Trong kỳ k.inh n.guyệt, chuyên gia cảnh báo có 4 loại nước không nên uống vì có thể làm tổn thương tử cung và mệt mỏi

Trên tờ Insider, nhà nội tiết học Rocio Salas-Whalen, công tác tại NewYork, Mỹ đã chỉ ra có 4 loại đồ uống chị em không nên dùng ngay trước hoặc trong kỳ k.inh n.guyệt nếu không muốn tình trạng cơ thể trở nên trầm trọng.

Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe, chúng có chức năng loại bỏ độc tố trong cơ thể, giúp vận chuyển dinh dưỡng. Trong những ngày k.inh n.guyệt, nước còn nắm vai trò quan trọng hơn nữa khi giúp điều hòa k.inh n.guyệt, tăng m.áu kinh, cải thiện tình trạng m.áu kinh ra ít.

Tuy nhiên, không phải loại nước nào cũng tốt cho kỳ “đèn đỏ” của bạn. Tiêu thụ một số loại đồ uống ngay trong thời điểm này còn làm chị em đối mặt với chuột rút, đầy hơi hoặc làm tử cung bị tổn thương.

Trên tờ Insider, nhà nội tiết học Rocio Salas-Whalen, công tác tại NewYork, Mỹ đã chỉ ra có 4 loại đồ uống chị em không nên dùng ngay trước hoặc trong kỳ k.inh n.guyệt nếu không muốn tình trạng cơ thể trở nên trầm trọng.

4 loại đồ uống không thích hợp cho kỳ k.inh n.guyệt

1. Đồ uống có chứa caffeine

Tiến sĩ Rocio Salas-Whalen khuyên chị em phụ nữ hãy cắt giảm lượng caffeine tiêu thụ trong những ngày “đèn đỏ”, nếu trước đây bạn uống 3 tách cà phê mỗi ngày thì giờ chỉ nên sử dụng 1 tách.

Bà Rocio cho rằng, việc lạm dụng quá nhiều caffeine ngay trước và trong kỳ k.inh n.guyệt sẽ làm tăng số lần bị chuột rút và gây ra thu hẹp mạch m.áu, điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng chuột rút của chị em trong những ngày này.

Việc lạm dụng quá nhiều caffeine ngay trước và trong kỳ k.inh n.guyệt sẽ làm tăng số lần bị chuột rút.

2. Ăn đồ uống lạnh

Trong thời kỳ k.inh n.guyệt, tử cung của phụ nữ đang phải hoạt động nhiều nên dễ tổn thương, đồng thời lúc này cơ thể đang ở trong trạng thái điều chỉnh hormone, thời điểm này nếu chị em sử dụng đồ uống lạnh sẽ dẫn đến tình trạng khí huyết bị ứ trệ, gây rối loạn nội tiết. Đồng thời, tử cung có thể bị kích thích bởi đồ uống lạnh và gây ra những cơn đau bất thường.

3. Sữa, sữa chua và sinh tố nhiều đường

Tiến sĩ Salas-Whalen lưu ý rằng tiêu thụ nhiều sữa trong kỳ k.inh n.guyệt không phải là ý tưởng tốt nhất bởi vì sữa có thể gây ra chuột rút.

Thêm vào đó, bà Cathy Posey, một chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ với tờ Insider rằng: Nhiều loại sữa chua và sinh tố có thể được làm ngọt bằng đường nhân tạo, gây ra các tác dụng phụ khi tiêu thụ đường trong kỳ k.inh n.guyệt, chẳng hạn như thay đổi tâm trạng và đầy hơi.

4. Đồ uống chứa nhiều đường

Bà Cathy Posey cảnh báo những loại đồ uống chứa nhiều đường là thứ cần phải tránh xa khi trong những ngày “đèn đỏ” bởi vì: Lượng đường tinh luyện có thể khiến cơ thể bạn giữ lại natri và nước, làm tăng đầy hơi. Ngoài ra, việc nạp nhiều carbohydrate và đường tinh chế có thể khiến bạn thay đổi cảm xúc thất thường.

Những loại đồ uống chứa nhiều đường là thứ cần phải tránh xa khi trong những ngày “đèn đỏ”.

“Khi uống đồ uống ngọt, lượng đường của bạn sẽ tăng cao sau đó giảm đi nhanh chóng, đó là lý do vì sao tâm trạng của bạn có thể xấu đi nhanh chóng trong ngày k.inh n.guyệt”, nữ chuyên gia dinh dưỡng nói.

Vậy trong kỳ k.inh n.guyệt phụ nữ nên uống loại nước nào?

Trên thực tế, loại nước tốt nhất cho chị em để uống vào ngày “đèn đỏ” nhất chính là nước lọc. Trung bình mỗi ngày cơ thể mỗi người cần đến 1,5 lít nước từ thực phẩm, đồ uống… Nhưng bạn không nên uống quá nhiều nước trong một lúc mà nên chia nhỏ thành từng đợt.

Vận động hoặc người chơi thể thao nên uống nhiều nước hơn.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, trong quá trình uống, chị em nên uống từng ngụm nhỏ để nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch m.áu và thỏa mãn nhu cầu khát của cơ thể bị thiếu nước. Không nên uống nước trước khi đi ngủ.

Nước dù có vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng m.áu kinh của phụ nữ, tuy nhiên trong thời điểm này không phải uống nước như thế nào cũng tốt, chị em hãy ghi nhớ những lưu ý trên đây để tránh ảnh hưởng đến cơ thể.

4 Mẹo đơn giản để tránh thiếu sắt

Cục Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm Ấn Độ (FSSAI) gần đây đã đề xuất một số mẹo hữu ích để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt trong cơ thể.

Thiếu sắt trong cơ thể có thể dẫn đến lượng hồng cầu thấp bất thường vì sắt cần thiết để tạo ra hemoglobin, một loại protein trong hồng cầu. Nếu không có đủ hemoglobin, các mô và cơ không thể nhận đủ lượng oxy cần thiết và hoạt động hiệu quả dẫn đến thiếu m.áu, theo Indian Express Limited.

Cục Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm (FSSAI) gần đây đã chia sẻ một số thủ thuật hữu ích để ngăn chặn tình trạng thiếu sắt trong cơ thể, như một phần của Poshan Maah 2020. “Thiếu sắt thường xảy ra nhất trong thời kỳ k.inh n.guyệt, mang thai và thời thơ ấu”, tổ chức này viết trên trang Twitter của họ.

Bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt như cua biển, tôm, cá thu, trai, hàu, cá mòi… để bổ sung chất sắt cho cơ thể. Ảnh: NHẬT LINH

Làm thế nào để tránh thiếu sắt

Dưới đây là một số mẹo mà FSSAI đề xuất:

– Chuẩn bị bữa ăn bằng thực phẩm tăng cường chất sắt

– Tránh uống trà và cà phê trong bữa ăn

– Ăn nhiều trái cây và rau quả giàu chất sắt

– Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn để hấp thu chất sắt tốt hơn

Các triệu chứng của thiếu sắt

Bộ trưởng Y tế Liên hiệp, tiến sĩ Harsh Vardhan đã chỉ ra một số triệu chứng của thiếu sắt như: mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, khó thở, tim đ.ập nhanh và tóc rụng.

Ông khuyên: “Để chống lại các triệu chứng của thiếu m.áu do thiếu sắt (IDA) bằng cách tiêu thụ các thực phẩm được tăng cường như gạo, bột mì và muối tăng cường kép, chúng rất giàu chất sắt.”

Thực phẩm giàu chất sắt

Theo redcrossblood.org, thực phẩm chứa sắt có 2 loại: sắt heme và sắt non-heme. Sắt heme được tìm thấy trong thịt, cá, gia cầm và được cơ thể hấp thụ dễ dàng nhất. Mặt khác, sắt non-heme được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây, rau và các loại hạt nhưng chỉ có 2 đến 10% lượng sắt tiêu thụ được hấp thụ. Thực phẩm giàu vitamin C cũng có thể giúp hấp thu sắt tốt hơn, tuy nhiên nó không phải heme, theo Indian Express Limited.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *