Trong 10 tháng, Hà Nội phát hiện 1.263 trường hợp nhiễm HIV

Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Lã Thị Lan cho biết, trong 10 tháng năm 2020, Hà Nội ghi nhận thêm 1.263 trường hợp nhiễm HIV.

Tính đến 31/10/2020, Hà Nội đã phát hiện được 29.931 ca nhiễm HIV, chiếm 9,6% số người nhiễm HIV của cả nước. Hà Nội là địa phương có số người nhiễm lớn thứ 2, sau TP Hồ Chí Minh. Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trên 100.000 dân là 294 người/100.000 dân, đứng thứ 12 so với cả nước.

Trong 10 tháng, Hà Nội phát hiện 1.263 trường hợp nhiễm HIV (ảnh minh họa)

Theo bà Lã Thị Lan, trong 10 tháng năm 2020, Hà Nội ghi nhận thêm 1.263 trường hợp nhiễm HIV (giảm so với cùng kỳ năm 2019). Các trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện năm 2020 chủ yếu là nam giới 78,7%; độ t.uổi từ 15 – 25 chiếm 26,3% (tăng 8,1% so với năm 2010). Đường lây nhiễm qua quan hệ t.ình d.ục tiếp tục gia tăng, từ 22,5% (năm 2010) lên 74,5% (năm 2019) và 72,6% (10/2020).

Tỷ lệ lây qua đường m.áu giảm từ 70,5% (năm 2010) xuống 16,9% (năm 2020). Hai nhóm phát hiện nhiều nhất 10 tháng năm 2020 là vợ/chồng/bạn tình người nhiễm HIV (35,2%) và quan hệ t.ình d.ục đồng giới (MSM) 33,1%. Nhóm tiêm chích m.a t.úy chỉ còn 13,1%.

Theo baotintuc, về chương trình điều trị HIV/AIDS cho bệnh nhân, Hà Nội bắt đầu triển khai điều trị ARV từ năm 2004 tại Bệnh viện Đống Đa, với 50 bệnh nhân được điều trị từ 1 dự án do chính phủ Pháp tài trợ. Từ năm 2004 – 2018, nguồn thuốc ARV và các dịch vụ xét nghiệm cho bệnh nhân điều trị ARV được hỗ trợ miễn phí chủ yếu từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, lao và sốt rét…

Bắt đầu từ năm 2019, thuốc ARV và các dịch vụ xét nghiệm được chuyển giao dần từ miễn phí sang thực hiện thanh toán qua nguồn BHYT. Hà Nội đã mở rộng độ bao phủ thẻ BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV trên địa bàn.

Tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV được tiếp cận với ít nhất 1 dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS qua BHYT cũng tăng dần năm 2019 là 1.929 người tại 5 cơ sở, đến 31/10/2020 là 2.259 bệnh nhân tại 13 cơ sở, chiếm 22% tổng số bệnh nhân đang điều trị.

Theo bà Lan, trong thời gian tới, thành phố tiếp tục thực hiện mục tiêu 90-90-90 vào năm 2021 (90% người nhiễm HIV được biết tình trạng nhiễm của bản thân, 90% người chẩn đoán HIV được điều trị ARV, 90% người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế); khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%, giảm tác động của HIV đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô.

Theo kinhtedothi, tính đến ngày 31/10/2019, số trường hợp nhiễm HIV/AIDS hiện còn sống tại Việt Nam 211.981 người và bệnh nhân nhiễm HIV đã t.ử v.ong 103.462 người. Còn 10 tháng năm 2019, cả nước đã phát hiện được 8.479 người nhiễm HIV và 1.496 người nhiễm HIV t.ử v.ong. Số mới phát hiện nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở độ t.uổi 16 – 29 (40,1%) và 30 – 39 (33,8%). Đường lây chủ yếu là quan hệ t.ình d.ục không an toàn (67,2%), qua đường m.áu (16,6%), mẹ sang con (1,8%) và còn lại không có thông tin đường lây truyền.

Người mắc HIV/AIDS được điều trị có t.uổi thọ bao nhiêu?

Nếu tuân thủ điều trị đúng phác đồ, người mắc HIV/AIDS có thể sống thêm 40 đến 60 năm.

Sáng 17-11, tại buổi gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2020, bác sĩ Nguyễn Hữu Hải, Phó trưởng Phòng Điều trị HIV/AIDS, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết: Tính từ thời điểm ghi nhận ca mắc HIV đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1990 đến nay, cả nước đã trải qua hành trình 30 năm ứng phó với dịch HIV/AIDS.

Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS nhân 30 năm này hướng tới chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

30 năm qua, Việt Nam được đ.ánh giá là 1 trong 4 quốc gia cùng với Anh, Đức, Thụy Sĩ có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới. Tỉ lệ người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 96%, góp phần giảm lây nhiễm HIV trong cộng đồng.

Trong hơn 10 năm qua, Việt Nam liên tục đạt 3 giảm: Giảm số người mới nhiễm HIV, giảm số chuyển sang AIDS và giảm số t.ử v.ong liên quan đến HIV/AIDS, kiểm soát tỉ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,3%.

Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã dự phòng cho khoảng 500.000 người không bị lây nhiễm HIV và 200.000 người không bị t.ử v.ong do AIDS.

Được biết, sau 30 năm được phát hiện nhiễm HIV, người đầu tiên ở Việt Nam nhiễm HIV được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM vẫn sống khoẻ mạnh nhờ tuân thủ điều trị.

Qua đó, bác sĩ Hải cũng cho hay, người nhiễm HIV/AIDS được điều trị sớm, tuân thủ điều trị và t.uổi thọ của họ gần như người bình thường, có thể kéo dài từ 40 đến 60 năm. Để giảm bớt chi phí, người bệnh có thể mua và sử dụng Bảo hiểm y tế trong quá trình điều trị lâu dài.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *