Tôi muốn tiêm vaccine Covid-19 nhưng t.iền sử bị dị ứng, cần khám sàng lọc như thế nào và lưu ý điều gì?
Những người dị ứng nhẹ, không đến mức độ phản vệ, xếp vào nhóm trì hoãn, cẩn trọng khi tiêm vaccine Covid-19, tiêm tại bệnh viện và theo dõi sát sao, thận trọng. Như vậy, trường hợp dị ứng nào thì có thể tiêm, trì hoãn hoặc không được tiêm? (Hoa, 25 t.uổi, Hà Nội)
Trả lời:
Tại Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 của Bộ Y tế, quy định người có t.iền sử dị ứng với các dị nguyên là đối tượng thận trọng tiêm chủng. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp có t.iền sử dị ứng đều chống chỉ định tiêm phòng.
Khi đi tiêm vaccine, bạn nên trả lời bác sĩ sàng lọc 4 câu hỏi: Đầu tiên, có t.iền sử dị ứng nặng với thuốc sử dụng đường tiêm không (tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da); thứ hai là có t.iền sử dị ứng nặng với vaccine không; thứ ba, có t.iền sử dị ứng nặng với các dị nguyên khác không (thức ăn, nọc côn trùng, latex…); cuối cùng, bạn có t.iền sử dị ứng tức thì (trong vòng 4 tiếng sau khi sử dụng) hoặc dị ứng nặng với polyethylene glycol (PEG), polysorbate hay dầu thầu dầu polyoxyl 35 trong thuốc dùng đường tiêm hoặc vaccine không.
Vaccine Covid-19 không chứa gelatin, không chứa trứng, không chứa latex nên bạn không cần lo sợ khi chỉ dị ứng nhẹ với các thành phần nêu trên.
Nếu bạn có t.iền sử dị ứng nhẹ với thức ăn, thuốc, nọc côn trùng, thậm chí t.iền sử dị ứng nhẹ với vaccine khác (không chứa thành phần giống với vaccine Covid-19), đồng nghĩa bạn nguy cơ thấp dị ứng vaccine Covid-19.
Những người mắc bệnh mastocytosis hoặc bệnh hoạt hóa tế bào Mast, hen phế quản ổn định, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng cơ địa, cũng ít có nguy cơ dị ứng vaccine Covid-19. Những người này, tiêm vaccine theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Những người có t.iền sử phản vệ không rõ nguyên nhân hoặc với vaccine (không chứa thành phần giống với thành phần vaccine Covid-19), thuốc đường tiêm không chứa PEG hoặc polysorbate; những người có t.iền sử phản vệ mức độ nhẹ với thuốc, thức ăn, nọc côn trùng, latex; được tiêm vaccine theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và ở lại theo dõi tại điểm tiêm 30 phút sau tiêm.
Những người có t.iền sử phản vệ với vaccine Covid-19 hoặc PEG, hoặc polysorbate trong thành phần của vaccine Covid-19, cần phải tham vấn bác sĩ dị ứng trước khi tiêm. Bác sĩ chuyên khoa dị ứng sau khi đ.ánh giá lâm sàng có thể thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên khoa để xác định tình trạng dị ứng, từ đó quyết định bạn có được tiêm hay không và tiêm theo phương pháp nào để đảm bảo an toàn.
PGS. TS. BS Hoàng Thị Lâm
Trưởng bộ môn Dị ứng Miễn dịch lâm sàng, trường Đại học Y Hà Nội
Trưởng khoa Dị ứng Miễn dịch và Da liễu, Bệnh viện E
Bị dị ứng sau tiêm vaccine mũi một có được tiêm mũi hai?
Tôi đã tiêm vaccine Moderna mũi một. Sau tiêm trong hai tuần đầu hầu như không có phản ứng gì. Sang đến tuần thứ ba, tôi mới bị sốt nhẹ 37,8 độ C.
Sau đó tôi bị dị ứng, lúc thì sưng môi, lúc bị sưng mí mắt, ngứa vùng mặt, đầu, lưng và tay. Đặc biệt luôn bị dị ứng về đêm, gây mất ngủ. Dị ứng nhiều trong tuần thứ ba, hiện nay đã qua tuần thứ 4, dị ứng đã giảm gần hết hẳn, chỉ còn 1, 2 nốt ngứa đỏ ở cánh tay. Vậy tôi có thể tiêm mũi thứ hai vaccine Moderna được không? (Nguyễn Việt Cường, 61 t.uổi, 29 Liễu Giai, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội)
Trả lời:
Sau tiêm vaccine Moderna 3 tuần, bác xuất hiện biểu hiện dị ứng. Nếu không có t.iền sử tiếp xúc với bất kỳ dị nguyên nào khác, rất có thể bác đang bị phản ứng dị ứng muộn với vaccine Moderna.
Theo hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng mới nhất, được Bộ Y tế ban hành ngày 10/8, những trường hợp có t.iền sử rõ ràng bị dị ứng (phản vệ) với vaccine phòng Covid-19 mũi một thì sẽ chống chỉ định tiêm mũi hai cùng loại đó.
Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Minh Điền
Phó giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch và Tư vấn tiêm chủng vaccine
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương