Trời sang thu, bạn cần tuân thủ nguyên tắc “3-3-3″ này để phòng ngừa nhồi m.áu cơ tim, duy trì tâm trạng tốt và sống trường thọ

Thời tiết sang thu, trời se lạnh, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch rõ rệt, nóng và lạnh đan xen nhau là một điều khá bất lợi đối với sức khoẻ, đặc biệt là những người có t.iền sử nhồi m.áu cơ tim. Tuy nhiên điều này hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng nguyên tắc “3-3-3″.

Nhồi m.áu cơ tim là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu ở Hoa Kỳ. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), cứ 4 ca t.ử v.ong tại nước này thì có 1 ca t.ử v.ong do nhồi m.áu cơ tim.

Nhồi m.áu cơ tim là hiện tượng một cục huyết khối đột ngột làm tắc động mạch vành làm cho m.áu không đến được cơ tim và làm một phần cơ tim c.hết đi. Một khi xuất hiện 3 điều bất thường dưới đây, bạn cần phải kiểm tra kịp thời đề phòng nhồi m.áu cơ tim.

– Đột nhiên đổ mồ hôi, mặt tái mét

Khi bạn cảm thấy khó chịu kèm theo đổ mồ hôi đột ngột thì rất có thể bạn đang bị nhồi m.áu cơ tim. Khi mạch m.áu bị tắc nghẽn thì người sẽ đổ mồ hôi và có thể ngất đột ngột. Nếu thấy xuất hiện tình trạng này, bạn cần nhanh chóng gọi cấp cứu ngay lập tức.

Khi bạn cảm thấy khó chịu kèm theo đổ mồ hôi đột ngột thì rất có thể bạn đang bị nhồi m.áu cơ tim.

– Thức giấc vào nửa đêm

Mặc dù đã ngủ nhưng đột nhiên bạn cảm thấy vô cùng tức ngực dẫn đến tỉnh giấc, đây là tín hiệu nguy hiểm nhất. Nếu xuất hiện tình huống này thì bạn cần đến cơ sở y tế ngay vào ngày hôm sau. Vì có rất nhiều bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim thường phát bệnh vào một hai giờ đêm hoặc lúc sáng sớm.

– Những cơn đau thoáng qua

Đau nhiều bộ phận trên cơ thể cũng là biểu hiện của bệnh nhồi m.áu cơ tim. Ngoài các cơn đau ở ngực và tim, đau dạ dày, đau do vận động, đau hàm dưới, đau vai trái và lưng, đau đùi trái, đau răng… những bộ phận này thường đau thoáng qua và hết đau sau khi nghỉ ngơi một lúc. Nhiều người cho rằng điều này là bình thường, nhưng thực tế đây lại là những dấu hiệu báo trước của bệnh nhồi m.áu cơ tim. Do đó chúng ta không nên bỏ qua đề phòng những hậu quả đáng tiếc.

Đau nhiều bộ phận trên cơ thể cũng là biểu hiện của bệnh nhồi m.áu cơ tim.

Dù nhồi m.áu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu chúng ta biết được các dấu hiệu cảnh báo và đến bệnh viện sớm, chúng ta hoàn toàn có thể tự cứu mình. Khi thời tiết chuyển sang thu, ban ngày nhiệt độ vẫn khá cao nhưng ban đêm nhiệt độ giảm đột ngột, sự chênh lệch nhiệt độ đan xen này là một trong những nguy cơ gây bệnh nhồi m.áu cơ tim.

Để ngừa nhồi m.áu cơ tim, chúng ta nên thực hiện nguyên tắc 3-3-3

* Hạn chế dùng 3 thứ:

1. Nước dùng trắng đặc nấu từ thịt

Vào mùa thu có rất nhiều người có thói quen hầm các loại canh thịt để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên chúng ta nên hạn chế sử dụng các loại nước dùng đặc trắng. Bởi các loại nước dùng này thường có chứa lượng muối cao, không tốt cho sức khỏe tim mạch và tiềm ẩn nguy cơ nhồi m.áu cơ tim.

Ngoài ra, nước dùng đặc trắng như vậy cũng chứa nhiều chất béo, hàm lượng cholesterol cao hơn bình thường, không có lợi cho tim mạch.

Do đó, để đề phòng nguy cơ nhồi m.áu cơ tim, bạn nên hạn chế sử dụng nước dùng từ thịt như vậy. Nên dùng các loại nước canh rau thanh đạm nhẹ nhàng.

2. Đường

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, quá nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở người trưởng thành. Lượng đường dư thừa sẽ được chuyển hóa thành chất béo trung tính trong cơ thể đi vào m.áu và lắng đọng trên thành động mạch.

Lượng đường dư thừa sẽ được chuyển hóa thành chất béo trung tính trong cơ thể đi vào m.áu.

Lâu dần sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa của cơ thể gây bệnh nhồi m.áu cơ tim.

3. Muối ăn

Ăn quá nhiều muối sẽ không có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nếu ăn quá nhiều muối có thể gây sưng phù các tế bào cơ trơn thành mạch, làm tăng huyết áp và tăng gánh nặng cho tim. Do vậy nên trong cuộc sống hằng ngày chúng ta cần chú ý đến chế độ ăn, nên ăn nhạt, không nên dùng quá nhiều muối.

* Nên thường xuyên bổ sung 3 thứ:

1. Bổ sung Axit alpha linoleic

Các loại dầu như dầu mè, dầu từ quả óc chó, dầu hạt lanh, dầu hạt tía tô… giúp bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho việc duy trì sức khỏe tim mạch vì trong đó có chứa axit alpha-linolenic là loại axit béo không bão hòa gốc omega-3 rất tốt cho tim mạch.

Dầu hạt lanh chứa axit -linolenic rất tốt cho sức khỏe tim mạch.

Cơ thể con người không thể tổng hợp được axit alpha-linolenic nên cần phải lấy loại axit này từ thức ăn, đây cũng là một trong những loại dinh dưỡng dễ thiếu nhất trong cơ thể con người. Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc khuyến cáo, nên bổ sung 1600-1800mg axit alpha-linolenic mỗi ngày.

Bổ sung axit alpha-linolenic một cách thích hợp có lợi cho việc bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, trầm cảm, sa sút trí tuệ, phòng ngừa viêm khớp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng axit alpha-linolenic có thể làm giảm cholesterol toàn phần trong huyết thanh, từ đó ngăn ngừa bệnh tim.

2. Bổ sung magie

Magie giúp giảm kích thích thần kinh và cơ bắp, duy trì độ đàn hồi của tim, ngăn ngừa đau tim và đột quỵ. Nên ăn nhiều các loại hạt để bổ sung magie. Ngoài ra các loại hạt cũng rất giàu chất xơ và các nguyên tố khoáng chất khác nhau như protein, vitamin E, vitamin B2, B6… giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Ăn nhiều loại hạt để bổ sung magie.

3. Bổ sung vitamin

Ăn nhiều trái cây để bổ sung vitamin, trong trái cây rất giàu vitamin giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí International Journal of Molecular Sciences, thiếu vitamin C có liên quan đến nguy cơ t.ử v.ong cao hơn do bệnh tim mạch. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng vitamin C có thể giúp điều chỉnh huyết áp, giảm độ cứng động mạch và giảm lượng cholesterol trong m.áu.

* Thường xuyên mát xa 3 huyệt:

1. Huyệt nội quan

Huyệt nội quan nằm cách đường sọc ngang trên cổ tay khoảng 2 phân. Thường xuyên xoa bóp huyệt này có thể giúp điều hòa nhịp tim, cải thiện giấc ngủ, giảm tức ngực và giảm căng thẳng.

Huyệt nội quan

Dùng đầu ngón tay cái trên bàn tay trái ấn vào huyệt nội quan trên tay phải, ngón trỏ hoặc ngón giữa đặt vào huyệt ngoại quan sau đó xoa bóp từ ngoài vào trong khoảng 20-30 lần, sau đó đổi tay và lặp lại.

2. Huyệt cực tuyền

Huyệt cực tuyền nằm ở giữa nách, nơi có thể sờ thấy động mạch đ.ập. Thường xuyên xoa bóp huyệt này có thể làm tăng diện tích lồng ngực, loại bỏ chất độc khỏi tim mạch.

Huyệt cực tuyền.

Dùng 4 ngón tay xoa bóp theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ, mỗi chiều khoảng 10 lần, thực hiện lặp lại nhiều lần.

3. Huyệt lao cung

Huyệt lao cung nằm trên đường vân tim của gan bàn tay, nơi khe của ngón giữa và ngón vô danh (ngón 4) chạm vào đường vân này. Hoặc khi gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay giữa chạm vào đường nếp gấp giữa lòng bàn tay (đường tâm đạo) ở đâu thì đó chính là huyệt lao cung.

Huyệt lao cung.

Thường xuyên mát xa huyệt lao cung có thể giúp cải thiện tình trạng tim đ.ập nhanh và làm giảm nguy cơ đau tim, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra việc mát xa này cũng có thể làm dịu thần kinh và giúp chúng ta ngủ ngon hơn.

Dùng ngón tay cái bên phải ấn vào huyệt lao cung trên bàn tay trái, vừa ấn vừa xoa để tạo cảm giác đau nhức, đồng thời kết hợp với việc cử động các ngón tay trái để tăng cảm giác cho huyệt. Sau đó đổi tay và lặp lại thao tác.

Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam chỉ ra quan niệm sai lầm của đông đảo người Việt: Cứ nghĩ ăn mặn là khoẻ lâu, sống thọ!

Nhiều người cho rằng, nếu chưa thể thay đổi thói quen ăn mặn ngay có thể uống thêm nhiều nước, vận động thật nhiều để tăng cường ra mồ hôi, đào thải muối ra khỏi cơ thể. Theo BS. TS Từ Ngữ, đây là một quan niệm sai lầm.

Ăn nhiều muối là nguyên nhân chính dẫn đến tăng huyết áp, tai biến mạch m.áu não, nhồi m.áu cơ tim. Các bệnh tim mạch đang là sát thủ số một tại Việt Nam, chiếm tới 31% số ca bệnh t.ử v.ong toàn quốc.

Việt Nam hiện có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ năm người trưởng thành thì có một người mắc. Đặc biệt, gần 60% người bị tăng huyết áp song chưa được phát hiện, trên 80% chưa được quản lý điều trị.

Bộ Y tế ngày 23/7 kêu gọi công chúng giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng chống tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thận. Theo Bộ Y tế, trên thế giới đa số người t.ử v.ong do Covid-19 đều kèm bệnh nền như tăng huyết áp, bệnh tim mạch hoặc các bệnh mạn tính khác.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5 g muối mỗi ngày, tương đương với một thìa cà phê. Tuy nhiên, đa số người Việt đều tiêu thụ muối nhiều gấp đôi so với khuyến cáo, gần 10 g mỗi người mỗi ngày song chỉ 16% số người được hỏi ý kiến nói rằng bản thân có ăn mặn. Bộ Y tế hôm nay ra khuyến cáo, để giảm gánh nặng bệnh tật và nâng cao sức khỏe, người dân cần giảm một nửa lượng muối ăn vào hàng ngày.

Bàn về vấn đề này, BS.TS Từ Ngữ – Tổng thư ký hội dinh dưỡng Việt Nam đã chia sẻ một số thông tin như sau:

Giảm muối trong khẩu phần ăn cần bắt đầu từ việc thay đổi tập quán ăn uống

Từ lâu, người dân chúng ta có thói quen nêm nếm gia vị, muối để tăng hương vị món ăn. Theo Tổ chức y tế thế giới, nhu cầu con người chỉ nên có 2g natri/ngày. Hiện nay mức tiêu thụ muối hiện nay của người Việt là khoảng 3,7g muối/ngày, gần gấp đôi so với khuyến nghị của tổ chức y tế thế giới.

Bộ Y tế đưa ra lời kêu gọi người dân giảm ăn muối là dựa vào mức khuyến nghị của WHO. Bởi vì cách nghiên cứu trên thế giới đều chứng minh rằng, nếu ăn nhiều muối sẽ thăng tính thẩm thấu của tế bào, dẫn đến các vấn đề về huyết áp, tim mạch. Nhưng không phải chỉ 1 mình muối có thể tác động tới bệnh tật.

Bữa ăn là tổng thể của rất nhiều thứ. Nếu thiếu hay thừa 1 thứ thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khác nhau. Trong bữa ăn có rất nhiều vi chất như sắt, canxi, kẽm… chứ không chỉ có natri.

Muối có trong ở tất cả các loại thực phẩm, nhất là đồ biển, gia vị, các loại thực phẩm chế biến sẵn…Vì thế, nếu muốn kiểm soát lượng muối vào có thể, chúng ta không thể đong đếm chính xác được, mà hãy bắt đầu từ việc thay đổi thói quen nêm nếm thức ăn. Chúng ta chỉ cho thêm một chút muối, gia vị vào thức ăn để có vị. Mỗi gia đình cần tính toán để cân đối lượng muối nêm nếm vào gia vị và lượng muối có sẵn trong thực phẩm. Hãy nêm nếm để vị của các món ăn vừa đủ, đừng quá mặn mòi

Quan niệm tăng cường uống nước, vận động để đào thải muối khỏi cơ thể là sai lầm

Nhiều người có suy nghĩ rằng “ăn mặn mới khỏe”. BS. TS Từ Ngữ giải thích rằng, nước mắm có thành phần chính là muối và một lượng protein khác cao từ cá. Vì thế khi nạp protein vào cơ thể sẽ khỏe hơn. Hơn nữa, việc nạp lượng muối lớn (trong nước mắm) vào cơ thể khiến cho các mạch m.áu hẹp hơn, tim phải bơm m.áu tích cực hơn nên cảm giác tức thời là khỏe hơn. Tuy nhiên, việc nạp nhiều muối vào cơ thể sẽ để lại những hậu quả lâu dài về vấn đề huyết áp và tim mạch.

Nhiều người cho rằng, nếu chưa thể thay đổi thói quen ăn mặn ngay có thể uống thêm nhiều nước, vận động thật nhiều để tăng cường ra mồ hôi, đào thải muối ra khỏi cơ thể. Theo BS. TS Từ Ngữ, đây là một quan niệm sai lầm.

Khi chúng ta ăn thừa muối, cơ thể cũng tìm cách tăng đào thải natri quá nước tiểu, dẫn tới mất kali, canxi và nhiều khoáng chất khác. Từ đó có thể gây loãng xương, sỏi thận và các rối loạn khác do mất khoáng chất.

Vì thế, dù tăng cường uống nước, tăng cường vận động để tăng đào thải muối khỏi thì cơ thể bạn cũng phải chịu những ảnh hưởng khác. Vận động rất tốt cho việc trao đổi chất cho cơ thể. Nhưng không thể áp dụng cho việc đào thải muối. Khi bạn vận động, ra mồ hôi nhiều thì cơ thể đào thải muối, cũng sẽ đào thải các vi chất khác. Từ đó dẫn đến cơ thể mất nước, thiếu vi chất. Vì thế việc thay đổi chế độ ăn, giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày vẫn rất cần thiết.

Về vấn đề giảm lượng muối có ảnh hưởng đến việc cung cấp đầy đủ iod cho cơ thể hay không? Bs.TS Từ Ngữ cho biết: “Hàm lượng iod cơ thể con người cần rất thấp (khoảng 250 microgram) và có thể được cung cấp đủ thông qua chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm. Bởi vậy, việc thực hiện giảm muối trong chế độ ăn hàng ngày cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc cung cấp iod cho cơ thể. Mọi người cần chú ý việc thực hiện chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *