Trường Tiểu học bán trú “A” Long Thạnh đẩy mạnh cải thiện chất lượng bữa ăn học đường

Hiện nay, chất lượng bữa ăn học đường là vấn đề được phụ huynh và nhà trường quan tâm. Đặc biệt, đối với học sinh bậc tiểu học, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc chăm sóc dinh dưỡng hợp lý là một yêu cầu thiết yếu.

Học sinh Trường tiểu học bán trú “A” Long Thạnh rất thích thú với những món ăn có đầy đủ dinh dưỡng

Tuy vậy, tại các trường tiểu học, việc mang đến bữa ăn ngon, đa dạng, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn là một thách thức lớn. Bên cạnh những khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ bán trú tại các trường vẫn chưa qua đào tạo chuyên môn về dinh dưỡng, chủ yếu xây dựng thực đơn dựa trên kinh nghiệm cá nhân và tình hình thu chi hàng tháng.

Dự án “Bữa ăn học đường” với Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đóng góp giải pháp thiết thực cho nhà trường trong công tác xây dựng thực đơn bán trú hợp lý. Dự án do Công ty Ajinomoto Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) phối hợp triển khai từ năm 2012.

Phần mềm cung cấp một ngân hàng thực đơn đa dạng với 120 bộ thực đơn và 360 món ăn không lặp lại cho bữa trưa bán trú cân bằng dinh dưỡng theo nhu cầu lứa t.uổi. Các trường tiểu học có thể tự tạo thực đơn mới bằng cách kết hợp các món ăn có sẵn trong thực đơn hoặc từ nguồn nguyên liệu phổ biến tại địa phương. Phần mềm hỗ trợ nhà trường tính toán và quản lý hiệu quả chi phí bán trú.

Tại An Giang, thông qua hội nghị triển khai phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng, dự án đã được triển khai đến 23 trường tiểu học bán trú trên toàn tỉnh từ tháng 8-2017. Trường Tiểu học bán trú “A” Long Thạnh (TX. Tân Châu) là một trong những đơn vị tiên phong áp dụng tích cực những nội dung của dự án trong công tác bán trú.

Xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp

Hiểu được tầm quan trọng của bữa ăn học đường, Trường Tiểu học bán trú “A” Long Thạnh đã nỗ lực triển khai dự án. Có mặt tại trường ngay giờ ăn, hơn 700 học sinh ăn cơm rất ngon miệng và thích thú. Em Hồ Lê Quỳnh Mai (học sinh lớp 5C) chia sẻ: “Mấy cô nấu ăn rất ngon và bổ dưỡng với nhiều loại thịt, rau, củ con rất thích”. Cô Nguyễn Thị Ngọc Hà (Bếp trưởng” cho biết: “Trước đây phải bỏ rất nhiều thời gian chọn thực phẩm, lên thực đơn. Được Ban Giám hiệu chia sẻ thực đơn dinh dưỡng mới, có 360 món ăn có sẵn đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp mọi lứa t.uổi chúng tôi rất an tâm”.

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Hương chia sẻ: “Du đa thưc hiên mô hinh ban tru hơn 10 năm nhưng trương vân găp kho trong viêc lên thưc đơn, chi dưa vao kinh nghiêm, chưa đinh lương. Bưa ăn chưa đa dang cac mon ăn va chưa cân băng dinh dương, đăc biêt la đa sô cac be không thich ăn rau, cu va ăn đa dang cac loai thưc phâm. Tư khi thực hiện dư an, chung tôi rât mưng vi dư an giup nha trương giai quyêt nhưng kho khăn trên, gop phân cai thiên tinh trang sưc khoe va dinh dương cua hoc sinh”.

Với tổng số học sinh bán trú 760 em, Trường Tiểu học bán trú “A” Long Thạnh đã xây dựng kế hoạch rõ ràng trong việc sử dụng những thực đơn cân bằng dinh dưỡng mà Phần mềm cung cấp. Bước đầu áp dụng thực đơn của dự án chỉ từ 1 ngày trong tuần, dần dần tăng dần số ngày áp dụng. Đến nay, trường đã sử dụng thành thạo phần mềm và áp dụng thực đơn tất cả các ngày trong tuần.

Cô Hương cho biết: “Nhiêu em trươc đây chi biêt ăn trưng, thit, không biêt ăn ca hay rau thi giơ đa biêt ăn đa dang thưc phâm, tư đo tac đông đên thoi quen ăn uông cua cac em, giup cac em co thoi quen ăn uông lanh manh hơn, gop phân nâng cao tâm voc cua cac em trong tương lai”. Trong suốt quá trình triển khai, đại diện ban dự án- Công ty Ajinomoto Việt Nam đã đến thăm, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc để nhà trường sử dụng thành thạo phần mềm.

Tăng cường giáo dục kiến thức dinh dưỡng cho học sinh

Áp phích minh họa “3 phút thay đổi nhận thức”, một nội dung trọng tâm khác của dự án cũng được nhà trường triển khai hiệu quả. Trước mỗi giờ ăn, các em học sinh được giới thiệu thực đơn và lợi ích dinh dưỡng của thực phẩm trong thực đơn. Nhà trường còn in và treo bộ áp phích cỡ lớn tại khu vực đông học sinh qua lại và vui chơi trong khuôn viên nhà trường. Trong suốt quá trình dùng bữa, cán bộ bán trú thường xuyên quan sát và động viên học sinh ăn đa dạng nhiều chủng loại thực phẩm, đặc biệt là rau củ-nguồn cung cấp vi chất dinh dưỡng dồi dào.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lý Thanh Tú chia sẻ: “Viêc xây dưng bưa ăn hoc đương cho cac chau tai cac trương ban tru không chi phu huynh, ma nganh giao duc rât quan tâm. Vi thê khi co Dư an “Bưa ăn hoc đương” do Bô Giao duc va Đao tao giơi thiêu, chúng tôi đa tô chưc hôi nghi chia se cho cac trương co tô chưc ăn ban tru. Đên nay đa co 23 trương ban tru thưc hiên phân mêm dinh dương cho cac em. Vơi sư hô trơ cua phân mêm, chung tôi xây dưng đươc bưa ăn ngon phu hơp cho cac em”.

Thật vậy, thông qua việc áp dụng những nội dung của Dự án “bữa ăn học đường” trong công tác bán trú, Trường Tiểu học bán trú “A” Long Thạnh đã ghi nhận được nhiều tín hiệu đáng mừng. Các em học sinh dần thay đổi thói quen ăn uống, ăn nhiều rau, củ và đa dạng thực phẩm.

Tính đến tháng 8-2019, dự án đã được triển khai áp dụng tại 3.132 trường tiểu học tại 52 tỉnh, thành phố toàn quốc. Ban dự án hy vọng trong thời gian sắp tới, “Bữa ăn học đường” sẽ được triển khai sâu rộng hơn nữa tại các trường tiểu học bán trú tại An Giang cũng như các tỉnh, thành phố còn lại, góp phần cải thiện tầm vóc và trí tuệ cho thế hệ tương lai của đất nước.

KIM CHÂU

Theo baoangiang

Cùng giám sát an toàn thực phẩm bếp ăn trường học

Trước những bất an về chất lượng bữa ăn học đường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến khích phụ huynh tham gia vào việc giám sát công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại các nhà trường.

Nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội cũng đã tạo điều kiện để phụ huynh học sinh tham gia giám sát, quản lý bếp ăn. Đây là việc làm cần thiết, tăng thêm lực lượng ngăn chặn thực phẩm không bảo đảm an toàn tuồn vào trường học.

Ban Chỉ đạo An toàn, vệ sinh thực phẩm huyện Đông Anh kiểm tra an toàn thực phẩm tại một trường học trên địa bàn.

Thêm lực lượng kiểm soát

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), số vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại trường học chỉ chiếm khoảng 3,7% tổng số các vụ ngộ độc thực phẩm trung bình hằng năm. Tuy nhiên, khi ngộ độc thực phẩm xảy ra ở trường học, số người bị mắc khá lớn. Hơn nữa, những người bị ngộ độc chủ yếu là trẻ nhỏ, có sức đề kháng yếu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Chính vì vậy, những vụ việc xảy ra liên quan tới vấn đề mất an toàn, vệ sinh thực phẩm học đường luôn gây lo lắng cho các bậc phụ huynh và khiến dư luận bức xúc.

Để phụ huynh an tâm về bữa ăn của con em mình, Trường Tiểu học Ái Mộ A (quận Long Biên, Hà Nội) đã quyết định để phụ huynh cùng được tham gia vào khâu kiểm soát thực phẩm của nhà trường. Chị Nguyễn Thanh Hà, thành viên Ban phụ huynh của nhà trường cho biết, giờ đây Ban phụ huynh có thêm một việc mới là cùng với Ban Giám hiệu nhà trường kiểm tra và nhận thực phẩm được đưa vào bếp ăn. Việc công khai, minh bạch nguồn thực phẩm cung cấp cho bếp ăn của trường, giúp phụ huynh yên tâm hơn. Điều quan trọng, Ban phụ huynh sẽ trở thành một kênh giám sát, hỗ trợ nhà trường trong công tác bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh thực phẩm trường học.

Tại Trường Tiểu học Đền Lừ (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Ban Giám hiệu nhà trường kết hợp với Ban phụ huynh kiểm tra chất lượng thực phẩm đầu vào hằng ngày. Đoàn giám sát thực hiện nhiệm vụ luôn đầy đủ 5 thành phần: Ban Giám hiệu, nhân viên kế toán, nhân viên y tế, giáo viên trực và Ban phụ huynh. Việc giám sát được tiến hành song hành theo kế hoạch và đột xuất khi vào bữa ăn, lúc chế biến hay khi giao – nhận thực phẩm. Ngoài ra, nhà trường thường xuyên lấy ý kiến phụ huynh về thành phần các bữa ăn, đơn vị cung cấp để bảo đảm chất lượng bữa ăn cho trẻ.

Theo bà Phạm Thị Hòa, Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông, vai trò của phụ huynh rất quan trọng trong việc giám sát để bảo đảm chất lượng thực phẩm. Phụ huynh sẽ là người sát sao nhất với chất lượng thực phẩm vì sức khỏe của chính con em họ. Vì vậy, quận khuyến khích phụ huynh tăng cường giám sát, kiểm tra chéo đối với các trường học trên cùng địa bàn. Mặt khác, yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp Phòng Y tế và lực lượng chức năng của quận thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Cụ thể, kiểm tra năng lực, trách nhiệm của các đơn vị cung cấp thực phẩm, cung cấp suất ăn, nước uống… Bên cạnh đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn duy trì việc gắn camera giám sát tại khu vực chế biến thức ăn, kiên quyết chấm dứt hợp đồng với các đơn vị không bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm.

Phát huy vai trò giám sát đột xuất

Ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục An toàn, vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho rằng, để phụ huynh tham gia giám sát an toàn thực phẩm tại các nhà trường là điều rất cần thiết. Dù không có chuyên môn, không có công cụ, nhưng bằng mắt thường, phụ huynh có thể quan sát thực phẩm có tươi hay không, có bị dập nát, biến chất, đổi màu, có mùi vị lạ hay đã hết hạn sử dụng. Ngoài việc kiểm tra dụng cụ, bát đĩa sử dụng trong chế biến, đựng thức ăn có bảo đảm vệ sinh, phụ huynh có thể đối chiếu với giấy tờ để biết được đơn vị cung cấp có nhập nguyên liệu, thực phẩm đúng với hợp đồng hay không.

Ông Trần Ngọc Tụ cũng lưu ý, các trường học có bếp ăn tập thể phải thực hiện nghiêm túc hợp đồng có thỏa thuận chặt chẽ với các đơn vị cung cấp suất ăn bán trú và đơn vị cung ứng thực phẩm, rau an toàn. Ngoài ra, các trường nên phát huy vai trò giám sát thường xuyên và đột xuất của ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc phối hợp tổ chức bữa ăn bán trú, giám sát nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm của nhà cung cấp, quy trình phân chia và định lượng suất ăn. Mặt khác, các trường học nên nghiêm túc thực hiện việc lưu mẫu thức ăn, sổ kiểm thực 3 bước theo đúng quy định. Việc làm này sẽ giúp truy xuất được nguồn gốc thực phẩm khi cần. Ngoài ra, bất cứ sản phẩm nào mà ban phụ huynh hay nhà trường nghi ngờ về chất lượng đều có thể lưu lại, Chi cục An toàn, vệ sinh thực phẩm Hà Nội sẽ hỗ trợ xét nghiệm kiểm tra.

Còn theo ông Trần Văn Châu, Trưởng phòng Công tác thanh tra, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), đường dây nóng: 0243.2321556 hoặc 0911.811.556 tiếp nhận thông tin liên quan đến vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm hoạt động 24/24 giờ hằng ngày. Chính vì vậy, phụ huynh khi nghi ngờ chất lượng thực phẩm cung cấp cho trường học không bảo đảm an toàn hay có thông tin về đơn vị cung cấp thực phẩm không tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm hãy gọi tới đường dây nóng. Cục An toàn thực phẩm sẽ tiến hành thanh tra đột xuất và có thể trực tiếp đến trường để kiểm tra, mà không thông qua địa phương.

Theo hanoimoi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *