Trời trở lạnh, phải ngừa đột quỵ

Đột quỵ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nhưng mùa lạnh là thời điểm đột quỵ xuất hiện nhiều nhất, tăng 60% so với các mùa khác.

Đột quỵ là tình trạng suy giảm chức năng của não một cách đột ngột, do mạch m.áu cung cấp cho một vùng nào đó của não gặp vấn đề. Vùng não bị ảnh hưởng không được cung cấp đủ lượng m.áu cần thiết dẫn đến bị tổn thương.

Đột quỵ là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư. Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 600.000 người mới mắc và tái phát đột quỵ, trong đó 160.000 người t.ử v.ong. Tiên lượng của đột quỵ phụ thuộc rất nhiều vào việc sơ cấp cứu và người bệnh có được điều trị sớm hay không.

Hiện nay việc điều trị ngày càng có nhiều tiến bộ, điều này giúp giảm tỉ lệ t.ử v.ong và kéo dài cuộc sống cho người bệnh, nhưng mức độ tàn phế vẫn còn là một thách thức và là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Vì thế, theo các chuyên gia về đột quỵ, việc phòng ngừa đột quỵ vẫn là ưu tiên hàng đầu. Điều quan trọng là hơn 80% trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa được.

Nguyên nhân đột quỵ

Thời gian từ lúc đột quỵ xuất hiện đến khi bắt đầu điều trị là cực kỳ quan trọng (thời gian vàng), quyết định đến sự sống còn của người bệnh cũng như hạn chế tối đa tổn thương não. Người bệnh cần được sớm đưa đến phòng cấp cứu để chụp cắt lớp sọ não. Nếu đột quỵ do thiếu m.áu – nguyên nhân gây ra do cục m.áu đông – cần cho thuốc tan cục m.áu. Thuốc này chỉ có hiệu quả khi được tiêm trong ba giờ đầu tiên kể từ khi triệu chứng đột quỵ xuất hiện. Nếu đột quỵ do xuất huyết – nguyên nhân do c.hảy m.áu trong não – điều trị bao gồm làm giảm huyết áp và chống phù não.

Đột quỵ do thiếu m.áu não cục bộ thường do cục m.áu đông trong tim hay mảng xơ vữa trong mạch m.áu trôi lên não gây tắc mạch não.

Đột quỵ do xuất huyết não xảy ra khi một mạch m.áu trong não bị vỡ, dẫn đến thiếu m.áu cho vùng não do mạch m.áu đó chi phối. Nguyên nhân thường gặp là cơn cao huyết áp, dị dạng mạch não bẩm sinh, rối loạn đông m.áu hoặc bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông.

Dấu hiệu đột quỵ

Đột quỵ thường xảy ra đột ngột với rất ít dấu hiệu báo trước. Những dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ là người bệnh đột ngột bị một hoặc các triệu chứng sau:

– Đột nhiên bị đau đầu dữ dội, choáng váng, mất tri giác, ngủ gà hoặc hôn mê.

– Gặp khó khăn trong diễn đạt hoặc hiểu người khác.

– Bị yếu đột ngột ở một phần cơ thể như mặt, tay, chân.

– Đột nhiên nhìn mờ hoặc nhìn nhòe, có thể chỉ bị ở một bên mắt.

– Tiểu tiện không tự chủ hoặc bí tiểu hoàn toàn.

Khi thấy bất cứ dấu hiệu nào như kể trên phải gọi cấp cứu ngay lập tức. Việc thăm khám và điều trị cần hết sức khẩn trương, đặc biệt trong khoảng ba giờ đầu tiên.

Sơ cứu

Đột quỵ là một tình trạng khẩn cấp, cần gọi cấp cứu 115. Trong khi chờ xe cấp cứu:

– Người nhà cần để bệnh nhân nằm yên, nới rộng quần áo, theo dõi sắc mặt, nhịp thở.

– Nếu bệnh nhân nôn, cần để đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất nôn từ mũi và miệng bệnh nhân.

– Nếu bệnh nhân co giật, cần để bệnh nhân nằm nghiêng. Đề phòng bệnh nhân cắn vào lưỡi bằng cách dùng khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay cán thìa đặt giữa hai hàm răng của bệnh nhân.

Bệnh nhân cần được đưa đến các bệnh viện có trung tâm đột quỵ (tại TP.HCM là Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương, Nhân Dân Gia Định, Nhân Dân 115).

Phòng ngừa đột quỵ

Giảm nguy cơ đột quỵ gồm:

– Kiểm soát huyết áp, giữ mức huyết áp dưới 140/90 mmHg (người đái tháo đường dưới 130/80 mmHg). Không phải ai bị tăng huyết áp cũng có dấu hiệu báo trước, có người hoàn toàn không có triệu chứng gì cho đến khi bị đột quỵ.

– Ngưng hút t.huốc l.á.

– Ăn thức ăn ít mỡ và kiểm tra mỡ trong m.áu định kỳ.

– Thường xuyên vận động, nên tập thể dục như đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày.

– Giảm cân nếu bị béo phì.

– Nếu bị đái tháo đường nên kiểm soát đường thật tốt.

Thời tiết lạnh, người bệnh tim mạch cần mặc đủ ấm khi ra ngoài, tránh thay đổi nhiệt độ quá đột ngột như từ trong nhà ra đường quá vội.

Theo BS NGUYỄN THANH HẢI (Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương)

T.uổi trẻ

Bảo vệ da mùa đông

Da đầu bị chiếm đóng

Một ngày đông ấm áp, da đầu đột nhiên thấy ngứa ngáy khó chịu, có gội xong thì cũng gãi đầu xoành xoạch. Da đầu lại tróc ra từng lớp vẩy trắng xóa như hoa ban. Tóc bị vạ lây, rụng lã chã như lá mùa thu. Tóc mới lên thì lại xoăn tít. Đích thị á sừng đã đổ bộ tới da đầu rồi.

Bọn này thực chất là một lớp nông của da đầu mà toàn bộ nguyên sinh chất bên trong đã bị hóa thành chất sừng. Bình thường á sừng không những chung sống với da đầu vui vẻ hòa thuận mà còn giúp chống lại những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài nữa. Nhưng vào mùa đông, khi những ngày mặc kệ đầu ướt đi dưới cơn mưa lắc rắc, thì da đầu mới bị báo động đỏ. Bọn này đột nhiên trở chứng phát triển thành sừng non, sừng kém chất lượng nên gây bệnh á sừng.

Điều trị bệnh này cũng đơn giản thôi, chỉ cần kiên trì làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Sẽ có loại thuốc đặc trị cho vụ này. Chăm chỉ nạp vitamin A, B, C, E trong các bữa ăn và nhớ sắm cho tóc một cái mũ xinh xinh vừa ấm áp vừa tránh mưa gió nữa nhé!

Da chân- da tay phát tín hiệu S.O.S

Không hiểu sao dạo này lỗ chân lông thô cành cạch, đầu lỗ có nốt gì đen đen gồ lên mặt da. Lông tay, lông chân không tài nào nhú lên được. Báo hại cô chủ hoảng hốt tưởng là mụn nữa chứ vì nặn ra thì thấy có nhân gì i xì mụn trứng cá. Đích thị là do dầy sừng nang lông mà ra.

Đây là một loại sản thượng bì khu trú ở đầu nang lông, hoàn toàn lành tính mà không hề gây cảm giác đau ngứa gì hết. Trừ khi cô chủ nhà ta muốn “thủ tiêu” nốt đen này mà chà xát nhiều hay bôi thuốc linh tinh thôi (làm vậy có thể gây ra mụn mủ hoặc viêm da). Căn bệnh này xuất hiện vào mùa ẩm ướt và khi đã xuất hiện thì cực lì lợm.

Chúng mình cần tránh chà xát mạnh, hạn chế xà phòng vào các vùng nổi sừng. Tốt nhất là nên ăn nhiều hoa quả tươi, uống thêm vitamin C, dầu cá theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Da mặt thở dài xao xác

Mùa đông, thời tiết rất lạnh làm cho da căng phòng hơn, đó chính là nguyên nhân làm cho da bị nẻ. Lớp biểu bì của da lúc này phải chịu nhiệt độ thấp hơn với các mô tế bào dưới da. Những cô nàng gặp thêm mấy chú “đèn pin” nữa sẽ kêu la oai oái.

Anh chàng vệ sĩ bằng mặt nạ vitamin “tươi” sẽ xây đắp “tường thành” cho làn da mình. Chính những cơn gió lạnh buốt là nguyên nhân gây hại cho da. Một chút nước ấm với chiếc khăn sạch sẽ sẽ tạo cảm giác mát mẻ cho da. Nhưng nhớ đừng dừng nước nóng quá để rửa mặt nha. Chỉ hại làm da thêm xấu xí vì nhiệt độ lạnh ngoài trời sẽ làm các lớp biểu bì của da thêm nứt nẻ thôi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *