Trực thăng cấp cứu kịp thời ngư dân bị chấn thương sọ não tại Trường Sa

Ngày 18-10, Bệnh viện Quân y 175 cho biết ngư dân N.V.C. (30 t.uổi) bị đa chấn thương khi đang đ.ánh bắt hải sản trên vùng biển Trường Sa đã vượt qua cơn nguy kịch sau 3 ngày nỗ lực cứu chữa.

Ngư dân C. được đưa từ đảo Trường Sa về đất liền bằng trực thăng – Ảnh: THẢO LÊ

Trước đó vào khoảng 20h ngày 12-10, khi ngư dân C. đang kéo lưới đ.ánh bắt hải sản thì bất ngờ dây tời bị đứt rồi va đ.ập mạnh vào mặt.

Theo người thân của ngư dân C., vị trí lúc ngư dân C. gặp nạn là giữa biển, cách xa đảo Trường Sa nên đến 21h30 ngày 14-10 ngư dân C. mới chuyển đến Bệnh xá đảo Trường Sa.

Tại đây, bước đầu các bác sĩ chẩn đoán ngư dân C. bị đa chấn thương gồm: chấn thương sọ não, gãy hở xương hàm trên, gãy xương đòn, gãy xương bả vai trái, nhãn cầu mắt phải bị tổn thương, mặt sưng nề…

Nhanh chóng, Bệnh xá đảo Trường Sa đã thực hiện các bước sơ cấp cứu ban đầu, đồng thời hội chẩn qua hệ thống Telemecidine (chẩn đoán từ xa) với các y bác sĩ Bệnh viện Quân y 175.

Nhận thấy tình trạng ngư dân C. vượt khả năng điều trị của Bệnh xá đảo Trường Sa, Tổ cấp cứu đường không Bệnh viện Quân y 175 phối hợp cùng Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 đưa ngư dân C. về đất liền vào lúc 19h10 ngày 15-10.

Sau 3 ngày điều trị tích cực, hiện ngư dân C. đã vượt qua cơn nguy kịch, tuy nhiên con mắt bên phải không giữ được vì thời gian n.hiễm t.rùng quá lâu.

“Khi có mệnh lệnh, chúng tôi sẵn sàng”

Đây là chia sẻ của đại tá Đỗ Thanh Hồng – Trung đoàn trưởng Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 – khi kịp thời chuyển bệnh nhân C. vào Bệnh viện Quân y 175 tiếp tục cứu chữa, điều trị.

Theo đại tá Hồng, bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ Tổ Quốc thì các chiến sĩ thuộc Quân chủng Phòng không – không quân phải phục vụ đời sống cho người dân đang sống và làm việc ngoài biển đảo.

Theo tuoitre

Gặp nạn khi đang lặn sâu, hai ngư dân nguy kịch

Đang lặn ở độ sâu 20m đ.ánh bắt hải sản trên vùng biển quần đảo Trường Sa, hai ngư dân không may bị giảm áp rơi vào nguy kịch. Tổ cấp cứu đường không của Bệnh viện Quân Y 175 đã đáp chuyến bay ra đảo đưa nạn nhân về đất liền điều trị.

Hai ngư dân được trực thăng chuyển từ đảo vào đất liền cấp cứu

Ngày 9/6, Bệnh viện Quân Y 175 cho biết, tại đây vừa tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho hai ngư dân bị tai nạn khi đang đ.ánh bắt hải sản trên vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo đó, ngày 8/6, ngư dân Trần V. (31 t.uổi) và ngư dân Đặng Tr. (27 t.uổi, cùng quê Bình Thuận) đang lặn sâu 20m tại quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa thì bất ngờ bị giảm áp phải chuyển đến Bệnh xá đảo Phan Vinh cấp cứu.

Qua thăm khám nhanh các bác sĩ xác định, bệnh nhân đều trong tình trạng giảm huyết áp, đau nhức 2 chân, mệt mỏi, ý thức lức lơ mơ. Riêng ngư dân Đặng V. bị tổn thương đa cơ quan nặng, nếu không xử lý kịp thời sẽ rơi vào tình trạng trụy tim mạch, nguy cơ t.ử v.ong rất cao. Các y bác sĩ tại Bệnh xá đảo Phan Vinh đã cấp cứu tích cực, cho bệnh nhân thở ô xy, truyền dịch và nâng huyết áp.

Tổ cấp cứu đường không, đưa bệnh nhân về Bệnh viện Quân Y 175 điều trị

Sau khi hội chẩn với đất liền, xác định tình trạng của người bệnh cần được cấp cứu, điều trị chuyên sâu, chiều cùng ngày, chiếc trực thăng số hiệu VH 8619 thuộc Binh đoàn 18 đã đưa tổ cấp cứu đường không, bệnh viện Quân Y 175 ra đảo Phan Vinh đưa hai bệnh nhân vào đất liền. Lúc 0h15 ngày 9/8, cả hai bệnh nhân được chuyển về đất liền và đưa vào bệnh viện Quân Y 175 để điều trị.

Giảm áp được xem là một căn bệnh cấp tính, nguy hiểm, thường gặp ở ngư dân hoặc thợ lặn. Bệnh nhân có thể bị nạn khi đối đầu với cá dữ, bị đá đè, thiếu hụt khí thở… khi đang lao động dưới nước. Giảm áp có thể gây t.ử v.ong hoặc để lại di chứng tàn phế suốt đời. Bệnh xuất hiện do nạn nhân lặn xuống quá sâu nhưng lại ngoi lên quá nhanh gây ra biến đổi đột ngột về sự hoà tan khí trong m.áu. Hậu quả của tình trạng trên hình thành các bóng khí trong m.áu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng nạn nhân.

Giảm áp được xem là bệnh nghề nghiệp rất nguy hiểm ở ngư dân và thợ lặn

Bệnh nhân bị giảm áp nhẹ thường có biểu hiện ngứa da và đau khớp ngay sau khi lên bờ; các ban xuất huyết trên da nổi vằn tím đỏ rất điển hình và dễ phát hiện; khớp đau thường là đau ở khớp cổ tay, khuỷu, gối, háng, cổ chân làm suy giảm vận động, gia tăng căng thẳng, lo âu. Những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị liệt nửa người, bị liệt hai chi dưới. Đây là biểu hiện não và tủy sống đang bị tắc mạch m.áu do bọt khí quá lớn. Bệnh nhân có thể bị xuất huyết phổi, nhồi m.áu cơ tim, sốc và t.ử v.ong nếu không cấp cứu kịp thời.

Vân Sơn

Theo Dân trí

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *