Trời lạnh dưới 10 độ C, cẩn thận chứng bệnh không chỉ làm khó chịu mà còn gây nguy hiểm này

Trời lạnh dưới 10 độ C, cơ thể rất dễ nhiễm lạnh và gặp phải cước. Không chỉ gây khó chịu, cước còn có thể dẫn tới nguy hiểm như xơ da đầu ngón, cơ, xương nếu để tình trạng kéo dài, nhưng ít người chú ý.

Những ngày gần đây, thời tiết trở lạnh với nhiều nơi nhiệt độ giảm sâu, có những nơi chỉ dưới 10 độ C. Nhiệt độ giảm sâu không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhiều người mà còn rất dễ dẫn mắc phải các bệnh lý mùa lạnh như cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi họng… Trời lạnh dưới 10 độ C cũng khiến nhiều người dễ gặp phải chứng bệnh cước.

Việc cước tay chân là điều khó tránh khỏi với nhiều người khi vẫn phải giặt quần áo, rửa bát…. Mặc dù cước mùa lạnhkhông gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng người bị lại rất khó chịu với những triệu chứng mà bệnh gây ra.

Cước rất dễ gặp trong mùa lạnh. Ảnh minh họa

Là nhân viên ở tiệm cắt tóc, gội đầu, chị Trần Mai Anh thường xuyên phải tiếp xúc với nước. Chị Anh chia sẻ, chị rất vui khi khách đến quán gội đầu đông hơn trong thời tiết lạnh nhưng đôi bàn tay tiếp xúc với nước khiến chị nứt nẻ, sưng tấy đỏ. Bàn tay lúc nào cũng ngứa ngáy như bị kim châm. Vì tiếp xúc với nước, hóa chất làm tóc thường xuyên nên tình trạng chị gặp phải càng tồi tệ hơn.

Không riêng gì chị Mai Anh, trong thời tiết lạnh buốt với nhiều người phải hở tay hở chân để sờ vào nước lạnh những ngày này là điều cực hình. BS Đinh Doãn Thạch (Bệnh viện Da liễu Hà Nội 2) cho biết, thời tiết lạnh giảm sâu, thân nhiệt không chịu được lạnh rất dễ dẫn tới cước tay chân và nổi mề đay. Biểu hiện là xuất hiện những nốt, mảng da sưng nề, đỏ, ngứa màu đỏ hoặc màu tím, giảm sưng sau 7-14 ngày hoặc lâu hơn.

Với những trường hợp nặng có thể xuất hiện bọng nước, mủ, loét. Hầu hết người bệnh đều ngứa, đau nhức ở vùng bị thương tổn. Cước không chỉ xuất hiện ở tay chân mà có thể gặp ở nhiều vị trí khác trên cơ thể như mũi, mặt, tai…

Các tổn thương do cước gây ra khiến cho người bệnh khó chịu, nhiều khi không dám chạm vào nước. Bình thường cước sẽ tự khỏi khi được xoa bóp, ủ ấp mà không cần dùng thuốc. Nhưng hiện tượng này nếu để kéo dài, người bệnh có thể gặp phải vấn đề xơ da đầu ngón, cơ, xương hoặc các vấn đề về tuần hoàn, viêm phế quản mãn tính.

Theo BS Đinh Doãn Thạch, cước đáp ứng kém với các thuốc điều trị, có thể dùng kem bôi corticoid trong ít ngày để giảm ngứa và viêm. Trường hợp người bệnh có bội nhiễm sử dụng kháng sinh dạng thuốc bôi hoặc dạng uống tùy mức độ nặng.

Trong những ngày mùa đông, nhất là thời tiết trở lạnh dưới 10 độ C như hiện nay, để tránh nhiễm lạnh cũng như phòng cước mọi người cần lưu ý:

– Cần giữ ấm cơ thể. Khi đi ngoài đường càng cần phải giữ ấm cơ thể, đặc biệt là các vị trí như tai, bụng, chân, tay… cần đi tất, đi giày hoặc bốt cao cổ, tránh mặc phong phanh để gió lùa vào khiến cơ thể dễ nhiễm lạnh.

– Cần hạn chế tiếp xúc nước lạnh lâu, các loại hóa chất tẩy rửa. Nếu phải tiếp xúc nên đeo găng tay hoặc dùng nước ấm.

Cước khiến cho mọi người rất ngứa nên thường có thói quen gãi mạnh. Nhiều người lại hơ tay chân bị cước vào lửa. Điều này khiến cho tình trạng ngứa tăng nặng, tổn thương nặng nề hơn khi da phồng rộp, l.ở l.oét. Tổn thương da kéo dài cần đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những bội nhiễm không đáng có.

Lương y Bùi Hồng Minh (Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cũng cho biết, trong mùa lạnh mọi người nên ngâm chân tay vào nước ấm nóng pha chút muối trước khi đi ngủ. Có thể mọi người cho thêm chút tinh dầu, gừng vào nước ngâm để cơ thể ấm áp, tránh bị nhiễm lạnh dẫn tới mề đay, cước tay chân.

Ngoài ra mọi người nên dưỡng ẩm da tay bằng kem bôi phù hợp với cơ địa của mình. Khi làm việc, mọi người cũng cần làm nóng cơ thể bằng việc thường xuyên vận động hoặc thực hiện một số động tác thể dục ngay tại văn phòng; uống đủ nước và nên uống nước ấm. Khi bị cước chân tay nên kiêng một số thực phẩm như thịt gà, hải sản… vì có thể khiến chỗ cước sưng ngứa hơn.

Trời lạnh 11-14 độ C: Sai lầm này của bố mẹ khiến trẻ càng dễ mắc bệnh

Không ít phụ huynh vì chăm con theo kinh nghiệm dân gian hoặc cảm tính khiến trẻ càng dễ mắc bệnh và bệnh diễn tiến trầm trọng hơn, khi thời tiết đột ngột trở lạnh.

Thời tiết các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chuyển rét đột ngột, với nhiệt độ thấp nhất 11-14 độ C, vùng núi 8-11 độ C, vùng núi cao dưới 5 độ C và có khả năng xảy ra băng giá. Đây là đợt rét đậm rét hại đầu tiên của mùa Đông năm nay.

Thời tiết mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, tồn tại lâu hơn trong môi trường. Vì hệ miễn dịch phát triển chưa toàn diện, t.rẻ e.m là mục tiêu tấn công hàng đầu của các mầm bệnh.

Hệ miễn dịch của trẻ con non yếu, trẻ khó thích nghi với biến đối của môi trường là lý do trẻ dễ nhiễm bệnh khi giao mùa.

Trẻ có thể bị bệnh hô hấp từ nhẹ đến nặng như: viêm đường hô hấp trên, viêm mũi – họng, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi… nếu không được phòng tránh bệnh kịp thời.

Đáng nói, nhiều cách chăm con “phản khoa học” của các ông bố, bà mẹ lại góp phần khiến trẻ mắc bệnh hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh, khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột như hiện nay:

Tự ý điều trị cho trẻ

Nhiều ông bố, bà mẹ khi thấy con có dấu hiệu viêm họng, sổ mũi, nhức đầu thường dựa vào kinh nghiệm từ những lần ốm trước của trẻ hay của chính bản thân mình, để mua thuốc về tự điều trị.

Theo ThS.BS Đặng Thị Thúy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các trường hợp trẻ bị viêm đường hô hấp nếu được đưa đến bệnh viện sớm, thì việc điều trị sẽ không quá phức tạp. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, bố mẹ tự mua thuốc, tự xử lý tại nhà thì các bệnh nhi sẽ dễ bị bội nhiễm.

“Từ tình trạng ban đầu chỉ đơn giản là ứ đọng đờm dãi, các cháu có thể bị bội nhiễm viêm tai giữa, bội nhiễm viêm phế quản phổi, và thậm chí là tình trạng nặng hơn như nhiễm khuẩn huyết”, BS Thúy cho hay.

Theo chuyên gia này, khi tình trạng bệnh diễn tiến nặng, sinh ra các biến chứng sẽ dẫn đến nhiều vấn đề. Trước hết, việc điều trị cho các bé khó khăn, khiến thời gian nằm viện kéo dài, chi phí điều trị tăng lên rất nhiều, đáng nói hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của bệnh nhi.

Cho trẻ mặc trang phục không phù hợp

Vào mùa đông, việc lựa chọn trang phục phù hợp cho trẻ cũng là một yếu tố quan trọng để phòng bệnh.

Trang phục đương nhiên cần phải đảm bảo đủ ấm. Cổ họng và lồng ngực, theo chuyên gia, là 2 vị trí quan trọng nhất cần phải bảo vệ để phòng bệnh lây qua đường hô hấp.

Cần lưu ý rằng, việc cho trẻ mặc quá ấm có thể làm phản tác dụng. Theo đó, việc trang phục quá nóng bức sẽ khiến trẻ bị ra mồ hôi, đặc biệt là khi trẻ chạy nhảy, vận động… Mồ hôi có thể thấm ngược vào cơ thể, gây lạnh, trẻ dễ bị viêm phổi.

Để phòng bệnh, cần điều chỉnh cách ăn mặc để cơ thể thích nghi được với sự thay đổi thời tiết. Buổi sáng đi học có thể mặc ấm cho con, nhưng nên mặc nhiều lớp áo, dễ cởi để khi đến trường trẻ nóng lên, chạy nhảy có thể dễ dàng cởi bỏ lớp áo bên ngoài.

Ở nhà, thấy trẻ dinh dính mồ hôi, nên mạnh dạn cởi bỏ áo ấm, mặc áo thu đông mỏng để trẻ không bị ra mồ hôi, thấm ngược vào cơ thể gây bệnh. Lau mồ hôi, thay áo khi áo ẩm do ngấm mồ hôi.

Lạm dụng vitamin C để phòng bệnh cho trẻ

Ăn cam, uống vitamin C có thể coi là phương pháp tăng cường sức đề kháng quen thuộc của nhiều gia đình vào mùa lạnh.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý tằng, việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể cần đảm bảo vừa đủ theo khuyến cáo thì mới đem lại hiệu quả cao nhất. Trong trường hợp bổ sung vitamin C dưới dạng liều cao (viên uống, viên sủi) cần đặc biệt chú ý, bởi cơ thể, nhất là cơ thể trẻ nhỏ, hấp thu quá nhiều có thể dẫn đến những tác động tiêu cực cho sức khỏe.

Lượng vitamin C khuyến cáo dành cho trẻ nhỏ căn cứ vào độ t.uổi. Trẻ nhỏ dưới 1 t.uổi cần dung nạp khoảng 25 mg C mỗi ngày là đủ, trên 1 t.uổi trẻ cần bổ sung 30-40 mg C mỗi ngày.

Vitamin C liều cao chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, khi bị bệnh và theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sử dụng nhiều hơn nhu cầu khuyến nghị, cơ thể cũng phải đào thải và lâu dài có nguy cơ sỏi thận và nhiều biến chứng khác.

Những nguyên tắc phòng bệnh cho trẻ nhỏ khi trời trở rét

BS Thúy khuyến cáo, các gia đình cần lưu ý những nguyên tắc dưới đây để đảm bảo an toàn cho con em, trong mùa cao điểm:

– Trước hết, cần nâng cao thể trạng của trẻ thông qua chế độ ăn uống và bổ sung vitamin theo lứa t.uổi.

– Chú ý đến khâu vệ sinh, nhất là vệ sinh cá nhân của trẻ. Người lớn cần hướng dẫn trẻ rửa tay và thậm chí là rửa đồ chơi của trẻ, không cho trẻ ngậm đồ chơi.

– Tránh đưa trẻ đến nơi đông người. Nếu trẻ bị ốm thì nên cho trẻ nghỉ học, cách ly tại nhà. Việc này sẽ giúp chăm sóc trẻ tốt hơn và tránh lây lan cho người khác.

– Các virus gây bệnh đường hô hấp lây lan qua giọt b.ắn. Vì vậy, cần cho trẻ đeo khẩu trang khi ở nơi đông người. Hạn chế tối đa việc người lớn hôn má trẻ vì có thể lây bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *