Triệu chứng khác nhau giữa sốt xuất huyết và Covid-19

Virus gây sốt xuất huyết và Covid-19 có thể khiến người bệnh gặp các triệu chứng tương tự ở giai đoạn đầu như sốt, đau đầu.

Covid-19 là bệnh truyền nhiễm chủ yếu lây truyền qua các giọt b.ắn nhỏ tạo ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc thở. Trong khi đó, sốt xuất huyết là bệnh nhiệt đới thường xảy ra khi chuyển mùa.

Khởi phát ban đầu của cả hai bệnh đều có các triệu chứng giống nhau. Hai bệnh này đều do virus gây ra và có một số dấu hiệu phổ biến, bao gồm sốt, ớn lạnh, ho, cảm lạnh, đau họng, đau nhức cơ thể và suy nhược dữ dội. Do đó, ban đầu, bạn có thể nhầm lẫn giữa 2 bệnh này.

Cách virus lây lan

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ , cả sốt xuất huyết và Covid-19 đều có thể có những triệu chứng nhẹ, tự khỏi và bệnh nhân có thể tự phục hồi tại nhà. Tuy nhiên, chúng cũng có thể diễn biến nghiêm trọng, khiến bệnh nhân t.ử v.ong.

Bệnh sốt xuất huyết do một trong 4 loại virus liên quan gây ra là virus Dengue 1, 2, 3 và 4. Vì vậy, một người có thể bị nhiễm virus Dengue nhiều lần trong đời. Virus sốt xuất huyết lây sang người qua vết đốt của muỗi nhiễm bệnh, chủ yếu là muỗi Aedes aegypti.

Trong khi đó, Covid-19 là bệnh đường hô hấp do SARS-CoV-2 gây ra. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa phát hiện liệu các kháng thể được tạo ra từ n.hiễm t.rùng SARS-CoV-2 có thể bảo vệ chống lại bệnh hay không. Virus gây bệnh Covid-19 lây lan chủ yếu qua các giọt b.ắn đường hô hấp được tạo ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.

Cả hai bệnh không liên quan t.uổi tác. Bất kỳ ai ở mọi lứa t.uổi đều có thể bị mắc Covid-19 hoặc sốt xuất huyết. Bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính tiềm ẩn khác nhau như tim, bệnh thận hoặc tiểu đường có nhiều nguy cơ bị biến chứng hơn.

Bệnh sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người này sang người khác. Trong khi đó, virus gây Covid-19 rất dễ lây lan, nếu các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, khử trùng, giãn cách, không được thực hiện.

Sốt xuất huyết được coi là có nguy cơ cao hơn đối với những người sống ở các khu vực nhiệt đới. Covid-19 có thể tấn công con người bất cứ địa điểm nào.

Virus sốt xuất huyết do muỗi lây lan trong khi SARS-CoV-2 lây qua giọt b.ắn khi nói, ho, hắt hơi. Ảnh: IndiaTimes .

Phân biệt triệu chứng

Theo India Times, Covid-19 có thể xuất hiện các triệu chứng phổ biến bao gồm sốt cao, ớn lạnh, ho, cảm lạnh, đau họng, khó thở, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi và suy nhược dữ dội. Các triệu chứng thông thường của bệnh sốt xuất huyết bao gồm sốt rất cao, đau đầu dữ dội, đau khớp và cơ bắp.

Thời gian ủ bệnh của Covid-19 có thể kéo dài đến 14 ngày, trung bình là 4-5 ngày kể từ khi tiếp xúc virus. Trong khi đó, sốt xuất huyết có thời gian khởi phát lâu hơn và thậm chí xuất hiện muộn nhất là 22-25 ngày sau khi tiếp xúc virus.

Một trong những triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết là suy nhược và đau đầu. Hầu hết bệnh nhân sốt xuất huyết đều gặp các triệu chứng về đường tiêu hóa là buồn nôn và tiêu chảy.

Nếu bạn đang có các triệu chứng như khó thở, đau ngực và khó thở, mất vị giác và khứu giác, đó không phải là bệnh sốt xuất huyết. Các triệu chứng này có liên quan Covid-19.

Vì Covid-19 là bệnh về đường hô hấp, một số triệu chứng như viêm và kích ứng cổ họng, thay đổi giọng nói và ho có thể xuất hiện. Các triệu chứng này không phổ biến ở bệnh nhân sốt xuất huyết.

Người bệnh sốt xuất huyết cũng có thể xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên cơ thể, từ cánh tay đến mặt. Trong khi đó, các nốt này không có ở bệnh nhân Covid-19.

Đặc biệt, nếu nhiều thành viên trong gia đình bạn đều có các triệu chứng tương tự, khả năng cao đó là Covid-19 vì nó rất dễ lây, trong khi sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp.

Ngoài ra, Covid-19 về bản chất nghiêm trọng và phức tạp hơn nhiều, có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng.

Ở người bệnh sốt xuất huyết, các dấu hiệu cảnh báo biến chứng nặng bao gồm: Đau bụng; nôn (ít nhất 3 lần trong 24 giờ); c.hảy m.áu mũi hoặc nướu; nôn ra m.áu; cảm thấy rất mệt, bồn chồn hoặc cáu kỉnh.

Trong khi đó, các dấu hiệu chuyển nặng ở bệnh nhân Covid-19 bao gồm: Khó thở; đau dai dẳng hoặc tức ngực; nhầm lẫn, không tỉnh táo; da, môi hoặc móng tay màu nhợt nhạt.

Sốt là triệu chứng phổ biến ở cả người mắc Covid-19 và sốt xuất huyết. Ảnh: Asianetnews.

Làm gì khi bị sốt nghi do Covid-19 hoặc sốt xuất huyết?

Bất kể lý do gây sốt là gì, bạn có thể điều trị tại nhà trước. Bạn không cần nhập viện nếu có các triệu chứng nhẹ của sốt xuất huyết hoặc Covid-19.

Thông thường, các biến chứng của bệnh sốt xuất huyết bắt đầu sau 5-6 ngày kể từ khi bị sốt. Covid-19 cũng có thể có biến chứng sau 3-4 ngày bị sốt.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp và thời tiết giao mùa, việc đồng nhiễm (tức là mắc cả Covid-19 và sốt xuất huyết) là yếu tố nguy cơ cao. Chúng còn có thể kéo dài thời gian hồi phục và gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh.

Dưới đây là một số cách để ngăn ngừa nguy cơ đồng nhiễm và bảo vệ bạn an toàn:

– Tiếp tục tuân theo các biện pháp phòng Covid-19 phù hợp, bao gồm đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và tránh những nơi đông người.

– Không sử dụng nước tại các nguồn có thể dẫn đến ô nhiễm và là nơi sinh sản của muỗi.

– Sử dụng thuốc chống muỗi và mặc quần áo kín.

– Thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ sức khỏe.

Khu vực nào có nguy cơ lây lan virus khi nới lỏng giãn cách?Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, để sống chung an toàn với Covid-19 thời gian tới, người dân sẽ cần lưu ý về độ bao phủ vaccine tại những nơi mình đi đến.

Cẩn trọng dịch ‘kép’: sốt xuất huyết và COVID-19

Hai bệnh sốt xuất huyết và COVID-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra. Đặc biệt thời điểm giao mùa hiện nay, dịch sốt xuất huyết có nguy cơ lan rộng, làm dấy lên nỗi lo “dịch chồng dịch”.

Bên cạnh dịch COVID-19, những bệnh theo mùa cũng có thể khiến trẻ nguy kịch, thậm chí t.ử v.ong nếu không điều trị kịp thời – Ảnh: D.PHAN

Trong giai đoạn thời tiết nắng mưa thất thường, là điều kiện thuận lợi để bệnh sốt xuất huyết bùng phát thành dịch với tốc độ lây lan nhanh chóng. Tất cả mọi người đều có thể bị mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ, nhất là những trẻ có sức đề kháng kém.

Trong trường hợp trẻ có biểu hiện mắc sốt xuất huyết, mọi người cần thực hiện test nhanh COVID-19 trước, nếu kết quả âm tính thì đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị. Còn nếu được chỉ định điều trị tại nhà, cần tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ, nếu thấy mệt nhiều, sốt cao hoặc bất cứ bất thường nào, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được xử trí kịp thời.

BS CKII Nguyễn Minh Tiến

Đề phòng khi dịch vào mùa

Đầu tháng 9, Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) điều trị cho b.é t.rai H.T.H. (6 t.uổi, quê Đồng Tháp), bé được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng trên cơ địa dư cân, béo phì. Trước khi chuyển từ Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp lên, bé H. đã phải đặt nội khí quản, trợ thở bằng máy.

Khi nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố, tình trạng bé H. tiếp tục diễn tiến nặng, rối loạn đông m.áu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan thận, được truyền m.áu và điều trị hỗ trợ gan thận. Sau 1 tuần điều trị, tình trạng bệnh nhi ổn định dần, được cai máy thở, tỉnh táo hoàn toàn. Theo các bác sĩ, tình trạng bệnh diễn tiến nặng ở bé H. do quá trình nhập viện chậm trễ (sau 4 ngày sốt cao) và cộng với chứng dư cân, béo phì.

Nỗi lo càng lớn hơn khi tình hình COVID-19 vẫn đang phức tạp thì dịch sốt xuất huyết lại đến, nguy cơ “dịch chồng dịch” hiện hữu. Gần đây nhất, ngày 16-9, Bệnh viện Nhi đồng thành phố cho biết vừa điều trị thành công b.é g.ái 6 t.uổi P.T.C.T. (ngụ xã Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, TP.HCM) bị sốc sốt xuất huyết Dengue nặng, đồng thời mắc COVID-19.

Theo chia sẻ của người nhà, sau 9 ngày cách ly và điều trị tại nhà do COVID-19, bé T. có dấu hiệu thở mệt, người mệt lả. Những tưởng các triệu chứng trên là do COVID-19 trở nặng, nhưng khi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố, bé T. có biểu hiện ngã quỵ, bứt rứt, huyết áp tụt sâu không đo được. Các bác sĩ xét nghiệm m.áu thì bé T. dương tính với virus Dengue gây sốt xuất huyết.

Lúc này, bé T. sốc sâu, rối loạn đông m.áu nặng, xuất huyết dạ dày, tràn dịch ổ bụng và hai màng phổi. Bé được các bác sĩ đặt ống nội khí quản giúp thở nhanh chóng, dùng thuốc vận mạch, truyền dịch đại phân tử, truyền m.áu. Sau hơn 20 ngày điều trị tích cực, tất cả chức năng cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề bởi sốt xuất huyết đã dần hồi phục.

Theo các chuyên gia, giai đoạn từ nay đến hết tháng 1 năm sau là cao điểm của dịch sốt xuất huyết, với đỉnh dịch có thể xuất hiện trong tháng 11 và 12. Cộng với dịch COVID-19 đang hoành hành, tiềm ẩn nguy cơ “dịch chồng dịch”.

Nhận biết sớm, điều trị nhanh

Theo BS CKII Nguyễn Minh Tiến, phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố, song song với chống dịch COVID-19, cần phải chú ý phòng các dịch bệnh theo mùa, nhất là hiện nay đang vào mùa dịch sốt xuất huyết, nếu để bùng phát sẽ rất nguy hiểm.

BS Tiến cho biết các triệu chứng thông thường của bệnh sốt xuất huyết là sốt cao đột ngột lên 39 – 40OC trong 2 ngày đầu, bước sang ngày thứ 3 có thể xuất huyết ở những vùng da mỏng như da mặt, mặt trong cánh tay, vùng cổ… Các trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông m.áu… nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ t.ử v.ong.

Trong bối cảnh dịch COVID-19, các triệu chứng của sốt xuất huyết như sốt, đau mỏi cơ… rất dễ nhầm lẫn với COVID-19, hoặc cùng lúc trẻ có thể mắc cả 2 loại virus. Theo ông, hiện tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố đang tiếp nhận và điều trị cho hơn 5 trẻ vừa nhiễm COVID-19, vừa bị sốt xuất huyết.

“Phải làm cùng lúc 2 xét nghiệm mới xác định được 2 loại bệnh này vì chúng có biểu hiện tương đồng. Nếu trẻ nhiễm đồng thời COVID-19 và sốt xuất huyết thì quá trình điều trị khó khăn hơn nhiều. Phải vừa điều trị COVID-19, vừa theo dõi tình trạng bệnh của sốt xuất huyết để kịp thời truyền dịch chống sốc nếu diễn biến nặng”, BS Tiến cho hay.

Chủ động phòng “dịch chồng dịch”

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong 5 tháng đầu năm 2021, cả nước ghi nhận tích lũy hơn 25.000 trường hợp sốt xuất huyết và có xu hướng gia tăng mùa cuối năm.

Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, để tránh chồng chéo dịch bệnh, vừa phòng dịch COVID-19 vừa phòng sốt xuất huyết, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên dọn dẹp sạch sẽ nơi mình làm việc, sinh sống từ trong nhà ra xung quanh nhà, tránh ao tù nước đọng làm nơi muỗi đẻ trứng dẫn đến phát sinh lăng quăng, muỗi.

Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt, có thể thả cá để diệt lăng quăng. Nên sử dụng bình xịt, nhang, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày… để tránh muỗi đốt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *