Ước tính, tại Bệnh viện Phổi trung ương, số bệnh nhân nhập viện trong những ngày thời tiết chuyển lạnh vừa qua đã tăng gấp rưỡi so với tháng trước đó (khoảng 300 bệnh nhân)…
Trời rét khiến nhiều người già mắc viêm phổi và bệnh đường hô hấp
Những ngày qua, gió mùa về khiến Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang trải qua những ngày có nhiệt độ xuống thấp nhất từ đầu mùa đông 2019 đến nay. Thời tiết chuyển mùa cộng với ô nhiễm không khí là nguyên nhân làm nhiều người mắc các bệnh hô hấp như viêm phế quản cấp, viêm phổi, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…
Ước tính, tại Bệnh viện Phổi trung ương, số bệnh nhân nhập viện đã tăng gấp rưỡi so với tháng trước đó (khoảng 300 bệnh nhân) do ảnh hưởng của không khí lạnh và khói bụi.
ThS.BS Vũ Văn Thành, Trưởng khoa Bệnh phổi mạn tính – Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, những khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột hoặc không khí ô nhiễm thì phổi, đường hô hấp chính là cơ quan bị tác động trực tiếp, dễ cảm nhiễm và hay bị bệnh nhất.
Đặc biệt, những người có sức đề kháng kém, t.uổi cao, hoặc có bệnh mãn tính thì rất dễ xuất hiện các cơn cấp tính trong điều kiện thời tiết chuyển lạnh như hiện nay.
“Thời tiết thay đổi, có gió mùa, gió lạnh thì những người có các yếu tố như trên nên hạn chế ra ngoài đường. Nếu ra ngoài thì phải có biện pháp bảo vệ sức khỏe như giữ ấm, đeo khẩu trang. Đồng thời phải ăn uống điều độ, thường xuyên vận động để nâng cao thể trạng…” – bác sĩ Thành khuyến cáo.
Tương tự, PGS.TS Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh lý hô hấp rất hay gặp trong thời điểm thời tiết thay đổi bất thường. Lý do vì các loại virus, vi khuẩn gây bệnh luôn có sẵn trong cộng đồng và khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
Với những người mắc bệnh hô hấp mạn tính, khi trời lạnh dễ gặp các đợt cấp của bệnh, người bệnh cần tuân thủ điều trị theo các giai đoạn bệnh và tái khám định kỳ để có hướng dẫn điều trị cụ thể, không tự ý sử dụng đơn cũ đã được bác sĩ kê và không tự ý mua kháng sinh về điều trị.
PGS.TS Vũ Văn Giáp khuyến cáo, tùy theo từng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc gì cho phù hợp. Bệnh nhân không nên tùy tiện uống thuốc kháng sinh, kháng viêm bởi sẽ nguy hiểm đối với sức khỏe.
Cùng với nhóm người cao t.uổi thì t.rẻ e.m cũng là đối tượng dễ nhiễm bệnh liên quan đến đường hô hấp trong điều kiện thời tiết thay đổi, giá rét như hiện nay.
Theo PGS.TS Lê Thị Minh Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, trung bình một trẻ dưới 5 t.uổi có thể bị viêm đường hô hấp cấp từ 4 – 6 lần trong một năm. Trong các bệnh hô hấp trẻ hay mắc phải, viêm phổi là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu.
Theo anninhthudo
Rước teo cơ, mỏng da do thuốc kém chất lượng
Có một thực trạng là bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hiện không có thuốc theo phác đồ, hoặc thuốc phiên bản (generic) không đảm bảo chất lượng.
Thông tin này được đưa ra tại hội nghị khoa học chuyên đề “Sinh học tế bào – Phân tử và Miễn dịch trong bệnh phổi” do Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM) tổ chức ngày 22-11, thu hút 200 chuyên gia đầu ngành, bác sĩ trong và ngoài nước tham gia. Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Quân y 175 đón tiếp chuyên gia về hô hấp đến từ Châu Âu-GS-TS Peter Barnes.
Thực trạng chung về bệnh phổi tại Việt Nam hiện nay, là cứ 100 bệnh nhân nhập viện do các bệnh về đường hô hấp, thì có 10 bệnh nhân được chẩn đoán mắc viêm phổi.
PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan, Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Chủ tịch Hội Hen – Dị ứng – Miễn dịch Lâm sàng TP HCM, cho biết tỉ lệ mắc và t.ử v.ong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) trong cộng đồng ngày càng tăng.
Chi phí điều trị cho một bệnh nhân trong một đợt cấp nhập viện vì bệnh COPD là rất nặng nề
Ghi nhận tại Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM cho thấy chi phí thuốc điều trị trong một đợt cấp nhập viện vì COPD: nhẹ (7 ngày) là 420.000 đồng; trung bình, ngoại trú (7 ngày) là 1,8 triệu đồng, nội trú (7 ngày) là 17,7 triệu đồng; nặng (15 ngày) là 60 triệu – 93 triệu đồng (chưa kể các chi phí gián tiếp khác).
Một báo động khác là hiện nay, bệnh COPD không có thuốc theo phác đồ và thuốc phiên bản (generic) không đảm bảo chất lượng. Hậu quả, bệnh nhân COPD không được điều trị theo đúng phác đồ được hướng dẫn của Bộ Y tế làm hiệu quả điều trị không cao.
BS Lan cho biết bệnh nhân COPD nhập viện nhiều lần do đợt cấp sẽ phải dùng nhiều kháng sinh mạnh, kèm theo corticoid toàn thân lặp đi lặp lại nhiều lần, điều này có thể dẫn tới nhiều biến chứng khác như lao phổi, teo cơ, tiểu đường, viêm phổi, trầm cảm, loét dạ dày, mỏng da, xuất huyết, cườm mắt, loãng xương… Vì vậy, cần thực hiện mô hình quản lý ngoại trú hen-COPD ở các bệnh viện quận huyện, để có thể quản lý hiệu quả bệnh nhân COPD trong giai đoạn ổn định để phòng tránh những đợt cấp.
Theo BS Nguyễn Hải Công, Bệnh viện Quân y 175, các đợt cấp của COPD là yếu tố làm xấu nhanh diễn biến bệnh và gây t.ử v.ong cao. Phần lớn nguyên nhân đợt cấp do n.hiễm t.rùng, có thể liên quan đến suy giảm nồng độ kháng thể huyết thanh (Immunoglobulin). Cải thiện tình trạng này, miễn dịch đang là hướng đi mới trong để điều trị COPD.
NGUYỄN THẠNH
Theo nld.com.vn