Triệu chứng dai dẳng hậu Covid-19

Khi thành lập phòng khám “Covid-19 kéo dài” đầu tiên tại Bệnh viện Đại học London (UCLH) vào tháng 5 năm ngoái, Melissa Heightman hy vọng giúp đỡ các bệnh nhân từng phải thở máy nhiều tuần.

Bà nghĩ rằng quá trình hồi phục sẽ diễn ra nhanh chóng.

“Thời kỳ đầu dịch, chúng tôi chưa rõ về di chứng sau mắc Covid-19. Chúng tôi tưởng nó sẽ giống với bệnh cúm, sớm biến mất và mọi người đều ổn”, bác sĩ chuyên khoa hô hấp chia sẻ.

Song sau một năm, khác với phán đoán của bà Heightman, một phần ba số bệnh nhân trong phòng khám vẫn chưa hồi phục, hơn một nửa từng không nhập viện khi mắc Covid-19.

Thời điểm mở cửa, Heightman nhận hàng loạt cuộc gọi từ bác sĩ đa khoa địa phương. Họ bối rối trước lượng bệnh nhân đổ đến đột ngột, thường là người trẻ và không mắc bệnh nền. Sau khi nhiễm nCoV, các triệu chứng của họ chuyển dần thành mạn tính. Tất cả đều gặp tình trạng gần giống nhau, ban đầu mắc Covid-19 nhẹ, sau đó hàng loạt vấn đề kỳ lạ xuất hiện. Các triệu chứng tồn tại trong nhiều tuần, thậm chí hàng tháng dù bệnh nhân đã âm tính nCoV.

Covid-19 kéo dài trở thành câu đố hóc búa mà giới y khoa không ngờ tới.

“Những bệnh nhân này ban đầu bị bỏ quên. Hầu hết bệnh viện không để ý đến họ, vì thiếu ngân sách mở phòng khám chuyên biệt dành cho hội chứng hậu Covid-19. Song giờ đây, nó chuyển thành mối quan tâm chính của chúng tôi”, bà Heightman nói.

Hơn 80% bệnh nhân tại phòng khám của bà bị mệt mỏi, khó chịu, khiến cuộc sống hàng ngày gặp trở ngại. Họ không thể hoàn thành công việc đơn giản nhất. Các nghiên cứu phát hiện tình trạng mệt mỏi dai dẳng xuất hiện ở ít nhất 62% bệnh nhân Covid-19 kéo dài. Các nhà khoa học cho biết cứ 10 người từng nhiễm nCoV thì một người phát triển triệu chứng mạn tính sau 12 tuần.

Phân loại bệnh nhân

Để hiểu đầy đủ về tình trạng phức tạp này, giới chuyên gia chia các bệnh nhân thành hai nhóm: người từng nhập viện và không nhập viện điều trị trong thời gian dương tính. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến Covid-19 kéo dài của mỗi nhóm khác nhau.

Đối với bác sĩ, nhóm đầu tiên dễ tìm hiểu và xử lý. Các di chứng là hậu quả điển hình của tổn thương tim phổi do nhiễm virus cấp tính, hoặc tình trạng bão cytokine – phản ứng thái quá của hệ miễn dịch. Hình chụp cắt lớp và cộng hưởng từ cho thấy mức độ tổn thương. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc như colchicine để làm giảm tình trạng viêm kéo dài trong cơ quan nội tạng.

Heightman cho biết hiện hai phần ba số bệnh nhân Covid-19 kéo dài tại phòng khám UCLH đang phục hồi tốt. Một phần ba còn lại tiến triển tích cực sau 6 tháng.

“Chúng tôi hy vọng những bệnh nhân này sẽ cải thiện và không ảnh hưởng đến cuộc sống. Chúng tôi cũng mong số bệnh nhân từng ở ICU chịu tổn thương tim phổi vĩnh viễn chỉ là dưới 10%”, bà nói.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại Trung tâm Y tế St. Lukes Boise, bang Idaho, Mỹ, ngày 31/8. Ảnh: AP

Các bệnh nhân không nhập viện vẫn bị Covid-19 kéo dài khiến bác sĩ gặp khó khăn hơn nhiều.

Theo bà Heightman, độ t.uổi phổ biến của nhóm này là 35 đến 49. Một số khảo sát phát hiện tới 98 triệu chứng khác nhau. Nghiên cứu quốc tế công bố vào tháng 7/2021 chỉ ra hơn 200 dạng tổn thương trên 10 hệ cơ quan, bao gồm tim mạch, thần kinh, não bộ và hô hấp.

Biểu hiện phổ biến nhất là mệt mỏi, sương mù não, đau cơ, nhức khớp, rối loạn giấc ngủ, đau nửa đầu, tức ngực, phát ban trên da, khứu giác, vị giác nhạy cảm và rối loạn chuyển hoá m.áu (tình trạng hiếm gặp khiến nhịp tim tăng nhanh khi hoạt động).

Bà Heightman cho biết khoảng 50% bệnh nhân Covid-19 kéo dài thuộc nhóm này đã hoàn toàn hồi phục, số còn lại vẫn chịu tổn thương dai dẳng.

Khảo sát gần đây từ Tổ chức Hợp tác Nghiên cứu Dựa trên Bệnh nhân (PLRC) vẽ ra bức tranh ảm đạm. Trong số hơn 3.700 người mắc Covid-19 kéo dài không nhập viện, 77% còn cảm thấy mệt mỏi sau 6 tháng, 72% vật lộn với tình trạng khó chịu và đuối sức, 55% rối loạn chức năng nhân thức và 36% bệnh nhân nữ có vấn đề k.inh n.guyệt.

“Tôi chưa đến chu kỳ k.inh n.guyệt đã ba tháng nay”, Hannah Wei, một tình nguyện viên nói.

Theo khảo sát, đối với các bệnh nhân Covid-19 kéo dài điều trị tại nhà trong thời gian dương tính, các triệu chứng đến và đi theo ba đợt riêng biệt. Ban đầu, họ sốt và ho khan. Tiếp đến, người bệnh bị rối loạn chuyển hoá m.áu rồi giảm dần. Một tháng sau khi nhiễm nCoV, đợt triệu chứng thứ ba xuất hiện, bao gồm phát ban trên da, đau cơ, dị ứng và sương mù não.

“Đây là điều đáng lo ngại nhất, vì các đợt triệu chứng cứ trở nên tồi tệ hơn, đạt đỉnh điểm vào khoảng tháng thứ 4 và tiếp tục kéo dài”, bà Heightman giải thích.

Song câu hỏi tại sao Covid-19 tác động như vậy đến bệnh nhân, tại sao một số người nhiễm bệnh cách đây một năm vẫn không thể hồi phục còn chưa có lời giải đáp.

Hướng điều trị

Đối với Covid-19 kéo dài, mệt mỏi, đau nhức và sương mù não là triệu chứng dai dẳng, đáng lo ngại nhất.

“Khi phải vật lộn với chứng bệnh vào mùa hè năm ngoái, có những ngày tôi không biết mình đang làm gì”, Wei nhớ lại. “Tôi cố gắng suy nghĩ rõ ràng. Một lần hồi tháng 9, tôi nhận ra mình không thể nhớ được điều gì về mùa hè. Đối với tôi nó khá đáng sợ, vì hẳn tôi đã có những kỷ niệm rất sống động”.

Loại rối loạn trí nhớ này thường xảy ra ở người mắc “hội chứng mệt mỏi mạn tính”. Nguyên nhân cơ bản là viêm thần kinh do hoạt động của tế bào miễn dịch trong não, gọi là microglia. Ở người khoẻ mạnh, microglia có vai trò quan trọng trong việc giữ tế bào thần kinh não hoạt động bình thường, song chúng rất dễ bị ảnh hưởng.

Nhân viên điều dưỡng và bệnh nhân Covid-19 đang hồi phục tại Bệnh viện Kings College ở London, ngày 27/1. Ảnh: AP

Tình trạng viêm trong m.áu từ phản ứng miễn dịch của cơ thể, hoặc nhiễm virus kéo dài có thể khiến microglia tự sản sinh phân tử gây viêm, phân tán qua não và dẫn đến vấn đề về trí nhớ.

Do đó, Valeria Mondelli, chuyên gia miễn dịch tại Kings College London, ủng hộ thử nghiệm thuốc chống viêm cho bệnh nhân Covid-19 kéo dài.

“Các thuốc kháng sinh như minocycline – thường dùng cho bệnh nhân có mức độ viêm cao trong m.áu, hoặc thuốc ức chế cytokine sẽ là lựa chọn tiềm năng”, bà nói.

Một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh ở người bệnh Covid-19 kéo dài là lý do gây triệu chứng viêm dai dẳng. Dù cần nghiên cứu thêm, song nhiều phân tích riêng lẻ chứng minh bác sĩ có thể điều trị hiệu quả từng triệu chứng.

Theo bà Heightman, những bệnh nhân có biểu hiện dị ứng thường đáp ứng tốt với thuốc kháng histamine.

Trong khi đó, Amy Kontorovich, bác sĩ tim mạch tại Mount Sinai, đã phát triển chương trình vật lý trị liệu mới gọi là Liệu pháp Điều hòa Tự động (ACT) dành cho người bị Covid-19 kéo dài. Đến nay, liệu pháp được hơn 53 trung tâm trị liệu khắp New York áp dụng.

ACT bắt đầu với một loạt bài tập vận động, sau đó chuyển sang nhiều bài aerobic khác nhau, cường độ tăng từ từ, song nhịp tim của bệnh nhân không được vượt quá 85% so với mức tối đa. Liệu pháp lấy cảm hứng từ chương trình phục hồi một dạng rối loạn chuyển hóa m.áu.

Chuyện xúc động nơi những bé sơ sinh phải xa mẹ vì Covid-19

Nhìn những đ.ứa t.rẻ nhỏ xíu, na ná nhau nằm một hàng dài trên xe đẩy, cô gái trẻ thấy trong lòng trào dâng nỗi niềm khó tả.

Lần đầu “làm mẹ”

Mất gần 20 phút, b.é t.rai sơ sinh hơn tuần t.uổi mới uống hết vài chục ml sữa. Võ Trần Thanh Phương vỗ vỗ cho cậu bé ợ hơi rồi đặt lại chiếc nôi màu xanh. Liếc nhìn điện thoại đã 3h sáng, cơn buồn ngủ chưa được “dỗ dành” lại ập đến.

Mắt Phương díu lại. Cô ngồi tựa vào tường định chợp mắt dăm phút thì tiếng một b.é g.ái gần đó ọ ẹ rồi khóc ré lên. Phương vội chạy tới thủ thỉ: “Ơi! Sao thế con, vừa ăn được một lúc mà. Thế này thì chắc lại khó chịu ở cái mông xinh rồi!”.

Phương liền mở bỉm kiểm tra, lấy khăn vải khô nhúng vào nước ấm lau sạch sẽ cho bé. Xong xuôi, cô mặc bỉm mới, cuốn lại chăn rồi đưa bé trở lại nôi. Tất cả mọi thao tác được Phương thực hiện một cách thuần thục dù cô chưa một lần sinh nở.

Tình nguyện viên sẽ thức suốt đêm chăm 6-7 bé.

Thanh Phương (33 t.uổi) làm nghề giáo viên ở TP. Hồ Chí Minh cùng chồng kết hôn 7 năm nay nhưng chưa có được cơ hội làm mẹ. Ngay khi hay tin Bệnh viện Hùng Vương thành lập Trung tâm H.O.P.E (số 11 Lý Thường Kiệt, Quận 5) để chăm sóc những trẻ sơ sinh có mẹ mắc Covid-19 chưa thể đón về, Phương đã đăng ký tham gia.

Trải qua vòng kiểm tra sức khỏe, Phương được nhân viên điều dưỡng của bệnh viện tập huấn các kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh trong vòng 2 ngày. Ngoài ra, cô còn được dạy thêm các cách xử lý tình huống khi trẻ sặc sữa, nôn trớ, cách nắm bắt nhu cầu của trẻ qua tiếng khóc…

Ở trung tâm có hai ca trực mỗi ngày. Ca 1 từ 7h sáng đến 5h chiều và ca 2 từ 5h chiều đến 7h sáng hôm sau. Mỗi nhân viên tình nguyện như Phương sẽ phụ trách khoảng 6 bé, cho các bé uống sữa, thay bỉm, ru ngủ… “Lấy nhau một thời gian dài rồi nhưng vợ chồng mình chưa có con. Vậy nên khi vào đây làm công việc của một người mẹ, mình hạnh phúc lắm”, Phương nói.

Phương cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì được làm công việc ý nghĩa này.

Mấy ngày đầu mới đảm nhận công việc của một bà mẹ bỉm sữa, Phương thấy hơi đuối sức. Bởi chưa khi nào cô thức trắng đêm nhiều như vậy. Để chống chọi với cơn buồn ngủ, cô đành tìm đến cà phê – loại đồ uống mà trước đây cô không hề thích một chút nào. Có lúc Phương lại liên tục vỗ nước vào mặt để tỉnh táo hơn.

“Khi các con qua đây, nhìn bé nào cũng non nớt. Nhưng sau một vài tuần, các con đã cứng cáp hơn. Nét mặt có hồn hơn bởi ngoài được vệ sinh và cho ăn, hàng ngày, các con còn được các mẹ, các cô trò chuyện, vỗ về hát ru”, cô giáo này chia sẻ.

Mẹ “đứng hình” khi con bế trẻ sơ sinh

Đang đi làm tại một công ty ở TP. Hồ Chí Minh nhưng khi biết có hàng trăm em nhỏ phải xa mẹ từ giây phút lọt lòng vì Covid-19, Kim T.iền (SN 1999) đã gọi điện xin tạm gác lại công việc. T.iền bảo, nếu có bị cho nghỉ thì sau này kiếm việc khác cũng được, còn bây giờ có quá nhiều người cần giúp đỡ nên cô không muốn bỏ qua cơ hội chung tay chống dịch này.

Các cô gái trẻ không còn ngại việc vệ sinh, thay tã cho các bé.

Để gia đình không phiền lòng, ban đầu T.iền giấu nhẹm chuyện đi làm bảo mẫu. Đến ngày thứ 2, mẹ cô gọi điện video, nhìn thấy con gái mặc bộ đồ màu hồng, cầm bình sữa cho trẻ sơ sinh ăn bà đã “đứng hình” trong giây phút. Bà rối rít hỏi: “Con ai đây? Con đang ở đâu đấy?”. Lúc này, T.iền mới nói thật về công việc mình làm và được mẹ hết lòng ủng hộ.

T.iền kể, hôm đầu tiên, vì công tác bàn giao mất nhiều thời gian hơn dự kiến nên các tình nguyện viên đợi từ sáng đến chiều các bé mới được đưa đến. Ngay khi chiếc xe chở bé xuất hiện, ai nấy ùa ra như đón con của mình vậy.

