Triệu chứng dễ bỏ qua khiến 2 phụ nữ Hà Nội t.ử v.ong do viêm cơ tim

Cả 2 nữ bệnh nhân đều có t.iền sử khoẻ mạnh nhưng đã bỏ qua những dấu hiệu báo trước bệnh viêm cơ tim, dẫn đến nhập viện khi đã quá muộn.

Ông Đặng Đức Anh, Viện trưởng Vệ sinh Dịch tễ TƯ cho biết, ngay khi có thông tin về 2 trường hợp t.ử v.ong liên tiếp do virus lạ gây viêm cơ tim lây lan ở khu vực chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội, các chuyên gia của Viện đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội và các bệnh viện Bạch Mai, ĐH Y Hà Nội, Hồng Ngọc cũng như nơi ở, nơi làm việc của 2 bệnh nhân để điều tra dịch tễ.

Kết quả điều tra cho thấy, cả 2 nữ bệnh nhân đều có t.iền sử khỏe mạnh, là chuyên viên làm việc ở hai phân viện trực thuộc Viện Khoa học Thủy lợi, không quen biết nhau, chưa từng tiếp xúc với nhau trong công việc và cuộc sống do làm việc ở 2 cơ quan trong 2 toà nhà khác nhau.

Bệnh nhân đầu tiên là Bùi Thị Ngân, 43 t.uổi có biểu hiện sốt nhẹ kèm mệt mỏi từ ngày 15/10. Sau đó chị Ngân tự uống thuốc hạ sốt Paracetamol. Ngày 17/10 bệnh nhân nghỉ làm ở nhà, ngày 18/10 đi làm bình thường.

Sáng ngày 19/10, chị Ngân thấy sốt cao kèm tức ngực nhưng vẫn tỉnh táo nên đưa con đi học. Đến 17h cùng ngày, chị vào BV ĐH Y Hà Nội thăm khám do sốt 38 độ, nhịp tim 103 ck/p, HA:130/70 mmHg, đã được xử trí truyền dịch, hạ sốt. Kết quả xét nghiệm test cúm A, B, sốt xuất huyết đều âm tính.

Đến 19h cùng ngày, bệnh nhân sốt tăng lên 39,1 độ C, mệt nhiều, đến 22h xuất hiện mạch nhanh, huyết áp tụt, xét nghiệm men tim tăng. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm cơ tim cấp và chuyển sang khoa A9 BV Bạch Mai lúc 2h ngày 20/10 để cấp cứu nhưng đến 6h ngày 21/10 đã t.ử v.ong với chẩn đoán sốc tim, theo dõi viêm cơ tim cấp.

Bệnh nhân thứ hai là Phùng Mai Ly, 34 t.uổi, có biểu hiện sốt vào chiều 23/10 kèm mệt mỏi, tim đ.ập nhanh, đi ngoài, bệnh nhân tự điều trị uống thuốc hạ sốt Paradol (2 viên không rõ liều).

Ngày 24/10, bệnh nhân nghỉ làm ở nhà, mệt nhiều hơn, tim đ.ập nhanh, sốt bệnh nhân tự điều trị bằng Paradol không rõ liều. Ngày 25/10, chị Ly xuất hiện nôn nhiều, đau bụng và đau tức vùng lưng, không ăn được, cấp cứu ở phòng khám đa khoa Hồng Ngọc trong tình trạng ý thức vật vã, kích thích, da niêm mạc nhợt, sốt nhẹ 37,5 độ, mạch yếu, không đo được huyết áp, không đo được SpO2, không làm được điện tim, không lấy m.áu xét nghiệm được.

Bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân suy tuần hoàn chưa rõ nguyên nhân. Xử trí ban đầu tại phòng khám là đặt đường truyền tĩnh mạch (dịch truyền là NaCl 0,9%) và thở oxy.

Đến 13h35 cùng ngày, phòng khám chuyển bệnh nhân đến cấp cứu tại BV Bạch Mai. Dù được điều trị tích cực song đến 15h ngày 25/10, chị Ly đã t.ử v.ong với chẩn đoán: Ngừng tuần hoàn, theo dõi viêm cơ tim cấp.

Trong vòng 2 tuần trước khi khởi phát, hai bệnh nhân này không đi nước ngoài, không tiếp xúc với người bị ốm sốt, không tiếp xúc với người nước ngoài. Tại Phòng Thí nghiệm Trọng điểm quốc gia về động lực học, nơi công tác của bệnh nhân Ngân, có khoảng 70 người làm việc. Tại Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, nơi công tác của bệnh nhân Ly, khoảng 65 người. Tất cả hiện sức khỏe bình thường, chưa ghi nhận trường hợp nghỉ ốm, nghỉ làm.

Tại gia đình, 9 người có tiếp xúc gần với 2 bệnh nhân đều có sức khoẻ bình thường. Trong cộng đồng bệnh nhân sinh sống không ghi nhận trường hợp nào mắc nghi bệnh tương tự.

Do 2 bệnh nhân có diễn biến nhanh nên bệnh viện không lấy được các mẫu bệnh phẩm cần thiết cho xét nghiệm vi sinh.

Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ khẳng định, qua những thông tin và kết quả có được có thể thấy đây là 2 trường hợp mắc bệnh viêm cơ tim cấp riêng lẻ, tản phát, không phải là dịch.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc BV ĐH Y Hà Nội cho biết, hầu hết các trường hợp viêm cơ tim khó xác định được nguyên nhân. Ở các nước đang phát triển, nhiễm virus là nguyên nhân phổ biến nhất.

Khi bị viêm cơ tim, tuỳ thời điểm phát hiện, tuỳ mức độ và cơ địa từng người, có trường hợp chỉ 2-3 ngày là khỏi, nhưng cũng có trường hợp diễn biến nhanh, dẫn đến rối loạn nhịp tim, sốc tim và t.ử v.ong. Bệnh thường gặp ở người trẻ và dễ bị lẫn với những triệu chứng cảm cúm thông thường.

Do đó, khi có những triệu chứng nghiêm trọng của đau ngực và khó thở khi đang có biểu hiện n.hiễm t.rùng hoặc nhiễm virus, cần đến ngay phòng cấp cứu hoặc gọi trợ giúp y tế khẩn cấp.

Thúy Hạnh

Theo vietnamnet

Nữ bệnh nhân viêm cơ tim được cứu sống ngoạn mục

Sáng 18-8, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, các bác sĩ Trung tâm vừa cứu sống bệnh nhân Nguyễn Thị H. (27 t.uổi, trú ở thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) mắc chứng bệnh viêm cơ tim thể tối cấp (Fulminant myocarditis) với nguy cơ t.ử v.ong cao.

Trước đó, ngày 31-7, nữ bệnh nhân H. được chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế với triệu chứng đau ngực, khó thở, sốt cao. Qua kiểm tra, xét nghiệm cho thấy bệnh nhân H. có men tim tăng, chức năng năng tim giảm còn 39%, có dịch màng ngoài tim.

Nhận định đây là một trường hợp viêm cơ tim thể tối cấp, sốc tim nặng, nguy cơ t.ử v.ong cao chỉ trong 1h tiếp theo nên các bác sĩ Khoa Gây mê Hồi sức tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế quyết định đặt thiết bị oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (ECMO), A-V ngoại biên và bóng đối xung động mạch chủ (IABP) nhằm hỗ trợ chức năng sống cho bệnh nhân.

Các bác sĩ thực hiện hỗ trợ ECMO và bóng đối xung động mạch cho bệnh nhân H.

Sau khi được hỗ trợ ECMO, các chỉ số, tình trạng huyết động của bệnh nhân H. cải thiện tốt. Đến ngày thứ 6 kể từ khi can thiệp phương pháp trên, chức năng tim của bệnh nhân H. hồi phục tốt, hô hấp ổn định, toàn trạng bệnh nhân khá lên. Đến nay, bệnh nhân H. đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không có di chứng thần kinh.

Theo bác sĩ CKII Đặng Thế Uyên,Trưởng Khoa Gây mê Hồi sức tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế , dấu hiệu ban đầu của bệnh nhân bị viêm cơ tim rất khó phát hiện bởi triệu chứng lâm sàng giống cảm sốt thông thường như mệt mỏi, đau nhức người, chán ăn và thường gặp ở người trẻ t.uổi nên người bệnh càng dễ chủ quan, coi nhẹ.

Bệnh nhân H. đang hồi phục sức khỏe sau khi được các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế tích cực điều trị.

Hậu quả của bệnh rất nguy hiểm, thậm chí t.ử v.ong nếu không được điều trị tích cực kịp thời. “Vì thế, các bệnh nhân có triệu chứng viêm cơ tim cấp cần được nhanh chóng chuyển đến các cơ sở y tế có khả năng thực hiện hỗ trợ tuần hoàn cơ học ECMO để được chữa trị kịp thời. ECMO có thuận lợi là nhanh chóng có thể triển khai (trong vòng 20-30 phút) mà không phải mở xương ức. Đây là biện pháp duy nhất thích hợp cho cả trường hợp ngừng tuần hoàn để cứu sống bệnh nhân”, bác sĩ Uyên khuyến cáo.

Anh Khoa

Theo CAND

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *