Các bác sĩ Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai vừa kịp thời cứu sống bệnh nhi N.Q.V. (12 t.uổi, ngụ TP.Biên Hòa).
Hiện bệnh nhân N.Q.V. đang dần ổn định sức khỏe, tiếp tục được các bác sĩ, điều dưỡng theo dõi, chăm sóc
Theo lời kể của gia đình bệnh nhân, trong lúc đi xe máy, V. gặp tai nạn giao thông, có khả năng thành bụng đ.ập mạnh vào bức tường nên gây c.hảy m.áu trong ổ bụng, người mệt mỏi. Bệnh nhân được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương, sốc mất m.áu.
Ngay lập tức, bệnh viện đã bật hệ thống báo động đỏ, huy động các bác sĩ tiến hành hồi sức, cấp cứu, truyền dịch, truyền m.áu cho bệnh nhân. Tiếp đó, bệnh nhân được chụp CT để phát hiện tổn thương và được chỉ định phải mổ cấp cứu mới giữ được tính mạng.
Quá trình phẫu thuật khi mở ổ bụng, các bác sĩ phát hiện trong ổ bụng bệnh nhân ngập m.áu (khoảng 3 lít m.áu). Tiến hành thám sát toàn ổ bụng, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị đứt động mạch mạc treo đại tràng trên, m.áu vẫn đang tiếp tục chảy trong ổ bụng. Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành khâu cột, rửa sạch ổ bụng và dẫn lưu. Trong quá trình cấp cứu, phẫu thuật, bệnh nhân được truyền 12 đơn vị m.áu.
Đến ngày 22-10, sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định, không còn nhờ đến máy thở và ngưng sử dụng các loại thuốc chống sốc.
Tin, ảnh: Hạnh Dung
Theo baodongnai
Quy trình báo động đỏ giúp cứu sống bệnh nhân bị dao đ.âm x.uyên bụng
Ngày 13/10, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, bệnh viện vừa cứu sống trường hợp bệnh nhân Phùng Văn C (32 t.uổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội) bị sốc mất m.áu do dao đ.âm t.hấu bụng nhờ kịp thời kích hoạt hệ thống báo động đỏ nội viện.
Bệnh nhân được cứu sống nhờ hệ thống báo động đỏ nội viện. Ảnh: BV
Được đưa vào bệnh viện trong tình trạng đa chấn thương nặng vì dao đ.âm, bệnh nhân Phùng Văn C lập tức được tiến hành siêu âm tại giường, làm các xét nghiệm. Kết quả khám cho thấy bệnh nhân bị sốc trụy mạch do mất m.áu cấp, vết thương thấu từ sườn lưng vào bụng.
Nhận thấy đây là trường hợp nguy kịch, sẽ nguy hiểm đến tính mạng nếu không được mổ cấp cứu ngay lập tức nên các bác sĩ đã quyết địn kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện. Chỉ trong vòng 10 phút ngay sau khi kích hoạt, tất cả đội ngũ y, bác sĩ đã có mặt đầy đủ. Bác sĩ Trần Ngọc Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện và ê kip khẩn trương bắt tay vào mổ cấp cứu cho bệnh nhân. Nhận thấy vết thương của bệnh nhân sâu do dao đ.âm x.uyên qua cơ thắt lưng, làm rách thận và lá lách; trong ổ bụng bệnh nhân có khoảng 1,5 lít m.áu đông; các bác sĩ đã tiến hành cắt lách và cấy lách tự thân, khâu và bảo tổn thận trái, xử lý vết thương vùng cơ thắt lưng, lau rửa ổ bụng lấy hết m.áu đông cho bệnh nhân.
Sau hơn 2 tiếng đồng hồ nỗ lực của các bác sĩ, ca mổ đã thành công, giành lại được sự sống cho bệnh nhân khỏi bàn tay tử thần.
Báo động đỏ là quy trình phối hợp, hỗ trợ khẩn cấp nhằm can thiệp ngoại khoa cấp cứu người bệnh trong tình trạng nguy kịch, ảnh hưởng đến tính mạng. Mục tiêu là vừa hồi sức vừa tiến hành can thiệp phẫu thuật cấp cứu ngay cho người bệnh. Quy trình này yêu cầu toàn bộ đội ngũ nhân viên hồi sức, phẫu thuật và các chuyên khoa liên quan phải có mặt ngay tại phòng mổ trong thời gian sớm nhất, có thể bỏ qua một số khâu của quy trình cấp cứu thông thường như hội chẩn, chờ hồi sức nội khoa ổn định, xét nghiệm m.áu, Xquang, siêu âm…
TN/Báo Tin tức