Trời rét đậm, ăn 7 loại thực phẩm để giữ ấm cơ thể, tăng cường dương khí và thúc đẩy tuần hoàn m.áu

Khi nhiệt độ nhiều nơi xuống thấp dưới 10 độ C, có nơi xuống tới dưới 0 độ, việc làm sao giữ ấm cơ thể được đặt lên hàng đầu.

Miền Bắc nước ta đang bước vào những ngày rét kỉ lục trong năm. Khi nhiệt độ nhiều nơi xuống thấp dưới 10 độ C, có nơi xuống tới dưới 0 độ, việc làm sao giữ ấm cơ thể được đặt lên hàng đầu.

Giữ ấm cơ thể từ bên trong mới là quan trọng

Có nhiều cách để giữ ấm cơ thể. Mặc quần áo dày, giữ nhiệt, hạn chế ra ngoài trời, nếu trong nhà có hệ thống sưởi thì có thể bật lên… Tuy nhiên, đó là những giải pháp làm ấm từ bên ngoài. Trong điều kiện thời tiết lạnh khắc nghiệt như này, nên làm ấm cơ thể từ bên trong sẽ tốt hơn.

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam), trong thời tiết lạnh, ăn đúng thực phẩm có thể giúp cơ thể bạn ấm lên. Có thể không biết, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm chi phối nhiệt độ cốt lõi của cơ thể. Chỉ cần bạn ăn đúng chất dinh dưỡng, bạn có thể ấm từ trong ra ngoài trong mùa đông mà không cần phải mặc quá nhiều quần áo nặng như một con lật đật.

Một số loại thực phẩm mất nhiều thời gian để tiêu hóa, có thể giải phóng năng lượng ổn định, sản sinh nhiệt năng và làm cho bạn cảm thấy ấm áp.

7 thực phẩm có thể giúp bạn giữ ấm cơ thể

1. Gừng

Gừng được mệnh danh là “thực phẩm thần thánh xua đuổi cảm lạnh”. Thành phần gingerol cay nồng có trong gừng có thể thúc đẩy tuần hoàn m.áu, vừa kích hoạt dạ dày và các cơ quan nội tạng, làm cơ thể ấm lên tự nhiên. Cho thêm gừng làm nguyên liệu khi nấu canh hoặc uống một tách trà gừng có tác dụng chống lạnh, hạ sốt và làm ra mồ hôi.

Trung y cho rằng gừng có tác dụng làm ấm kinh lạc, xua tan cảm lạnh, giúp hoạt khí rất tốt.

2. Hạt tiêu

Hạt tiêu có chứa chất piperin, piperin và dầu bay hơi, có tác dụng tránh gió, chống lạnh nên đặc biệt thích hợp tiêu thụ trong mùa lạnh và ẩm. Ăn hạt tiêu vào lúc bình thường cũng có thể làm giảm mệt mỏi.

3. Chuối

Chuối có vitamin B và magiê giúp duy trì hoạt động bình thường của tuyến giáp và tuyến thượng thận. Các tuyến này giúp điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể nên có thể giữ ấm cho cơ thể trong ngày lạnh. Chuối đồng thời còn có thể điều chỉnh tâm trạng và cải thiện chứng mất ngủ.

4. Thịt bò

Thành phần axit amin của thịt bò gần với nhu cầu cơ thể con người hơn thịt lợn. Ăn thịt bò vào mùa đông lạnh có tác dụng làm ấm dạ dày. Vậy nên, loại thịt này được ca ngợi là thực phẩm tốt cho mùa đông lạnh giá. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng thịt bò có tác dụng bồi bổ lá lách và dạ dày, làm mạnh cơ và xương, hóa đờm và phong hàn, làm dịu cơn khát và tiết nước bọt.

Tuy nhiên, thịt bò là thịt đỏ nên được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, việc thường xuyên ăn thịt đỏ đem lại nhiều tác hại cho sức khỏe, bởi loại thịt này có hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa cao, gây ra nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, ung thư…

Tổ chức Y tế Thế giới cũng phân loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu và thịt lợn) vào nhóm gây ung thư nhóm 2A có nghĩa là nó có khả năng gây ung thư đặc biệt là ung thư đại trực tràng.

5. Nước

Thời tiết lạnh giá khiến con người cảm thấy không khát và tự nhiên lười uống nước hơn. Nhưng một khi cơ thể không đủ nước sẽ rất dễ dẫn đến hạ thân nhiệt. Bổ sung đủ nước sẽ giúp cơ thể hoạt động bình thường và điều hòa thân nhiệt, tránh lạnh quá trong những ngày lạnh.

Ngoài ra, dù rất muốn làm ấm cơ thể bạn cũng cần tránh uống rượu, đồ uống có cồn. Thức uống này khi mới uống vào có thể làm cơ thể nóng lên nhưng sau đó nhiệt độ lõi sẽ giảm xuống, ngăn cơ thể sinh nhiệt khi trời lạnh và dẫn đến ớn lạnh.

6. Tỏi

Mùi tỏi rất nồng, có người thích, có người không thíc. Đó là do thành phần allicin trong tỏi. Tuy nhiên, ngoài tác dụng diệt khuẩn, allicin lại chứa nhiều sulfua. Hợp chất, có vị cay nồng này sẽ kích thích cơ thể có cảm giác nóng ran nhẹ, thúc đẩy tuần hoàn m.áu. Vào mùa đông khi bệnh tim mạch dễ xảy ra, allicin cũng có thể làm giảm sự tổng hợp cholesterol nên bảo vệ tim mạch tốt hơn.

7. Tảo bẹ

Tảo bẹ chứa nhiều iốt. Iốt giúp tổng hợp các hormone tuyến giáp và có tác dụng sinh nhiệt. Bởi vì tảo bẹ có thể đẩy nhanh quá trình oxy hóa của các tế bào mô, cải thiện sự trao đổi chất cơ bản của cơ thể con người, và đẩy nhanh lưu lượng m.áu của da, nên có thể làm giảm cảm lạnh.

Tóm lại, thực phẩm chính là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết để giữ ấm cơ thể trong mùa đông. Vậy nên, nguyên tắc quan trọng nhất mà bất kì ai cũng cần biết là phải nạp đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vào mùa lạnh, nên ăn đồ ăn khi còn ấm nóng để giữ ấm cơ thể tốt hơn.

6 loại thực phẩm vừa ngon, bổ, rẻ vừa giúp phòng chống, giảm nguy cơ đột quỵ

Thời tiết lạnh khiến nguy cơ mắc căn bệnh này càng cao. Để phòng chống căn bệnh nguy hiểm gây t.ử v.ong này, chúng ta có thể thường xuyên ăn 6 loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe sau.

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch m.áu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp m.áu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào.

Đột quỵ ngày càng trẻ hóa và đã có rất nhiều người trẻ qua đời vì căn bệnh nguy hiểm này. Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh, chúng ta cần phải chú ý rất nhiều vấn đề như tập thể dục hàng ngày, không hút t.huốc l.á, giữ ấm cơ thể.

Đặc biệt, bạn cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý vì chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành bệnh lý. 6 loại thực phẩm dưới đây thường xuyên sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc đột quỵ một cách nhất định.

1. Thực phẩm giàu axit folic

Bổ sung axit folic cho cơ thể rất quan trọng. Sự xuất hiện của đột quỵ có liên quan mật thiết đến nồng độ axit folic có trong cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người những người có nồng độ axit folic thấp có nguy cơ đột quỵ cao hơn.

Ngoài ra, axit folic có tác dụng cải thiện chức năng m.áu dưới da, có thể ngăn ngừa hiệu quả bệnh tim mạch vành và các bệnh mãn tính về mạch m.áu nào, từ đó làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Axit folic có trong các thực phẩm như các loại rau: rau chân vịt, rau diếp cá, đậu bắp, măng tây, củ cải; các trái cây như chuối, chanh, bưởi; gan và thận bò. Ngoài ra, các nhà sản xuất thường thêm axit folic vào trong loại các thực phẩm như sữa, ngũ cốc, bột mì, bánh mì…

2. Trứng

Trứng là loại thực phẩm rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày mà chất dinh dưỡng của nó thì vô cùng dồi dào. Bên cạnh đó, trứng giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh về mạch m.áu, từ đó giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn một quả trứng mỗi ngày có thể giảm 12% nguy cơ đột quỵ.

3. Dầu ô liu

Dầu ô liu là một thực phẩm tốt cho sức khỏe. Khi bạn chế biến các món salad có thể thêm chút dầu ô liu, vừa giúp tăng vị ngon cho món ăn mà có thể bổ sung thêm dinh dưỡng, giảm béo và giữ gìn sức khỏe.

Người thường dùng dầu ô liu để nấu thức ăn có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 41% so với những người không dùng dầu ô liu để chế biến thực phẩm.

4. Ngũ cốc nguyên hạt

Một nghiên cứu của nước ngoài đã chỉ ra rằng những người mỗi ngày ăn 3 phần ngũ cốc nguyên hạt có huyết áp thấp hơn. Huyết áp giảm có nghĩa là nguy cơ đột quỵ thấp hơn và khả năng mắc bệnh cũng giảm.

Các sản phẩm ngũ cốc nên lựa chọn như: bột mì, bánh mì nguyên hạt; ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, lúa mạch, kiều mạch; mì ống nguyên chất; bột yến mạch.

5. Rau xanh, trái cây

Rau và trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất, chúng ít calo và giàu chất xơ. Ăn nhiều trái cây và rau rất có ích cho việc cải thiện chức năng vi mạch, hạ huyết áp, giảm lipid trong m.áu, giúp ngăn ngừa đột quỵ.

Tuy nhiên, có một số loại rau và trái cây nên hạn chế gồm: dừa, rau chiên hoặc tẩm bột, trái cây đóng hộp/ gói trong siro, trái cây đông lạnh thêm đường.

6. Cá

Những người ăn cá tối đa 5 lần/tuần sẽ giảm được 53% nguy cơ mắc đột quỵ, thậm chí chỉ ăn 1 lần/tuần thì nguy cơ cũng giảm đi rất nhiều. Cá có thể ngăn ngừa cục m.áu đông. Đa số bệnh nhân đột quỵ là do cục m.áu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình m.áu lưu thông lên não.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *