Do triệu chứng của hai căn bệnh này quá đỗi giống nhau nên cả nhà cậu bé đều tưởng nhầm là vô hại, tới lúc trở nặng đi khám thì đã quá muộn…
Theo tờ QQ đưa tin, chàng trai 18 t.uổi Xiao An (người Trung Quốc) hiện là một học sinh trung học đang chuẩn bị bước vào cuộc vượt vũ môn quan trọng trong đời, đó là kỳ thi đại học. Cậu rất chăm chỉ và dành rất nhiều thời gian ngồi học, kể cả là ở nhà hay trên lớp. Mọi chuyện ắt sẽ rất suôn sẻ nếu như không có biến cố gì ập đến.
Trong nửa đầu năm nay, Xiao bỗng thấy đau h.ậu m.ôn và đi đại tiện ra m.áu. Ban đầu cậu bé và bố mẹ cho rằng chắc do ngồi học quá nhiều nên đã bị bệnh trĩ. Bản thân Xiao cũng rất ngại đi khám nên quyết định “sống chung với lũ” cho qua kỳ thi đã. Thế nhưng, căn bệnh cứ ngày một giày vò khiến Xiao không thể chịu được nữa nên đành phải nhập viện.
Qua nhiều công tác chẩn đoán, các bác sĩ tuyên bố cậu đã mắc phải ung thư trực tràng. Khi nghe tin, Xiao lẫn bố mẹ đều rất bàng hoàng bởi không lý nào mà cậu lại mắc căn bệnh đó ở độ t.uổi trẻ thế này. Nhưng nguy hiểm hơn cả, chính cả nhà đã nhầm lẫn với bệnh trĩ khiến việc phát hiện bệnh rất trễ. Hiện giờ số phận của cậu không biết sẽ đi về đâu trước tình hình oái oăm này…
Ung thư trực tràng nguy hiểm thế nào?
Theo dữ liệu của Trung tâm Ung thư Chiết Giang công bố, tỷ lệ mắc ung thư trực tràng đang ngày một tăng mạnh với tốc độ 1,7% mỗi năm. Nó chỉ xếp sau ung thư phổi, ung thư vú và ung thư tuyến giáp. Trung bình cứ mỗi 1,5 phút là có 1 người được chẩn đoán là mắc ung thư trực tràng.
Ung thư trực tràng còn có tỷ lệ t.ử v.ong rất cao với 5 phút lại có 1 người t.ử v.ong vì nó. Do đó có thể nói, đây là một căn bệnh rất khủng khiếp nhưng nhiều người lại hay bỏ qua các triệu chứng ban đầu của nó. Bởi về cơ bản, dấu hiệu của bệnh trĩ và ung thư trực tràng giống nhau ở chỗ, nó cùng có m.áu trong phân khi đi đại tiện.
Ung thư trực tràng và bệnh trĩ khác nhau ở đ.iểm gì?
Lý do tại sao nhiều bệnh nhân bị ung thư trực tràng nhưng lại không đi khám và điều trị sớm là do, họ nhầm lẫn với bệnh trĩ. Dân gian Trung Quốc hay kháo nhau rằng, “10 người đàn ông thì 9 người bị trĩ” đã cho thấy sự phổ biến thế nào của căn bệnh này, nhất là dân văn phòng hay ngồi nhiều.
Sự khác biệt lớn nhất giữa ung thư trực tràng và bệnh trĩ là ở m.áu trong phân. Cụ thể, tuy cả hai cũng đều có hiện tượng xuất hiện m.áu trong phân nhưng m.áu do bệnh trĩ có màu đỏ tươi, còn m.áu do ung thư trực tràng lại có màu đỏ thẫm. Ngoài ra, m.áu trong phân do ung thư trực tràng thường có thêm dịch nhầy mà bệnh trĩ không xuất hiện.
Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư trực tràng sẽ có những thay đổi rõ ràng trong thói quen đại tiện, chẳng hạn như tăng tần suất đi tiêu, tăng mức độ đau bụng… Trong khi bệnh nhân trĩ nói chung hầu như không hề thay đổi thói quen hay giờ giấc đi đại tiện.
Thêm vào đó, bệnh nhân ung thư trực tràng cũng xuất hiện nhiều triệu chứng như sụt cân, mệt mỏi và suy nhược. Nguyên nhân là do các khối u đã tiêu thụ đi năng lượng và các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Ở giai đoạn đầu của ung thư trực tràng, bệnh nhân cũng hay bị đau ở h.ậu m.ôn – điều mà cậu bé Xiao nhầm tưởng là bệnh trĩ.
Tóm lại, dù là bệnh trĩ hay ung thư trực tràng thì mọi người cũng nên đi viện khám ngay nếu có triệu chứng. Bệnh phát hiện càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi lại càng cao, đừng sợ ngại hay xấu hổ mà giấu bệnh, để rồi khi đã quá muộn thì hối cũng chẳng kịp.
Theo QQ/toquoc.vn
Bác sĩ đưa ra những cảnh báo dấu hiệu ung thư trực tràng
Thời gian vừa qua, nhiều bệnh nhân bị ung thư trực tràng đến bệnh viện điều trị khi đã quá muộn, dẫn đến hiệu quả thấp. Các bác sĩ chỉ ra những dấu hiệu giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời hơn.
Ngày 30/12, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, đại diện bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết, vừa qua, nhiều bệnh nhân bị ung thư trực tràng đến bệnh viện cấp cứu khi triệu chứng bệnh trở nặng.
Điển hình, mới đây bà T.T.N (SN 1951, ngụ TP.HCM) đã được các bác sĩ phẫu thuật thành công loại bỏ ung thư ruột già.
Với tình trạng đau tức bụng dưới một thời gian vài tháng, tiêu chảy thường xuyên, bà N. nghĩ đó là biểu hiện thông thường của đường tiêu hóa nên không đi kiểm tra. Đến khi đi cầu phân lỏng, kèm ít nhầy m.áu, bà mới vào bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn khám.
Hình ảnh chụp CT cho thấy khối u đại tràng.
Các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa đã khám, xét nghiệm m.áu, nội soi, chụp CT bụng, phát hiện có nhiều polyp nhỏ (một khối dạng bướu lòng ruột) rải rác trong ruột già và 1 polyp to ở đoạn cuối ruột già gây ra ung thư.
Bệnh nhân được thực hiện thủ thuật nội soi ruột già không đau cắt bỏ toàn bộ polyp nhỏ và phẫu thuật nội soi cắt đoạn ung thư ruột già. Sau mổ vài ngày, bệnh nhân ăn uống được, đi cầu tốt, sức khỏe ổn định và được xuất viện.
Khối u đại tràng khủng sau khi phẫu thuật.
BS Hồ Anh Tú, khoa Tiêu hóa, bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết: “Trường hợp của bà N. là một ung thư phát hiện ở giai đoạn muộn vì đi khám trễ, giảm khả năng kéo dài sự sống sau mổ và dễ gây ra các biến chứng như tắc ruột, xuất huyết ruột già hoặc di căn xa”.
Ở giai đoạn sớm, ung thư trực tràng thường không có triệu chứng rõ ràng.
Khi có rối loạn đi cầu như táo bón, tiêu chảy thường xuyên, phân dẹt, đi cầu ra m.áu, đau bụng, sụt cân, thiếu m.áu thứ phát do mất m.áu mạn, đi tiêu ra m.áu,…
Triệu chứng tắc nghẽn như buồn nôn và nôn, khó đi tiêu nên tới các bệnh viện có chuyên khoa Tiêu hóa, có phương tiện chẩn đoán như nội soi tiêu hóa, CT để phát hiện ung thư sớm và có các đơn vị như Nội soi tiêu hóa để cắt Polyp, Ung bướu, Phẫu thuật nội soi nhằm điều trị hiệu quả nhất.
Người bình thường từ 45 – 50 t.uổi nên tầm soát bệnh định kỳ.
Bên cạnh đó, những thành viên gia đình cùng huyết thống với bệnh nhân nên đi tầm soát polyp và ung thư ruột già sớm hơn người bình thường. Vì polyp hoặc ung thư ruột già có tính chất gia đình cao (khoảng 30%).
Theo nguoiduatin