Triệu chứng của bệnh Bại liệt

Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh trao đổi cùng bác sĩ CKI Lương Xuân Kiên, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh về bệnh bại liệt.

– Xin bác sĩ cho biết, bệnh bại liệt có dễ lây truyền không?

Bệnh bại liệt (Poliomyelitis) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút bại liệt Polio (Poliovirus) gây ra. Đây là vi rút đường ruột ( Enterovirus) thuộc họ Picornaviridae. Tỷ lệ mắc bại liệt cao nhất ở trẻ dưới 3 t.uổi và giảm dần ở lứa t.uổi lớn hơn. Năm 2000, Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố Việt Nam đã thành công trong khống chế bệnh bại liệt trên toàn quốc (không còn bệnh nhân bại liệt nào do vi rút bại liệt hoang dại gây nên). Tuy nhiên những năm gần đây trên thế giới vẫn ghi nhận những ca mắc bại liệt và tỷ lệ mắc bệnh bại liệt ở lứa t.uổi trên 15 tăng lên rõ rệt. Do đó, chúng ta không nên chủ quan với dịch bệnh.

Cho trẻ uống vaccine phòng bệnh bại liệt tại Phòng tiêm Safpo, CDC Quảng Ninh.

Bệnh bại liệt bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa và đường hô hấp. Bệnh nhân ở các thể lâm sàng và người lành mang vi rút bại liệt đào thải rất nhiều vi rút theo phân làm ô nhiễm nguồn nước và thực phẩm rồi vào người khác qua đường ruột. Bệnh cũng có khi lây truyền qua đường hầu họng; lây lan bằng việc tiếp xúc trực tiếp với người mang vi rút hoặc người vừa dùng vaccine bại liệt đường uống vì đây là loại vaccine sống giảm độc lực được làm từ vi rút sống. Lây truyền có thể từ 7-10 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.

Vi rút bại liệt có tính chịu đựng cao với ngoại cảnh. Trong phân người chúng sống được vài ngày tới vài tuần. Trong nước, ở nhiệt độ thường, chúng sống được 2 tuần. Loại vi rút này chịu đựng khô hanh, bị t.iêu d.iệt ở nhiệt độ 60oC sau 30 phút và bị t.iêu d.iệt bởi thuốc tím (KMnO4). Liều Clo thường dùng để diệt khuẩn nước không t.iêu d.iệt được vi rút bại liệt.

– Bệnh có triệu chứng ra sao, thưa bác sĩ?

Vi rút Polio từ khi xâm nhập vào cơ thể đến khi vào hệ thần kinh trung ương gây bệnh cảnh lâm sàng điển hình là liệt thì vi rút phải 2 lần vào m.áu và khu trú ở một số phủ tạng. Vi rút gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não.

Nếu ở thể nhẹ, người bệnh có triệu chứng thường gặp, nhất là những triệu chứng giống như các bệnh n.hiễm t.rùng do vi rút khác gây ra, bao gồm: Khởi phát đột ngột, đa số là sốt nhẹ, một số ít sốt cao 39-40C trong 3-4 ngày, đau đầu, mất ngủ, rát cổ họng, buồn nôn và nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy. Bệnh có thể hồi phục trong vài ngày.

Virus Polio gây bệnh bại liệt.

Bại liệt thể không liệt (hay còn gọi là thể viêm màng não vô khuẩn), chiếm 10% số ca bệnh, biểu hiện thường gặp nhất là đau đầu nhiều, buồn nôn, nôn, và có thể có rối loạn chức năng tâm thần.

Bại liệt thể liệt thường gặp nhất (liệt mềm cấp) với các triệu chứng phổ biến là sốt, chán ăn, buồn nôn và nôn, sau đó đau đầu, đại tiện phân lỏng hoặc táo bón, đau và co cứng các cơ là dấu hiệu phổ biến và sớm, vì các cơ này sau sẽ thường bị liệt. Bệnh nhân dần dần mất cảm giác và vận động ở phần dưới của cơ thể dẫn đến liệt không đối xứng, liệt xảy ra đột ngột và nhanh, thường xuất hiện vào ngày thứ 4-7 của bệnh khi đã hết sốt. Liệt sẽ tiến triển trong vòng 2-3 ngày rồi dừng. Trong các trường hợp liệt cả tủy sống và hành tủy thì 50-90% có thể dẫn đến suy hô hấp và t.ử v.ong. Liệt ở chi, không hồi phục làm bệnh nhân khó vận động hoặc mất vận động.

Còn ở thể ẩn, bệnh nhân không rõ triệu chứng (thể này thường gặp), song thể nhẹ có thể biến chuyển sang nặng.

– Các biện pháp chống dịch như thế nào, thưa bác sĩ?

Hiện nay, bệnh bại liệt ít xuất hiện, tuy nhiên cũng không nên chủ quan, khi thấy các dấu hiệu của bệnh cần đến các cơ sở y tế được khám, điều trị. Để phòng bệnh, cần giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân; tập trung vào vệ sinh nguồn nước, thực phẩm, các phương pháp bảo quản, chế biến trong ăn uống. Ăn uống theo các quy định của vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất. Vaccine sống giảm động lực đường uống (OPV) hiện đang được triển khai cho trẻ được 2, 3 và 4 tháng t.uổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Vaccine bất hoạt đường tiêm (IPV) có tính an toàn cao hơn đã được Bộ Y tế đồng ý triển khai tiêm 1 mũi cho trẻ đủ 5 tháng t.uổi sau khi đã uống đủ 3 liều OPV trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Bệnh bại liệt là bệnh lây nhiễm do vi rút nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được: Bất động hoàn toàn trong 1-2 tuần đầu, chống viêm, giảm đau, hồi sức hô hấp, tuần hoàn, tăng cường và nâng cao thể trạng, phục hồi chức năng và khắc phục di chứng sớm ngay sau khi hết sốt vài ngày kết hợp tâm lý liệu pháp, kháng sinh chỉ được dùng khi có bội nhiễm đường hô hấp, tiết niệu…

– Xin cám ơn bác sĩ!

Vaccine bại liệt ‘cứu’ nhân loại thế nào

Vaccine ra đời giúp ngăn chặn hơn 10 triệu ca nhiễm và trên 500.000 ca t.ử v.ong vì bệnh bại liệt trên toàn thế giới, tính từ năm 1988.

Không chỉ giúp giảm tỷ lệ t.ử v.ong, sự ra đời của vaccine bại liệt còn góp phần vào lợi ích kinh tế, nhất là ở các nước đang phát triển.

Theo các chuyên gia y tế thế giới, nhờ có vaccine bại liệt, việc “thanh toán” căn bệnh này nằm trong tầm tay. Không chỉ giúp giảm chi phí, vaccine còn là giải pháp ngăn ngừa khuyết tật và cứu sống nhiều người.

Theo CDC Việt Nam, bệnh bại liệt (tên tiếng Anh là Poliomyelitis) là bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa, do virus Polio ( Poliovirus) gây nên và có thể lan truyền thành dịch. Bệnh được nhận biết qua biểu hiện của hội chứng liệt mềm cấp (Acute Flaccid Paralysis: AFP).

Virus Polio sau khi vào cơ thể sẽ đến hạch bạch huyết. Tại đây một số ít virus sẽ xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não. Từng có thời điểm bệnh bại liệt được gọi bằng tên chứng tê liệt ở trẻ sơ sinh, mặc dù căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến trẻ nhỏ, cả người lớn cũng có thể nhiễm virus Polio.

Khoảng 98% trường hợp nhiễm virus Polio dẫn đến mắc bệnh bại liệt được chẩn đoán nhẹ, không có triệu chứng. Số người mắc bệnh bại liệt bị tê liệt thậm chí ít hơn 1-2% tổng số ca ghi nhận. Tuy nhiên với những trường hợp nghiêm trọng, cổ họng và ngực người bệnh có thể bị tê liệt, thậm chí khiến người đó t.ử v.ong nếu bệnh nhân không được hỗ trợ hô hấp.

Bệnh bại liệt dường như là một căn bệnh tương đối hiếm gặp trong những năm 1800. Song vào những năm 1900, số ca bệnh lại có dấu hiệu gia tăng tương đối cao ở một số nước.

Hầu hết t.rẻ e.m sống cùng nhà hoặc tiếp xúc với người mang mầm bệnh có thể bị nhiễm virus Polio. Đối tượng có nguy cơ cao nhất bị nhiễm là những người chưa được tiêm phòng vaccine bại liệt. T.rẻ e.m, nhất là trẻ nhỏ dưới 5 t.uổi, thuộc nhóm có nguy cơ cao.

Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết cho rằng, trong quá khứ, trẻ sơ sinh nhiễm virus Polio chủ yếu qua nguồn nước bị ô nhiễm. Hầu hết các trẻ mắc bệnh đều còn rất nhỏ. Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh vốn được hỗ trợ bởi các kháng thể thừa hưởng từ mẹ. Chúng vẫn còn tồn tại trong m.áu của trẻ và có thể nhanh chóng đ.ánh bại virus bại liệt, sau đó phát triển khả năng miễn dịch lâu dài với loại bệnh này.

Tuy nhiên, điều kiện và môi trường chăm sóc vệ sinh tốt hơn khiến cuộc “đối đầu” giữa hệ miễn dịch của trẻ với bệnh bại liệt bị trì hoãn. Các kháng thể thừa hưởng từ mẹ cũng dần suy giảm. Khi mất đi sự hỗ trợ này, trẻ sẽ dễ bị tổn thương và có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

Tại Mỹ, t.rẻ e.m 2-4 tháng t.uổi được khuyến nghị tiêm vaccine bại liệt bất hoạt và tiêm bổ sung thêm hai lần trước khi vào tiểu học. Ảnh: UNICEF.

Cho đến năm 1994, khi chương trình tiêm chủng ngừa bệnh bại liệt được lan rộng, căn bệnh này mới được loại bỏ khỏi khu vực Tây bán cầu. Đến năm 2016, bệnh bại liệt lại tiếp tục xuất hiện ở Afghanistan và Pakistan, thỉnh thoảng lan sang các nước láng giềng.

Các chương trình tiêm chủng mạnh mẽ được tiến hành để loại bỏ những tàn dư bệnh bại liệt cuối cùng này. Mũi tiêm phòng bại liệt vẫn được khuyến cáo trên toàn thế giới để tránh nguy cơ lây nhiễm từ những nguồn bệnh bên ngoài lãnh thổ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *