó khăn, tùy hoàn cảnh của bệnh nhân, BV Ung bướu TPHCM sẽ trích quỹ sổ vàng để hỗ trợ. Trong kế hoạch, BV sẽ tập hợp các BS, điều dưỡng viên tham gia, mở rộng mô hình dịch vụ này để đáp ứng nhu cầu được chăm sóc tại nhà của nhiều bệnh nhân hơn nữa.
Có những trường hợp, bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có khối u tái phát rất to, điều dưỡng viên sẽ thay băng, rửa vết thương, hướng dẫn bệnh nhân giữ vết thương không bị n.hiễm t.rùng. Với những thủ thuật phức tạp, không thực hiện được tại nhà, ê-kip BSGĐ sẽ chuyển người bệnh vào BV. Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thường có những cơn đau xuất hiện. Để kiểm soát cơn đau này, người ta thường phải dùng đến morphin. Loại thuốc này chỉ có trong BV nên nếu người nhà tự ra ngoài mua sẽ rất khó khăn. Nhiều người bệnh đã phải cố chịu đựng cơn đau chỉ vì thiếu thuốc morphin. Với người bệnh có bảo hiểm y tế, đăng ký dịch vụ chăm sóc tại nhà, BSGĐ có thể kê cho bệnh nhân những loại thuốc này để kiểm soát cơn đau. Người bệnh sẽ được quản lý như một bệnh nhân điều trị ngoại trú, có hồ sơ trong BV.
Mô hình chăm sóc tại nhà đã giải quyết một phần tình trạng quá tải của các BV, giảm mật độ bệnh nhân tập trung trong môi trường BV nội trú. BSGĐ sẽ chăm sóc cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, không còn điều trị đặc hiệu được nữa, bệnh nhân đã bị di căn và khó khăn trong vấn đề di chuyển. Đối với các bệnh nhân mới mổ xong, thay vì phải nằm viện cả tuần thì sang ngày thứ 2 sau mổ, bệnh nhân thấy ổn và muốn xin phép BS cho điều trị tại nhà cũng sẽ được ưu tiên tạo điều kiện chăm sóc.
Nâng cao chất lượng dịch vụ trong tương lai
Mặc dù lĩnh vực BSGĐ đã khá phổ biến tại các nước có nền y tế phát triển nhưng vẫn còn khá mới lạ với người dân Việt Nam. Nền tảng cho hoạt động của BSGĐ là thông tin lưu trữ của hồ sơ bệnh án đầy đủ, liên tục và có hệ thống. Thông qua dữ liệu lịch sử bệnh án, BS sẽ có những chẩn đoán và tư vấn điều trị thích hợp. Hiện nay, thói quen khám sức khỏe định kỳ, chăm sóc sức khỏe thường xuyên của chúng ta chưa cao. Do đó, vai trò của BSGĐ tại Việt Nam còn khá mờ nhạt.
Để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc người bệnh tại nhà đúng chuyên môn và có kỹ năng toàn diện, các BSGĐ và điều dưỡng viên bắt buộc phải được đào tạo kỹ năng bài bản, có chứng chỉ và tận tâm với người bệnh. Họ không chỉ thực hiện các thủ thuật y tế như tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, đặt xông tiểu, đặt xông dạ dày… mà còn phải có kỹ năng trò chuyện, tạo cảm giác gần gũi với người bệnh.
Hiện nay, không chỉ các BV công lập cung cấp dịch vụ BSGĐ mà ngay cả các BV tư cũng triển khai mô hình này. Gia đình người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế có uy tín, được cấp phép để đăng ký được sử dụng dịch vụ BSGĐ. Tại Hà Nội, khá nhiều người biết đến mô hình chăm sóc giảm nhẹ tại nhà dành cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối. Đội ngũ BS, điều dưỡng viên tại các cơ sở y tế BSGĐ liên tục được đào tạo về các phương pháp trị liệu, điều dưỡng tiên tiến. Đặc biệt, điểm nhấn của dịch vụ BSGĐ chính là thái độ ân cần, thương yêu, chăm sóc bệnh nhân như người thân trong gia đình.
Hoạt động theo mô hình phòng khám BSGĐ, việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân ung thư luôn đảm bảo được liên tục, các liệu pháp đúng theo chuyên môn y khoa. . Họ sẽ phối hợp với các BS chuyên khoa để có chế độ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Ngoài ra, BSGĐ sẽ hướng dẫn người nhà bệnh nhân tầm soát ung thư định kỳ ở nam và nữ như: Tầm soát ung thư cổ tử cung mỗi năm.
Gia đình bệnh nhân sử dụng dịch vụ BSGĐ chính là đảm bảo sự an toàn cho mọi thành viên trong gia đình. Việc tin tưởng BSGĐ sẽ tránh tình trạng người nhà bệnh nhân tự “mò mẫm” tìm hiểu bệnh trạng trên mạng, hỏi đơn thuốc qua kinh nghiệm truyền miệng rồi tự ý đi mua thuốc trôi nổi ngoài thị trường. Mỗi cá nhân có một hồ sơ bệnh án và được theo dõi riêng, liên tục, nên BSGĐ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả với đơn thuốc đúng chuyên môn. Mô hình BSGĐ chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ và nhận được sự tin tưởng của gia đình bệnh nhân.
Xuân Thanh
Theo phapluatxahoi
Kê đơn ‘thuốc’ tập thể dục cho bệnh nhân ung thư
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y khoa bang Pennsylvania (Mỹ) cho rằng tập thể dục cũng là thuốc, họ khuyến khích các bác sĩ kê đơn có kèm hướng dẫn tập thể dục như một hình thức điều trị bổ sung cho bệnh nhân ung thư.
Các bác sĩ tại Mỹ và nhiều nước đã kê đơn tập thể dục như một loại thuốc trong hơn một thập kỷ qua cho nhiều loại bệnh như tiểu đường tuýp 2, bệnh tim và đau lưng mãn tính. Song đối với bệnh ung thư, nó không phổ biến.
Một dự án có tên là “Moving through Cancer” được đăng trên một tạp chí ung thư dành cho bác sĩ mới đây. Trong bài báo, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y khoa bang Pennsylvania đã đưa ra bộ hướng dẫn chi tiết dựa trên các chẩn đoán ung thư khác nhau.
Bài báo có đề cập đến một phụ nữ bị béo phì, 39 t.uổi, bị ung thư ruột kết giai đoạn 3. Bệnh nhân đã được phẫu thuật và sắp bắt đầu điều trị hóa chất trong 6 tháng. Cô cho biết thói quen tập thể dục hiện tại của mình là đi bộ trong giờ nghỉ trưa.
Dựa trên bộ hướng dẫn, bác sĩ đã khuyên cô nên tăng thời gian đi bộ vào lúc trưa thành 30 phút tập areobic, 3 lần một tuần, cộng với rèn luyện tăng sức mạnh 2-3 lần mỗi tuần.
Mặc dù tập thể dục có lẽ là điều cuối cùng mà một bệnh nhân ung thư muốn làm song các bác sĩ cho rằng nó có thể giúp cải thiện hiệu quả điều trị.
“Nếu chúng ta nhìn thấy một bệnh nhân ung thư đầu cổ với một loạt các triệu chứng cụ thể, chúng ta có thể cung cấp cho họ một đơn thuốc tập thể được cá nhân hóa cho họ”, TS Kathryn Schmitz đồng tác giả của nghiên cứu nói.
TS Schmitz và nhóm nghiên cứu nhận thấy thập thể dục trong khi điều trị ung thư có thể giúp cải thiện tỷ lệ sống cho những bệnh nhân ung thư ruột kết, ung thư vú và ung thư tuyến t.iền liệt. Tập thể dục aerobic cũng giúp cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng lo âu và trầm cảm.
Đối với các bệnh nhân ung thư vú, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy những bài tập luyện tăng sức mạnh không chỉ an toàn mà còn giúp cải thiện sức khỏe của hệ xương.
Mục tiêu của các nhà nghiên cứu là khuyến khích các bác sĩ sử dụng các hướng dẫn tập thể dục mới như một hình thức điều trị bổ sung.
“Hiện nay, bất cứ ai cũng biết rằng tập thể dục tốt cho sức khỏe giúp dự phòng và điều trị các bệnh tim, nhưng không phải cho các khối u ác tính. Chúng tôi muốn thay đổi điều này”, TS Schmitz nhấn mạnh.
Ung thư là bệnh lý ác tính của các tế bào trong cơ thể. Có hơn 200 loại ung thư khác nhau trên cơ thể người. Bệnh có thể phát sinh từ các rối loạn bên trong cơ thể, gồm rối loạn nội tiết và yếu tố di truyền (dưới 10%). Còn lại phần lớn ung thư phát sinh do thói quen không có lợi cho sức khỏe như hút thuốc, lạm dụng rượu bia, chế độ dinh dưỡng không an toàn, không hợp lý, ít vận động thể chất, quan hệ t.ình d.ục không an toàn, ô nhiễm môi trường. May mắn là các yếu tố này có thể thay đổi và phòng tránh được.
Nam Phương
Theo NewYork Times/Dân trí