Nhìn những đ.ứa t.rẻ nhỏ xíu, na ná nhau nằm một hàng dài trên xe đẩy, đôi mắt long lanh. T.iền thấy trong lòng trào dâng nỗi niềm khó tả. Giây phút ấy, cô gái chợt nghĩ đến việc những người mẹ sinh con ra mà không được gần con thì đau lòng nhường nào. “Vậy nên, mình tự dặn lòng sẽ yêu thương các bé trong giai đoạn khó khăn này để phần nào bù đắp cho các bé”, cô gái trẻ nhớ lại.

Sau một thời gian chăm sóc, “các mẹ” đã nắm được thói quen của từng trẻ.

Những đêm đầu tiên, T.iền khá sốc vì công việc chăm bé vất vả hơn những gì cô hình dung. Nhiều bé mới được vài ba ngày t.uổi “ngủ ngày cày đêm” nên các tình nguyện viên phải bế trên tay một hồi lâu vì cứ đặt xuống thì các bé lại khóc. “Tiếng khóc của bé này lại làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé khác. “Cứ dỗ được bé này thì bé kia lại dậy”, T.iền chia sẻ.

Là một cô gái trẻ, ban đầu, kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh của T.iền hoàn toàn là con số 0. Lần đầu bế các bé trên tay, cô chỉ sợ rớt vì bé nào cũng quá nhỏ. Trước đây, nếu nhìn thấy bãi nôn trớ hay bỉm bẩn, T.iền còn cảm thấy sợ thì khi vào trung tâm, cô đã không thấy ngại bất cứ việc gì nữa.

Giờ đây T.iền có thể hai tay bế hai bé, chân vẫn có thể đẩy chiếc nôi cho một bé khác. Cho trẻ ăn đòi hỏi sự tỉ mẩn, kiên nhẫn, nhất là với những trẻ ăn chậm, dễ nôn trớ. Chính vì vậy T.iền bảo, trước đây, cô là một người khá kiên nhẫn, nhưng giờ thì sự kiên nhẫn đó lại được nâng lên một “tầm cao mới”.

Thấy mẹ đến đón con, ai nấy mừng như t.rúng s.ố độc đắc

Chị Võ Thị Ngọc Diệp – Trưởng phòng Điều dưỡng Bệnh viện Hùng Vương cho hay, các tình nguyện còn rất trẻ, có người là biên tập viên, sinh viên, giáo viên mầm non…

Một số người còn chưa có gia đình, chưa sinh con. “Khi vào đây, các bạn không được về nhà mà ăn nghỉ tại chỗ. Tuy vậy, ai cũng nhiệt tình và chấp nhận điều kiện sinh hoạt khép kín. Khi nào hỏi thăm các bạn ấy cũng “hăng” lắm, cứ kêu còn bé nữa không, cho qua em tiếp”, chị Diệp kể.

Theo chị Diệp, hiện có khoảng 60 bé đang được chăm sóc tại trung tâm. Nhiều bé vì gia đình đều là F0 nên không có ai đến đón. Nhiều bé thậm chí còn không liên lạc được với gia đình, không biết người thân đang ở nơi nào.

Có bé nhờ được người dì lên đón nhưng dì đến nơi test lại bị dương tính Covid-19 nên đành để cháu ở lại. Có bé đã qua đầy tháng rồi mà vẫn chưa được về nhà.

Theo chị Diệp, những đ.ứa t.rẻ phải tách mẹ từ khi lọt lòng vì Covid-19 rất thiệt thòi. Nhiều ca sinh xong mẹ chưa kịp nhìn và nhớ mặt con. Nhớ về con có khi chỉ có tiếng khóc. Có trường hợp mẹ không qua khỏi vì covid-19, rất xót xa.

“Chính vì vậy khi các bé được gia đình đón về, các mẹ ở đây vô cùng vui mừng. Nếu là đích thân mẹ tới đón nữa thì ai cũng thấy như mình t.rúng s.ố độc đắc vì biết chắc đ.ứa t.rẻ này vẫn còn có mẹ. Bé sẽ không bị mồ côi”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *