Trời lạnh, 3 thanh thiếu niên buộc phải cắt bỏ ‘hạt ngọc’

Thông tin từ Khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, chỉ trong vòng một tuần sau khi trời trở rét, khoa đã tiếp nhân 3 bệnh nhân còn rất trẻ, t.uổi từ 13 – 18 t.uổi đến khám vì đau t.inh h.oàn.

Cả 3 bệnh nhân được các bác sỹ chẩn đoán là xoắn t.inh h.oàn. Tuy nhiên, các bác sĩ đã rất tiếc nuối khi cả 3 trường hợp đều tới rất muộn, dẫn tới t.inh h.oàn bị hoại tử nên bác sỹ đã phải cắt bỏ.

Xoắn t.inh h.oàn (còn gọi là xoắn thừng tinh) là hiện tượng t.inh h.oàn bị xoắn quanh trục của nó, làm cản trở và tắc nghẽn mạch m.áu nuôi t.inh h.oàn dẫn đến thiếu m.áu và hoại tử t.inh h.oàn.

Ảnh minh hoạ

Nhưng vì sao thời tiết lạnh lại dễ bị xoắn t.inh h.oàn? Các bác sĩ Khoa Nam học và Y học giới tính cho biết, các báo cáo của một số tác giả cho thấy, nguy cơ đau và xoắn t.inh h.oàn tăng cao khi nhiệt độ và độ ẩm không khí giảm thấp.

Lý giải cho kết quả này, các nhà khoa học cho rằng trong điều kiện thời tiết lạnh, hanh khô sẽ làm tăng hoạt động co thắt của cơ bìu (Cremasteric), dẫn tới tăng nguy cơ t.inh h.oàn chuyển động xoắn quanh trục.

BS Hà Đức Quang, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, xoắn t.inh h.oàn được chia làm 2 nhóm chính: xoắn ngoài tinh mạc và xoắn trong tinh mạc. Đối với xoắn ngoài tinh mạc, dạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân do dây chằng bìu cố định không hoàn toàn vào vách bìu, làm t.inh h.oàn xoay tự do ở trong bìu. Với trường hợp bị xoắn trong tinh mạc, thường gặp ở thanh thiếu niên (10-20 t.uổi).

“Nguyên nhân là do tinh mạc bám cao vào thừng tinh gây nên tình trạng quả lắc chuông, cho phép t.inh h.oàn xoay quanh thừng tinh. Đáng lưu ý, tình trạng này gặp ở cả hai bên bìu nên nguy cơ t.inh h.oàn bên kia sẽ bị xoắn là rất cao”, BS Hà Đức Quang cảnh báo.

Mặc dù đây là bệnh có thể gặp ở mọi lứa t.uổi nhưng trên thực tế, có tới 50% xảy ra ở độ t.uổi 16 – 21 với triệu chứng xuất hiện cơn đau đột ngột, dữ dội ở t.inh h.oàn, kèm theo đau bìu, sưng bìu, đỏ vùng da bìu tương ứng, đau vùng bụng dưới và nôn.

Tuy nhiên, xoắn t.inh h.oàn ở lứa t.uổi thanh niên có thể chỉ gây đau nhưng không nhiều khiến nhiều nam giới trẻ chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu và thường đến viện quá trễ. Hệ quả của việc điều trị xoắn t.inh h.oàn muộn sẽ rất nặng nề.

Xoắn t.inh h.oàn là một cấp cứu nam khoa thường gặp ở nam giới trẻ, đặc biệt ở độ t.uổi 16 – 21. Do đó, để tránh những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra, BS Hà Đức Quang nhấn mạnh, nam giới ngay khi thấy có dấu hiệu bìu, t.inh h.oàn, sưng đỏ,… cần khẩn trương đến viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Theo đó các bác sĩ nam học chỉ ra các dấu hiệu nhận biết xoắn t.inh h.oàn gồm:

– Đau bìu khởi phát đột ngột, dữ dội, đau có thể lan lên vùng bẹn, chậu, hông, bụng.

– Bìu sưng nề, da bìu đỏ thẫm hoặc bầm tím

– T.inh h.oàn treo cao hơn bên đối diện

– T.inh h.oàn xoay trục, nằm ngang

– Nôn hoặc buồn nôn

BS Hà Đức Quang cũng nhấn mạnh, t.inh h.oàn có khả năng phục hồi 83% khi xử lý sớm trước 6-8 giờ, 70% trước 10 giờ và sau 10 giờ còn 10%.

Theo Parker, Delvillar có 71 – 80% trường hợp xoắn t.inh h.oàn bị mất t.inh h.oàn vì phải cắt bỏ hoặc sau khi phẫu thuật bảo tồn t.inh h.oàn vẫn teo.

Do đó, thời gian vàng điều trị xoắn t.inh h.oàn chỉ gồm 6 giờ đầu tiên tính từ lúc có biểu hiện đau.

Nếu can thiệp trước 6 giờ, 100% bệnh nhân được cứu t.inh h.oàn, từ 6-12 giờ thì khả năng cứu được t.inh h.oàn chỉ còn 50% và trong khoảng 12-24 giờ thì chỉ còn 20%, trên 24 giờ thường sẽ không cứu được t.inh h.oàn.

Vì vậy, bệnh nhân khi có các dấu hiệu xoắn t.inh h.oàn, cần nhanh chóng đến cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Nhiều người nhập viện do bệnh hô hấp, bác sĩ chỉ cách phòng bệnh khi trời lạnh

Các bác sĩ lưu ý khi thời tiết chuyển lạnh, người già và trẻ nhỏ dễ gặp phải những bệnh về đường hô hấp, thậm chí phải nhập viện.

Theo các bác sĩ, các bệnh hô hấp có đặc thù riêng. Đặc biệt, phổi là cơ quan trực tiếp giao tiếp với môi trường, hít thở luồng không khí bên ngoài môi trường vào cơ thể nên tất cả những thay đổi môi trường đều trực tiếp ảnh hưởng đến phổi, hệ hô hấp.

Khi yếu tố bảo vệ bị giảm sút sẽ tạo điều kiện cho các yếu tố nguy cơ bùng phát, người bệnh dễ bị kịch phát các đợt bệnh cấp tính, kịch phát các tình trạng n.hiễm t.rùng về hô hấp. Đặc biệt, khi bị nhiễm lạnh, viêm phổi, người có bệnh lý nền, bệnh thường nặng hơn. Đa số trường hợp đến khám phải nhập viện là những trường hợp nặng, nguy kịch.

Nhiều bệnh nhân phải nhập viện vì viêm phế quản mãn tính do n.hiễm t.rùng, liên quan mật thiết đến yếu tố thời tiết.

Ths.BS Vũ Văn Thành, Trưởng khoa Bệnh phổi mãn tính, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, nhiều bệnh nhân phải nhập viện vì viêm phế quản mãn tính do n.hiễm t.rùng, liên quan mật thiết đến yếu tố thời tiết. Trong tháng qua, thời tiết giao mùa chuyển từ nóng sang lạnh khiến số bệnh nhân nội trú tăng rõ rệt.

“Nếu bình thường khoa chỉ điều trị khoảng 200 lượt bệnh nhân/tháng thì tháng vừa rồi tăng lên hơn 130%. Với các trường hợp nội trú điều trị, đa số trong tình trạng phải thở oxy, suy hô hấp. Thậm chí, có nhiều trường hợp rất nặng phải thở máy xâm nhập, đặt ống nội khí quản; cũng có trường hợp t.ử v.ong. Trong số các bệnh nhân đang điều trị, có 15 bệnh nhân phải thở máy không xâm nhập, thở máy hỗ trợ; số còn lại đa số phải thở oxy vì tình trạng suy hô hấp”, Ths.BS Vũ Văn Thành thông tin.

Miền Bắc đang trong những ngày giá rét, nhất là 10 ngày gần đây, nhiệt độ hạ đột ngột. Ths.BS Vũ Văn Thành khuyến cáo, với những trường hợp sẵn bệnh lý nền cần được quản lý bệnh nền thật tốt, theo dõi chuyên khoa kể cả bệnh lý về hô hấp và các bệnh lý đi kèm.

Người dân cần có chế độ bảo vệ cơ thể thật tốt như đảm bảo dinh dưỡng nhất là người cao t.uổi, cần ăn uống đủ chất. Về chăm sóc, những ngày rét, người cao t.uổi cần được giữ ấm, nhất là khi hay phải thức dậy về đêm, nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh có thể gây bệnh về hô hấp, hoặc có thể gây những cơn đột quỵ tim, đột quỵ não. Người có bệnh nền cần hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, nếu nhất thiết phải ra ngoài cần mặc ấm, đeo khẩu trang để giữ ấm đường hô hấp để phòng bệnh.

“Với trẻ nhỏ, cha mẹ cần để ý trẻ không để trẻ bị nhiễm lạnh về đêm, thay tã bỉm kịp thời tránh bị lạnh do trẻ tiểu đêm… Đồng thời, để tăng sự bảo vệ chủ động, với người bệnh nền, những người trên 65 t.uổi nên tiêm phòng cúm, tiêm phòng vi khuẩn phế cầu để giảm tỷ lệ nhiễm bệnh về phổi, tăng khả năng phòng bệnh”, Ths.BS Vũ Văn Thành khuyến cáo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *